SpaceX mất khoảng 40 vệ tinh vừa phóng vì bay vào bão mặt trời
Nhóm vệ tinh vừa được phóng hôm 3/2 của SpaceX đang lộn nhào khỏi quỹ đạo sau khi bị bão mặt trời tấn công.
Thông báo của SpaceX ngày 9/2 cho hay do không may bị phóng thẳng vào vùng bão mặt trời, có đến 40 trong số 49 vệ tinh nhỏ của hãng này đã bị mất kiểm soát, rơi ngược trở lại bầu khí quyển và bốc cháy, hoặc sắp sửa chịu số phận như vậy.
SpaceX cho biết một ngày sau khi phóng loạt vệ tinh, bão địa từ xuất hiện khiến bầu khí quyển trở nên dày đặc hơn. Điều này làm tăng lực cản đối với các vệ tinh Starlink.
Nhóm điều khiển ở trái đất đã cố gắng cứu các vệ tinh nhỏ bằng cách đưa chúng vào chế độ “ngủ đông”, đồng thời lái chúng bay theo cách giảm thiểu lực cản nhất có thể. Thế nhưng, do sức hút của khí quyển quá lớn, các vệ tinh đã không thể hoạt động trở lại để bay lên quỹ đạo khác ổn định hơn.
Video đang HOT
SpaceX vẫn còn gần 2.000 vệ tinh Starlink quay quanh trái đất và cung cấp dịch vụ internet đến những nơi xa xôi trên thế giới. Chúng bay quanh trái đất ở độ cao 550km.
Các vệ tinh khi bị bão mặt trời tấn công đã ở trong vị trí tạm thời. SpaceX cố tình phóng chúng lên quỹ đạo thấp bất thường như vậy, nhằm giúp những mảnh thiết bị nhanh chóng quay trở lại bầu khí quyển, cũng như không gây đe dọa đến những tàu vũ trụ khác.
Theo công ty vũ trụ của Mỹ, những vệ tinh “yểu mệnh” này sẽ không gây nguy hiểm ở trên quỹ đạo hay dưới mặt đất. Mỗi vệ tinh nặng chưa đến 260kg.
SpaceX mô tả vụ thiệt hại hàng chục vệ tinh Starlink bị mất là một tình huống hy hữu.
Bão địa từ xảy ra khi mặt trời hoạt động cường độ cao, phóng ra các tia nổ trông giống như chùm pháo sáng. Bão địa từ có thể dẫn các luồng plasma của mặt trời lao ra ngoài không gian và hướng về Trái đất.
Kể từ khi phóng vệ tinh Starlink đầu tiên vào năm 2019, ông chủ Elon Musk đã đặt mục tiêu gây dựng một “chòm sao” gồm hàng nghìn vệ tinh để tăng cường hiệu quả dịch vụ internet. SpaceX đang cố gắng giúp khôi phục dịch vụ internet cho Tonga sau vụ phun trào núi lửa và sóng thần kinh hoàng hồi tháng 1.
Lý do Trung Quốc phản ứng gay gắt vụ suýt va chạm vệ tinh Mỹ
Vụ việc gần va chạm giữa vệ tinh của công ty SpaceX (Mỹ) và trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc với sự lên án mạnh mẽ từ Bắc Kinh đã phần nào cho thấy nỗi lo lắng của Trung Quốc.
Vệ tinh Starlink của SpaceX. Ảnh: Space.com
Trạm vũ trụ của Trung Quốc đã buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm vào vệ tinh Starlink của SpaceX đã đi vào phạm vi 4 km nguy cơ. Bắc Kinh sau đó gửi một lá thư đến Liên hợp quốc phàn nàn về hai vụ việc này.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) ngày 30/12 đưa tin rằng 2 vụ gần va chạm xảy ra vào tháng 7 và tháng 10 đã cho thấy sự quan ngại của Bắc Kinh về việc quỹ đạo Trái Đất tầm thấp trở nên "chật chội" với sự hiện diện của các vệ tinh và mảnh rác vũ trụ có thể gia tăng nguy cơ tai nạn nghiêm trọng.
Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Washington tránh vụ việc tương tự. Từ năm 2019, SpaceX đã phóng trên 1.900 vệ tinh lên vũ trụ và dự kiến đến khi chương trình của công ty được hoàn thành thì sẽ có tổng cộng 42.000 vệ tinh trong quỹ đạo.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Trung Quốc nhận định với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng: "Nếu các vệ tinh của SpaceX chiếm phần lớn quỹ đạo gần Trái Đất thì sẽ không còn nhiều cơ hội cho những quốc gia khác có thể phóng vệ tinh riêng".
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Zhou Chenming tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh đánh giá các vệ tinh Starlink có thể được chuyển đổi để theo dõi tên lửa Trung Quốc nhưng về ngắn hạn không phải là mối đe dọa với Bắc Kinh.
Chuyên gia về khoa học và công nghệ vũ trụ Huang Zhicheng chia sẻ với tờ Global Times rằng có khả năng vệ tinh Starlink được sử dụng để kiểm tra năng lực của Trung Quốc trong vũ trụ xem liệu thiết bị của nước này có thể chuyển động chính xác.
Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống mặt trăng và nguy cơ ô nhiễm vũ trụ Giới chuyên môn cho rằng sự việc sắp xảy ra trên mặt trăng là lời cảnh tỉnh rằng đã đến lúc cần có quy định liên quan rác thải vũ trụ. Vệ tinh DSCOVR được tên lửa Falcon 9 phóng lên vào ngày 11.2.2015. Ảnh AFP Hãng AFP ngày 27.1 đưa tin một đoạn tên lửa của hãng SpaceX (Mỹ) phóng lên cách...