S&P 500 vẫn có tuần tăng mạnh nhất 8 tháng bất chấp lo ngại dịch corona
Mặc dù chứng khoán Mỹ giảm trong phiên 7/2, chỉ số S&P 500 chứng kiến tuần giao dịch khởi sắc nhất trong 8 tháng.
Tuần qua, Dow Jones vọt 3%, S&P 500 cộng 3% và Nasdaq Composite leo dốc 4%
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 7/2, khi lo ngại về tác động của virus corona đối với nền kinh tế Trung Quốc đã lấn át dữ liệu việc làm tốt hơn dự báo tại Mỹ.
Kết thúc phiên giao dịch này, chỉ số Dow Jones hạ 277,26 điểm (tương đương gần 1%) xuống 29.102,51 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,5% xuống 3.327,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng mất 0,5% còn 9.520,51 điểm.
Dow Jones vọt 3%, S&P 500 cộng 3% và Nasdaq Composite leo dốc 4% trong tuần qua.
Đà sụt giảm này đã làm kết thúc chuỗi leo dốc 4 phiên liên tiếp của các chỉ số chính trên sàn Phố Wall. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ vẫn ghi nhận tuần tăng mạnh bất chấp đà sụt giảm trong phiên cuối tuần.
Video đang HOT
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm 7/2 xác nhận 31.131 ca nhiễm virus ở nước này, với 636 ca tử vong. Những con số này đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc – lớn thứ 2 thế giới – sẽ bị ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã giảm từ 6,8% trong năm 2018 xuống còn 6,1% trong năm 2019.
Haibin Zhu, một chiến lược gia chứng khoán Trung Quốc tại JPMorgan, đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc xuống 1% trong quý đầu tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 7/2 thông qua Twitter cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, “tập trung vào việc lãnh đạo cuộc chiến chống lại virus corona”.
Cổ phiếu Caterpillar và Boeing – 2 cổ phiếu đại diện cho nền kinh tế toàn cầu lần lượt giảm 2,8% và 1,6%. Cổ phiếu Disney và Goldman Sachs cũng mất hơn 1%, qua đó gây sức ép lên Dow Jones. Các lĩnh vực nguyên vật liệu, công nghệ và y tế dẫn đầu đà sụt giảm của S&P 500 khi mỗi lĩnh vực đều giảm ít nhất 0,9%.
Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm virus và tử vong được đưa ra khi nhà đầu tư xem qua báo cáo việc làm mới nhất tại Mỹ. Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 225.000 việc làm trong tháng 1/2020, cao hơn dự báo 158.000 việc làm từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones. Tiền lương cũng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua dự báo trước đó.
Các cổ phiếu trên sàn Phố Wall quay đầu tăng mạnh trong hầu hết các phiên giao dịch tuần này khi các số liệu kinh tế tich cực lấn át lo ngại về sự bùng phát của virus corona. Các báo cáo khả quan hơn dự báo về lợi nhuận của các DN cũng như số liệu tích cực của kinh tế Mỹ đã giúp giảm bớt tâm lý sợ hãi trên thị trường, khi hy vọng ngày càng tăng rằng các ngân hàng trung ương và chính phủ trên thế giới có thể cắt giảm lãi suất và tung các gói kích thích kinh tế.
Tuy nhiên, Tom Hainlin của Ascent Private Capital Management, nhận xét: “Trong khi báo cáo cho thấy thị trường lao động mạnh mẽ, nó có thể không phản ánh các điều kiện kinh tế hiện tại nhất”.
S&P 500 đã tăng hơn 3% từ đầu tuần đến nay, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 6/2019. Dow Jones cộng 3% trong tuần qua, còn Nasdaq Composite vọt 4%.
Theo kinhtedothi.vn
2019 là năm rực rỡ nhất của chứng khoán Mỹ kể từ năm 2013
Trong phiên giao dịch ngày 31/12, thị trường chứng khoán Phố Wall đã khép lại năm 2019 rực rỡ với mức tăng cao nhất kể từ năm 2013 nhờ những kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.
Chứng khoán Mỹ ghi nhận năm thành công. Ảnh: TTXVN phát
Trong những thời khắc cuối cùng của phiên giao dịch, các chỉ số chính đều tăng điểm sau bài đăng trên trang Twitter cá nhân của Tổng thống Donald Trump, trong đó ông cho biết sẽ ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc tại Nhà Trắng vào tháng Một. Tổng thống Trump cũng cho biết ông dự định sẽ đến Bắc Kinh sau đó để bắt đầu các cuộc đàm phán về các vấn đề còn tồn đọng trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước.
Chốt phiên giao dịch, hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều tăng 0,3%, lần lượt lên các mức 3.230,76 điểm và 8.972,60 điểm. Như vậy, trong năm 2019, hai chỉ số này đã ghi nhận các mức tăng cả năm lần lượt là 28,9% và 35,3%%. Đây là những mức tăng cao nhất trong 6 năm qua. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng tăng 0,3%, lên mức 28.538,24 điểm, qua đó khép lại năm 2019 với mức tăng 22,3% trong năm 2019, dẫn đầu là cổ phiếu của "ông lớn" Apple.
Chứng khoán Mỹ đã có một khởi đầu đầy khởi sắc vào tháng Một sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết Fed sẽ "kiên nhẫn" với chính sách lãi suất sau bốn đợt tăng trong năm 2018. Điều này đã khích lệ các nhà đầu tư lúc đó đang lo ngại Fed có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Những lo ngại này trước đó đã gây ra một đợt bán tháo trong quý cuối cùng của năm 2018, trong đó chứng kiến chỉ số S&P 500 mất gần 20% vào tháng 12 năm ngoái.
Sự khởi sắc hồi đầu năm đã giúp tạo ra định hướng cho thị trường cho cả năng 2019. Vào cuối năm, Fed đã hoàn toàn thay đổi quan điểm và cắt giảm lãi suất ba lần trong động thái mà ông Powell gọi là biện pháp đề phòng trước tác động mà một nền kinh tế thế giới đang giảm tốc và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể gây ra cho tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Phố Wall cũng vượt qua đợt giảm giá cuối mùa Hè vừa qua do những lo ngại rằng kinh tế Mỹ có thể đang tiến đến một đợt suy thoái. Tuy nhiên, những lo ngại này đã dịu xuống khi giới đầu tư được khích lệ nhờ kết quả lợi nhuận doanh nghiệp khả quan trong quý III và số liệu cho thấy kinh tế Mỹ không giảm tốc nhiều như giới chuyên gia lo ngại.
Bên cạnh đó, bước tiến trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã giúp giới đầu tư giữ vững tâm lý mua vào đến hết năm 2019. Washington và Bắc Kinh trong tháng 12/2019 tuyên bố đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, theo đó Mỹ sẽ giảm thuế và Trug Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu sản phẩm nông sản của Mỹ./.
Khánh Ly (Theo AP)
Theo Bnews.vn
Phố Wall sắp chốt thập niên bằng đợt tăng dài nhất lịch sử Thập niên 2010 - 2019 sắp kết thúc và đợt tăng dài nhất lịch sử của thị trường chứng khoán Mỹ vẫn toàn vẹn. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Đợt tăng của Phố Wall bắt đầu từ ngày 9/3/2009 và đã nhiều lần tránh rơi vào thị trường giá xuống trong 10 năm qua. Giờ đây, đà tăng còn có thể tiếp tục...