SpaceX được phép phóng trở lại vệ tinh bằng tên lửa Falcon 9
Ngày 26/7, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cho phép tên lửa Falcon 9 của Tập đoàn SpaceX được phóng trở lại sau khi bị đình chỉ do sự cố hiếm gặp trong vụ phóng cách đây 2 tuần.
Trụ sở công ty SpaceX tại Hawthorne, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Falcon 9, tên lửa được sử dụng nhiều nhất thế giới để đưa vệ tinh và phi hành gia vào quỹ đạo, đã gặp phải sự cố bất thường trong lần phóng ngày 11/7. Tên lửa vỡ tan trên không trung và làm hỏng toàn bộ vệ tinh Starlink mà nó mang theo. Đây là sự cố đầu tiên sau hơn 7 năm của một tên lửa được ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu tin dùng. Sau vụ việc, Falcon 9 đã bị đình chỉ hoạt động.
Sau khi điều tra sự cố, FAA đã xác định “không có vấn đề an toàn phổ biến nào liên quan đến sự cố này” và tên lửa Falcon 9 “có thể được phóng trở lại, trong khi cuộc điều tra chung vẫn đang được mở”.
Về phần mình, Tập đoàn SpaceX của tỷ phú Elon Musk cho biết rò rỉ oxy lỏng đã khiến một trong các bộ phận động cơ bị làm mát quá mức và làm hỏng phần cứng của động cơ. SpaceX cho biết đã sẵn sàng đưa tên lửa trở lại quỹ đạo sớm nhất vào ngày 27/7.
Lần gần đây nhất một tên lửa Falcon 9 gặp sự cố nghiêm trọng là vào tháng 9/2016, khi tên lửa phát nổ trên bệ phóng. Trước đó, tháng 6/2015, tầng thứ hai của tên lửa Falcon 9 đã tan rã chỉ 2 phút sau khi cất cánh, dẫn đến mất mát thiết bị quan trọng chuẩn bị lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Video đang HOT
Falcon 9 là tên lửa duy nhất của Mỹ có khả năng đưa phi hành đoàn của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lên ISS. NASA dự kiến sẽ đưa nhóm phi hành gia tiếp theo trên trạm ISS vào tháng 8, bằng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX sử dụng tên lửa này.
Mỹ đình chỉ phóng tên lửa Falcon 9 sau vụ nổ trong không gian
Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) tối 12/7 đã đình chỉ hoạt động phóng Falcon 9 sau khi tên lửa của SpaceX bị nổ tung trong không gian và làm hỏng lô vệ tinh Starlink mà tên lửa này mang theo lên quỹ đạo.
Đây là thất bại đầu tiên mà Falcon 9 gặp phải trong hơn 7 năm qua.
Tên lửa Falcon 9 mang theo các vệ tinh Starlink được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida, Mỹ ngày 27/2/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Khoảng một giờ sau khi cất cánh từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở bang California (Mỹ) vào tối 11/7 (theo giờ địa phương), động cơ tầng 2 của tên lửa Falcon 9 đã không thể khởi động và theo đó buộc phải phóng 20 vệ tinh Starlink vào quỹ đạo thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Điều này sẽ khiến các vệ tinh rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy.
Trong một bài đăng sau đó trên mạng xã hội X, ông Elon Musk - Giám đốc điều hành SpaceX - giải thích rằng: "Nỗ lực tái khởi động động cơ trong không gian đã dẫn đến hiện tượng RUD động cơ vì những lý do hiện chưa rõ". Trong báo cáo ban đầu, SpaceX cho biết sự cố ở tầng hai tên lửa Falcon 9 xảy ra sau khi các kỹ sư phát hiện rò rỉ oxy lỏng, nhiên liệu tạo ra lực đẩy.
RUD là từ viết tắt của "Rapid Unscheduled Disassembly", thuật ngữ trong ngành công nghiệp vũ trụ để mô tả một vụ nổ bất ngờ của tên lửa hoặc tàu vũ trụ trong không gian. Đây là sự cố hiếm gặp nhưng nghiêm trọng với bất kỳ công ty vũ trụ nào. Sự cố này có thể gây ra thiệt hại về tài sản, thương vong và làm chậm tiến độ của các chương trình vũ trụ.
SpaceX cho biết độ cao các vệ tinh quá thấp, đến mức lực hấp dẫn của Trái đất kéo chúng xuống 5km gần hơn về phía bầu khí quyển. Những vệ tinh này sẽ "tái nhập bầu khí quyển của Trái Đất và biến mất hoàn toàn".
Theo khẳng định của SpaceX, các vệ tinh gặp sự cố không gây ra mối đe dọa nào đối với người dân. Công ty không dự báo thời điểm những vệ tinh này sẽ rơi trở lại Trái Đất, nhưng cho biết chúng sẽ xuất hiện dưới dạng những vệt sáng trên bầu trời, điều mà ông Elon Musk bình luận rằng sẽ "trông giống như hiện tượng sao băng".
Falcon 9 sẽ bị đình chỉ bay cho đến khi SpaceX hoàn tất điều tra nguyên nhân sự cố, sửa chữa tên lửa và nhận được sự chấp thuận của FAA. Quá trình này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng, tùy thuộc mức độ phức tạp của sự cố và kế hoạch khắc phục của SpaceX.
Nhiệm vụ bất thành của Falcon 9, tên lửa hoạt động tích cực nhất thế giới, đã chấm dứt chuỗi thành công hơn 350 nhiệm vụ liên tiếp, trong đó SpaceX duy trì vị trí thống trị trong ngành công nghiệp phóng vệ tinh. Nhiều quốc gia và công ty vũ trụ dựa vào công ty tư nhân trị giá khoảng 200 tỉ USD này để đưa vệ tinh và phi hành gia của họ lên vũ trụ.
Ông Elon Musk cho biết SpaceX đang cập nhật phần mềm của các vệ tinh Starlink để cải tiến hiệu suất hoạt động của các động cơ đẩy tên lửa, giúp chúng tránh rơi xuống bầu khí quyển Trái Đất và bốc cháy. Ông cũng lưu ý "điều này có thể sẽ không hiệu quả, nhưng đáng để thử".
Sự cố động cơ nói trên xảy ra trong nhiệm vụ thứ 354 của tên lửa Falcon 9 và lần thất bại đầu tiên của Falcon 9 kể từ năm 2016, khi một tên lửa phát nổ ngay trên bệ phóng ở Florida và phá hủy vệ tinh thông tin liên lạc của Israel - một khách hàng của SpaceX ở thời điểm đó.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ giám sát tất cả các sứ mệnh Falcon 9 của SpaceX. Người phát ngôn NASA nói: "SpaceX đã cung cấp thông tin và đưa NASA vào cuộc điều tra bất thường đang diễn ra của công ty để hiểu vấn đề và hướng đi sắp tới".
Thất bại nói trên có thể sẽ cản trở tần suất phóng Falcon 9 vốn đang ngày càng tăng của SpaceX. Trong năm 2023, Falcon 9 được phóng tới 96 lần - vượt số lần phóng hằng năm của mọi tên lửa gộp lại ở bất kỳ quốc gia nào.
Để so sánh, Trung Quốc (đối thủ không gian của Mỹ) thực hiện 67 sứ mệnh lên vũ trụ vào năm 2023 bằng nhiều tên lửa khác nhau.
Ông Will Whitehorn, Chủ tịch công ty đầu tư mạo hiểm Seraphim Space Investment Trust, bình luận: "Falcon 9 cực kỳ hiếm khi thất bại. Tỷ lệ thành công của Falcon 9 cao hơn rất nhiều so với hầu hết các loại tên lửa khác được phát triển".
Falcon 9 hiện là tên lửa duy nhất của Mỹ có khả năng đưa phi hành đoàn NASA lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). NASA dự kiến sẽ khởi động sứ mệnh phi hành gia tiếp theo của mình vào tháng 8, với tàu vũ trụ dành cho phi hành gia Crew Dragon của SpaceX.
Elon Musk bác tin bán Starlink cho Nga, Hungary nói Ukraine nên thành 'vùng đệm' Tỷ phú công nghệ Mỹ Elon Musk bác bỏ thông tin cho rằng công ty SpaceX của ông đã bán các thiết bị liên lạc vệ tinh Starlink cho quân Nga sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine. Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội X ngày 12/2, ông Musk viết: "Một số tin giả nói SpaceX đang bán...