Sri Lanka mở lại các cơ quan chính phủ vào thứ 6 hằng tuần
Ngày 2/8, Nội các Sri Lanka thông báo hủy bỏ thông tư về việc cho phép các nhân viên công vụ nghỉ làm vào mỗi thứ 6 hằng tuần.
Các phương tiện xếp hàng chờ bơm xăng tại Pugoda, Sri Lanka, ngày 23/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Nội các Bandula Gunawardena nêu rõ chính phủ nước này hồi tháng 6 đã quyết định đóng cửa các cơ quan chính phủ vào mỗi thứ 6 hằng tuần do thiếu nhiên liệu khiến người dân gặp khó khăn trong việc di chuyển tới các địa điểm làm việc.
Tuy nhiên, các phương tiện giao thông công cộng đang hoạt động bình thường trở lại. Ủy ban Giao thông Sri Lanka thuộc sở hữu nhà nước đã triển khai 800 xe buýt nhằm nâng cao năng lực vận tải. Hiện nay, các chuyến tàu hỏa cũng đã nối lại hoạt động. Tình trạng người dân phải xếp hàng đổ xăng cũng đã giảm bớt.
Trong diễn biến cùng ngày, Chính phủ Sri Lanka đã đưa ra ưu đãi, theo đó cho phép người dân của quốc gia Nam Á này đang làm việc, lao động tại nước ngoài được mua xe điện miễn thuế nhằm khuyến khích họ gửi tiền về nước cũng như nhằm tăng nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt.
Video đang HOT
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Lao động nước ngoài Manusha Nanayakkara nhấn mạnh: “Chính phủ Sri Lanka đang đưa ra ưu đãi chưa từng có để khuyến khích kiều bào gửi ngoại hối về nước thông qua hệ thống ngân hàng hợp pháp”. Tuy nhiên, công dân Sri Lanka đang làm việc tại nước ngoài sẽ chỉ có thể sử dụng một nửa số tiền họ chuyển về để mua sắm, với mức chi tiêu tối đa có thể là 65.000 USD. Trong khi đó, những người gửi về nước số tiền nhỏ hơn có thể mua đồ gia dụng miễn thuế tại sân bay.
Hiện có trên 2 triệu công dân Sri Lanka đang làm việc ở nước ngoài. Theo chính sác ưu đãi trên, họ sẽ được miễn lệnh cấm và được miễn thuế khi mua ô tô điện và xe máy điện mang về nước. Trước khi có lệnh cấm nhập khẩu xe vào tháng 3/2020 khi đại dịch COVID-19 bắt đầu tác động tới nền kinh tế của đảo quốc này, các mức đánh thuế dao động từ khoảng 5.000 USD đến gần 50.000 USD, tùy thuộc vào từng mẫu xe.
Quyền tổng thống Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp
Theo thông báo của Chính phủ Sri Lanka vào cuối ngày 17-7, quyền Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh bất ổn xã hội và khủng hoảng kinh tế đang bao trùm quốc gia này.
Nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài tòa nhà Quốc hội Sri Lanka - Ảnh: REUTERS
"Việc bảo vệ trật tự công cộng và duy trì các nguồn cung hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của người dân là rất cần thiết", Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Chính phủ Sri Lanka.
Ngày 13-7, trên cương vị quyền tổng thống, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp, sau khi cựu tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ chạy sang Maldives.
Ông Rajapaksa trốn ra nước ngoài để thoát khỏi vòng vây người biểu tình phản đối chính phủ. Ông đã đến Singapore trên chuyến bay khởi hành từ Maldives sau khi rời khỏi Sri Lanka, rồi gửi email thông báo quyết định từ chức.
Ngày 14-7, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Mahinda Yapa Abeywardenena xác nhận đã nhận được email thông báo từ chức của ông Rajapaksa. Một ngày sau, đơn từ chức của ông Rajapaksa được Quốc hội chấp thuận.
Quốc hội Sri Lanka đã họp ngày 16-7 để bắt đầu quá trình bầu tổng thống mới. Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena cho biết sẽ tiến hành bầu tổng thống mới vào ngày 20-7 sau khi tiếp nhận các đề cử trong ngày 19-7.
Nguồn ngoại tệ cạn kiệt khiến Sri Lanka không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có.
Người Sri Lanka đã nhiều tháng chịu cảnh thiếu lương thực, nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại nước này đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây.
Khủng hoảng kinh tế dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ. Người biểu tình đã chiếm luôn tòa nhà và văn phòng tổng thống, buộc lãnh đạo cao nhất phải từ chức.
Cựu tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết ông đã "làm tất cả các biện pháp có thể" để ngăn chặn cuộc khủng hoảng kinh tế đang lan rộng.
Quyền Tổng thống Ranil Wickremesinghe là một trong những ứng cử viên hàng đầu cho chiếc ghế tổng thống, nhưng ông Wickremesinghe cũng là đồng minh của cựu tổng thống Rajapaksa. Người biểu tình cũng phản đối ông Wickremesinghe, dẫn đến viễn cảnh bất ổn gia tăng nếu ông Wickremesinghe được bầu làm tổng thống.
Dinh thự xa hoa của tổng thống và nỗi khốn khổ của người dân Sri Lanka Mỗi ngày trôi qua, người dân Sri Lanka càng thêm khốn khổ. Đa số họ ăn không đủ no, không có xăng để di chuyển, không đủ thuốc men để chữa bệnh. Khi những người biểu tình xông vào dinh thự tổng thống hôm 10/7, họ chứng kiến một cảnh tượng choáng ngợp. Hồ bơi rộng. Những món nội thất xa xỉ. Phòng...