S&P dự báo Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings vừa công bố báo cáo, trong đó dự báo Việt Nam đứng thứ 2 về tốc độ phục hồi kinh tế tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.
Sản xuất sản phẩm may mặc tại công ty Cổ phần may Tiên Hưng, huyện Kim Động, Hưng Yên. Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
S&P đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của các nền kinh tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 trong bối cảnh thương mại và chi tiêu tiêu dùng tăng. Theo báo cáo của S&P, tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 sẽ đạt mức 1,9% và 11,2% vào năm 2021. Cùng thứ hạng với Việt Nam là Đài Loan (Trung Quốc) với tăng trưởng GDP đạt mức 1% vào năm 2020 và 3% vào năm 2021. Trong khi đó, Trung Quốc đứng thứ nhất khi S&P nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của nước này từ mức 1,2% lên 2,1%, nhưng lại hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 từ mức 7,4% xuống 6,9%.
Theo S&P, mức giảm GDP lớn nhất trong số các nước và nền kinh tế ở khu vực là Philippines khi giảm 9,5% vào năm 2020, sau đó phục hồi và đạt mức tăng trưởng 9,6% vào năm 2021. Sau đó là Ấn Độ, nơi có nền kinh tế ước tính suy giảm 9% trong năm 2020, sau đó đạt mức tăng trưởng 10% vào năm 2021.
Nhìn chung, các chuyên gia của S&P kỳ vọng rằng GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ giảm 2% vào năm 2020 và chuyển sang tăng trưởng 6,9% trong năm sau.
Tình hình việc làm sẽ là yếu tố chính quyết định tốc độ phục hồi. S&P dự báo trong hầu hết các trường hợp, tỷ lệ việc làm sẽ trở lại mức như trước khi xảy ra dịch COVID-19 sớm nhất vào năm 2022. Ngoài ra, cần lưu ý rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ được thúc đẩy nhờ thương mại và sản xuất, nhưng để có được sự phục hồi hoàn toàn thì lĩnh vực dịch vụ cũng cần hoạt động tốt trở lại.
Nhu cầu dầu thô khu vực châu Á - Thái Bình Dương phục hồi chậm
Nhu cầu dầu thô khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phục hồi chậm, không khả quan như nhận định của Saudi Aramco đưa ra cuối tuần qua, trên cơ sở đó công ty đã quyết định giảm nhẹ giá bán tháng 9 đối với khu vực này (giảm 30 cents/thùng).
Mặc dù thị trường đã vượt qua đáy sụt giảm vào tháng 4, điểm sáng duy nhất tại khu vực là Trung Quốc, nước này đã tăng lượng nhập khẩu trong 3 tháng cuối lên mức gần 13 triệu bpd (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2019), tranh thủ gom hàng giá rẻ, nhu cầu các nước còn lại vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với trước khủng hoảng. Tuy nhiên, Trung Quốc từ tháng 7 bắt đầu cho thấy dấu hiệu bão hòa, nhất là sau khi giá Brent vượt mốc 46 USD/thùng.
Ấn Độ - nước nhập khẩu dầu thô số 2 châu Á trong tháng 7 cho thấy dấu hiệu phục hồi nhẹ, tăng 310.000 bpd so với tháng 6 lên 3,75 triệu bpd, tuy nhiên, vẫn thấp hơn 22% so với nhu cầu trước cách ly xã hội hồi tháng 2/2020. Ấn Độ hiện đang phải thắt chặt các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do số ca nhiễm mới tăng nhanh, trên 50.000/ngày.
Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore, tình hình cũng tương tự Ấn Độ - có dấu hiệu phục hồi nhất định, tuy nhiên tốc độ chậm và hiện nhu cầu vẫn thấp hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với nhiên liệu hàng không.
HNX nhắc nhở 7 tổ chức trước khi xem xét tạm dừng giao dịch có thời hạn Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ban hành thông báo nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường đối với các tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố báo cái tài chính soát xét bán niên 2020. Cụ thể, tổng cộng có 50 tổ chức đăng ký giao dịch chậm công bố thông tin quá 30 ngày so...