S&P và Fitch hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của Ukraine
Các hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P và Fitch đã hạ bậc xếp hạng của Ukraine do tình hình căng thẳng với Nga.
Người dân Ukraine vượt biên sang Hungary để tránh xung đột, ngày 25/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, S&P ngày 26/2 hạ xếp hạng tín nhiệm của Ukraine từ mức B xuống B-, với triển vọng “tiêu cực”. Cơ quan này cảnh báo nguy cơ gián đoạn các lĩnh vực chính của Ukraine như xuất khẩu nông sản cũng như mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của nước này.
Trong thông báo, S&P cho rằng quyết định của Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đặt ra thêm “rủi ro đáng kể” đối với triển vọng kinh tế của Ukraine, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nước này.
Trước đó, ngày 25/2, Fitch đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Ukraine từ mức B xuống CCC, cho rằng biến động sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự làm tăng rủi ro đối với tình hình tài chính công của Ukraine.
Video đang HOT
Hãng Moodys cũng cho biết có thể sẽ hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của cả Ukraine và Nga.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày 26/2, Bộ Tài chính Ukraine cho biết Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cam kết ủng hộ nước này “bằng mọi cách có thể”. Trước đó, Chính phủ Ukraine đã đề nghị IMF “viện trợ khẩn cấp” ngoài chương trình viện trợ trị giá 2,2 tỷ USD hiện nay.
Nga - Ukraine "đấu khẩu" tại Liên Hợp Quốc vì chiến dịch quân sự của Moscow
Đại diện của Nga và Ukraine tại Liên Hợp Quốc tranh cãi qua lại trong cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an về căng thẳng Nga - Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya (trái) và người đồng cấp Nga Vassily Nebenzia (Ảnh: Reuters).
Theo AFP, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 24/2 đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp về tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya đã đề nghị hội đồng "làm mọi thứ có thể để ngăn chặn một cuộc chiến" chống lại Kiev.
"Trách nhiệm của cơ quan này nhằm ngăn chặn chiến tranh", ông Kyslytsya phát biểu trước hội đồng 15 thành viên. Theo AFP, cuộc họp được tổ chức ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine.
Đại sứ Kyslytsya thúc giục Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia - người đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an - kêu gọi "Tổng thống Putin, kêu gọi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov dừng các hành động quân sự".
Đại sứ Ukraine cũng kêu gọi Đại sứ Nga "từ bỏ ghế chủ tịch", và dùng những từ ngữ khá mạnh để chỉ trích động thái của Nga.
Trong một loạt các cuộc tranh cãi qua lại, Đại sứ Nebenzia nói rằng Nga chỉ đơn thuần thực hiện "một chiến dịch quân sự đặc biệt". "Đó không được gọi là chiến tranh", ông Nebenzia nói với người đồng cấp Ukraine.
Nhà ngoại giao Nga cho biết: "Tôi muốn nói rằng, chúng tôi không có động thái chống lại người dân Ukraine mà chống lại chính quyền đang nắm quyền ở Kiev".
Ông Nebenzia nói thêm, động thái của Nga nhằm bảo vệ dân thường tại các khu vực ly khai ở Đông Ukraine, những người đã phải "chống đỡ trước các cuộc pháo kích của Ukraine trong 8 năm qua". Ông cũng cáo buộc Ukraine là gốc rễ của cuộc khủng hoảng hiện tại vì "phá hoại các nghĩa vụ theo Thỏa thuận Minsk" khiến các lãnh đạo ly khai ở Donbass yêu cầu Nga hỗ trợ.
Sau khi kết thúc cuộc họp, Đại sứ Ukraine đã cáo buộc Nga vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và chỉ trích động thái giải thích của Đại sứ Nga chỉ là cố tình "chơi chữ".
Sau khi công nhận độc lập 2 vùng ly khai ở Đông Ukraine, Nga hôm nay thông báo tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Tổng thống Putin cho biết các vùng ly khai ở Đông Ukraine đã đề nghị Nga hỗ trợ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga khẳng định Nga không có kế hoạch "chiếm đóng" Ukraine, mà chỉ "phi quân sự hóa".
Cuộc sống "căng như dây đàn" của người Ukraine ở sát biên giới Nga Người dân Ukraine ở thành phố biên giới giáp Nga chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất khi căng thẳng khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các thành viên tham gia diễn tập quân sự tại Kharkiv, Ukraine ngày 11/12/2021 (Ảnh: Reuters). Người dân ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, cho biết họ hy vọng kịch...