Sri Lanka mở cửa thị trường cho các công ty xăng dầu nước ngoài
Sri Lanka kêu gọi các doanh nghiệp xăng dầu nước ngoài tham gia nhập khẩu, phân phối và bán các sản phẩm xăng dầu tại Sri Lanka trong bối cảnh quốc đảo Ấn Độ Dương này đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất trong hàng chục năm qua.
Người dân xếp những bình ga đã sử dụng trên một tuyến đường để phản đối tình trạng thiếu nhiên liệu và khí đốt ở Colombo, Sri Lanka, ngày 7/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Việc Sri Lanka quyết định mở cửa thị trường xăng dầu cho các công ty nước ngoài là nhằm giải quyết tình trạng thiếu xăng dầu nghiêm trọng mà nước này đang phải đối mặt.
Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng Sri Lanka, Kanchana Wijesekera cho biết nước này ngày 26/7 đã cho ra mắt một quảng cáo nhằm thu hút sự quan tâm của các công ty xăng dầu nước ngoài nhập khẩu, phân phối và bán các sản phẩm xăng tại Sri Lanka.
Video đang HOT
Tháng trước, Sri Lanka cũng đã quyết định cho phép các doanh nghiệp xăng dầu trong nước nhập khẩu và bán các sản phẩm nhập khẩu khi nước này đang tìm cách đảm bảo nguồn cung xăng và dầu diesel.
Sự tham gia của các công ty nước ngoài vào thị trường dầu mỏ của Sri Lanka sẽ chấm dứt tình trạng độc quyền của công ty con thuộc Tập đoàn dầu khí Ceylon của Ấn Độ, vốn đang kiểm soát 80% thị trường với mạng lưới 1.190 trạm xăng dầu ở Sri Lanka.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã sau khi cạn kiệt ngoại tệ và không thể nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây.
Đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka
Theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp người Việt đặc biệt khó khăn.
"Trong bối cảnh tình hình Sri Lanka có những diễn biến phức tạp, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã chủ động theo dõi sát tình hình sở tại, yêu cầu cơ quan chức năng Sri Lanka đảm bảo an ninh, an toàn cho công dân Việt Nam tại Sri Lanka", bà Hằng tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao hôm 21/7.
Theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, trước đây, khoảng 300 người Việt Nam sinh sống tại quốc gia Nam Á này. Tuy nhiên, nhiều người đã về nước.
Đời sống của công dân Việt Nam tại Sri Lanka cũng bị ảnh hưởng do thiếu ga, thiếu điện, thiếu nhiên liệu và giá cả sinh hoạt tăng cao, bà Hằng cho biết.
Tài xế Sri Lanka xếp hàng chờ mua xăng tại Colombo hồi tháng 4. Ảnh: AP.
"Đại sứ quán đã thường xuyên thăm hỏi, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho một số trường hợp đặc biệt khó khăn, tổ chức tặng quà, động viên cộng đồng người Việt Nam tại Sri Lanka đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn, đồng thời thông báo cho bà con đường dây nóng của đại sứ quán để liên hệ trong trường hợp cần sự giúp đỡ", bà Hằng nói.
"Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka sẽ tiếp tục duy trì trao đổi với các đầu mối của cộng đồng, lên kế hoạch và kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ bà con trong điều kiện cho phép", bà bổ sung.
Sri Lanka đang trải qua khủng hoảng chính trị và kinh tế trầm trọng. Khả năng quản lý kinh tế yếu kém của chính phủ đã gây ra tình trạng thiếu hụt ngoại tệ, khiến nước này không thể nhập khẩu cả các mặt hàng thiết yếu. Các cuộc biểu tình của người dân đã buộc cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức và bỏ chạy ra nước ngoài.
Sri Lanka định ngừng in tiền khi lạm phát tăng vọt lên gần 60% Trong tình hình đã hết USD để mua nhiên liệu và đang in đồng rupee để trả lương, Sri Lanka định ngừng in đồng nội tệ để ngăn chặn lạm phát đang tăng nhanh nhất châu Á. Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka ngày 17/6. Ảnh: THX/TTXVN Theo Bloomberg ngày 5/7, trước khi rà soát chính sách...