SR-72: “Kẻ thay thế” SR-71 “Blackbird” sẽ đạt vận tốc siêu khủng Mach6
Bộ phận nghiên cứu cao cấp (Skunk Works) của công ty Lockheed Martin – Hoa Kỳ, đã công bố chi tiết mới về kế hoạch nghiên cứu máy bay siêu thanh SR-72, nhằm thay thế cho loại máy bay trinh sát nổi tiếng đã từng tham chiến ở Việt Nam là SR-71 “Blackbird”.
Ngày 01-11, tờ báo này dẫn nguồn tin của truyền thông Mỹ nói rằng, sau nhiều năm thăng trầm, công ty Lockheed – Martin Hoa Kỳ, lại tiếp tục đưa ra kế hoạch chế tạo máy bay siêu thanh SR-72, nhằm thay thế cho loại máy bay trinh sát SR-71 “Blackbird” nổi tiếng của Mỹ, đã từng tham chiến ở Việt Nam.
Mô hình đồ họa của SR-72
SR-72 là sản phẩm liên kết chế tạo của công ty Lockheed Martin và lực lượng hải quân Mỹ, thuộc chương trình chế tạo thiết bị bay siêu thanh, là thế hệ kế tục của thiết bị bay HTV-2 Falcon, được xây dựng trên nền tảng của thiết kế thiết bị bay siêu thanh HTV-3X.
Thiết bị bay siêu thanh HTV-2 Falcon
Tham vọng của chương trình HTV là chế tạo một thiết bị bay siêu thanh với vận tốc lên tới Mach20 nhưng cả 2 lần phóng thử với vận tốc này đều đã thất bại. Thế nhưng ít nhất là ứng dụng trong kế hoạch phát triển SR-72 thì nó rất khả quan vì hiện nay nhiều thiết bị bay của Mỹ đã đạt được tới vận tốc Mach5-Mach8.
Video đang HOT
Thiết bị bay siêu thanh HTV-3X
Mẫu máy bay này dự kiến sẽ ra mắt vào đầu năm 2018. Chiếc máy bay chiến đấu này có hai động cơ, tốc độ của nó sẽ đạt 6 lần tốc độ âm thanh, gấp hai lần máy bay trinh sát SR-71 “Blackbird” nổi tiếng của Mỹ. Nó đựơc tích hợp cả hai tính năng trinh sát và tấn công.
Máy bay trinh sát SR-71 “Blackbird”
Kể từ thập niên 1960, công ty Lockheed Martin luôn có ý định chế tạo một máy bay thay thế máy bay trinh sát SR-71. Cuối cùng, công ty này cũng đã tiết lộ chi tiết và hình ảnh mới về SR-72, nó mang theo vũ khí phóng từ khu vực giao lộ giữa bầu khí quyển và không gian.
Mô hình đồ họa của SR-72
Theo chuyên gia, máy bay trinh sát thế hệ mới của Mỹ và máy bay ném bom chiến lược tầm xa lớp mới của Nga nghiên cứu có sự khác biệt về bản chất. Máy bay lớp mới của Nga do cục thiết kế Tupolev phát triển, chủ yếu sử dụng công nghệ cận âm và tàng hình.
Máy bay trinh sát SR-71 “Blackbird”
Loại máy bay ném bom chiến lược này sẽ bắt đầu được trang bị cho quân đội Nga vào năm 2020, để thay thế cho máy bay Tu-95MS Bear, Tu-160 Blackjack và Tu-22M3 Backfire C đang phục vụ trong quân đội Nga.
Theo ANTD
NASA sắp phóng tàu nghiên cứu khí quyển sao Hỏa
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa cho biết họ đang thực hiện đúng kế hoạch để phóng tàu thăm dò Maven đến sao Hỏa vào giữa tháng này, nhằm tìm hiểu nguyên nhân tại sao hành tinh đỏ đánh mất bầu khí quyển của nó.
Tàu Maven sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho sao Hỏa mất khí quyển - Ảnh: NASA
Theo AFP, con tàu vũ trụ không người lái dự kiến sẽ rời trái đất vào ngày 18.11 tới, lúc 13 giờ 38 phút (giờ địa phương, tức 0 giờ 39 phút rạng sáng 19.11 theo giờ VN).
Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ trong chuyến du hành kéo dài 10 tháng, tàu thăm dò sẽ đến sao Hỏa vào cuối tháng 9.2014, để bắt đầu sứ mệnh trên quỹ đạo hành tinh đỏ từ tháng 11, các nhà khoa học của NASA cho hay.
Tàu sẽ bay ở quỹ đạo có độ cao cách bề mặt sao Hỏa 6.115 km và trong suốt sứ mệnh, nó sẽ có năm lần hạ xuống độ cao 125 km.
Con tàu mang tên Maven, viết tắt của Sứ mệnh Khí quyển và Tiến hóa bất ổn của sao Hỏa được trang bị ba bộ công cụ giúp phát hiện những thay đổi của thượng tầng khí quyển hành tinh đỏ.
Theo AFP, tàu Maven không được giao nhiệm vụ săn tìm khí methane, dấu chỉ báo hiệu có sự tồn tại của các vi sinh vật hay các chất hữu cơ.
Vào ngày 5.11, Ấn Độ dự kiến sẽ thực hiện sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa lần đầu tiên của mình. Tàu Mars Orbiter sẽ mang theo năm thiết bị khoa học do Ấn Độ chế tạo để nghiên cứu khí quyển sao Hỏa, nhằm tìm kiếm dấu vết của khí methane; chụp các bức ảnh màu của hành tinh đỏ và tìm xem liệu có nước trên đó hay không.
Trước đó, tàu thăm dò Curiosity cũng thuộc NASA đang có mặt trên sao Hỏa đã đưa ra kết luận, hầu như không có khí methane trên hành tinh này.
Trong khi sứ mệnh mới của tàu Maven sẽ cung cấp thêm hiểu biết về việc vì sao hành tinh đỏ lại có một sự thay đổi lớn về bầu khí quyển của nó như vậy.
Bầu khí quyển sao Hỏa hiện nay quá lạnh, quá mỏng để có thể hỗ trợ cho sự hiện diện của nước ở thể lỏng, chuyên gia về khí quyển học Bruce Jakosky thuộc Đại học Colorado (Mỹ) nói với AFP.
Maven sẽ nhấn trọng tâm vào lịch sử tiến hóa của khí quyển trên sao Hỏa và tìm hiểu liệu bầu khí quyển trên đó có từng hỗ trợ cho sự sống hay không, Bruce Jakosky cho hay.
Cũng theo ông này thì con tàu trị giá 671 triệu USD, nếu bay đến quỹ đạo sao Hỏa thành công thì nó có thể đủ nhiên liệu để kéo dài hoạt động đến gần một thập niên.
Được biết, Maven là một phần của chương trình đầy tham vọng, bao gồm nhiều tàu thăm dò, và xe tự hành được phóng tới sao Hỏa để thu thập dữ liệu, nhằm dọn đường cho sứ mệnh đưa người bay đến hành tinh này sẽ diễn ra vào những năm 2030, NASA cho biết.
Tàu Maven nặng 2.453 kg sẽ được tên lửa đẩy Atlas V 401 đưa lên không gian từ Căn cứ không quân Cape Canaveral ở Florida, Mỹ.
Theo TNO
Nga trục vớt thiên thạch nặng nửa tấn từ vụ nổ sao băng Thợ lặn Nga hôm nay 16/10 đã trục vớt từ hồ ở vùng Urals khối đá nặng nửa tấn được cho là thiên thạch trong vụ mưa sao băng hồi tháng 2, khiến 1.200 người bị thương. Công cuộc trục vớt được tiến hành 8 tháng sau vụ nổ sao băng kinh hoàng, làm bầu trời vùng Chelyabinsk, miền trung Nga rực sáng,...