S&P 500 lập kỷ lục phiên thứ hai liên tiếp
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, khi nhà đầu tư giảm bớt lạc quan về thỏa thuận hòa hoãn Mỹ-Trung và đối diện với nỗi lo mới về việc Mỹ dọa áp thuế quan lên thêm hàng hóa châu Âu.
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin Reuters, các chỉ số đã gần như đi ngang trong suốt phiên giao dịch. Tâm lý thận trọng thể hiện rõ trên thị trường sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa thêm 4 tỷ USD hàng hóa từ Liên minh châu ÂU (EU) vào danh sách dọa áp thuế để trả đũa trong cuộc chiến về trợ cấp cho hai hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing.
Động thái của Washington làm gia tăng căng thẳng quan hệ thương mại Mỹ-EU, giữa lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mới chỉ “đình chiến” chứ chưa có hồi kết thực sự.
Tuy chỉ đạt mức tăng khiêm tốn, chỉ số S&P 500 – thước đo rộng nhất của chứng khoán Mỹ – vẫn lập kỷ lục phiên thứ hai liên tiếp khi đóng cửa.
Trong tháng 6, chỉ số này tăng gần 7% nhờ hy vọng Washington và Bắc Kinh sẽ tìm được giải pháp để chấm dứt xung đột. Trong hai phiên đầu tháng 7, chỉ số tăng nhờ ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 29/6 nhất trí tạm dừng áp thêm thuế quan và nối lại đàm phán, nhưng nhà đầu tư ở Phố Wall thể hiện sự hưởng ứng có phần dè dặt, bởi thỏa thuận còn thiếu chi tiết cụ thể.
Video đang HOT
Sự thận trọng được xem là cần thiết bởi các dữ liệu kinh tế Mỹ và toàn cầu thời gian gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy sự giảm tốc. Tâm điểm chú ý của giới đầu tư được cho là sẽ quay trở lại với chính sách tiền tệ và mùa báo cáo kết quả kinh doanh đang cận kề.
“Thị trường có quan điểm chờ xem về vấn đề thương mại, chờ xem về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), chờ xem về lợi nhuận các công ty niêm yết. Tất cả những yếu tố này sẽ chiếm lĩnh tâm lý thị trường trong ít nhất hai tuần nữa”, chiến lược gia Art Hogan thuộc National Securities ở New York phát biểu. “Tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào khi thị trường đi ngang (sideway) trong những phiên tới”.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 0,26%, đạt 26.786,68 điểm. S&P 500 tăng 0,29%, đạt 2.972,98 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,22%, đạt 8.109,09 điểm.
Dữ liệu kinh tế ảm đạm đã khiến giá dầu thế giới sụt mạnh trong phiên ngày thứ Ba, cho dù Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh nhất trí gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng. Nhóm cổ phiếu năng lượng giảm 1,74%, trở thành nguồn áp lực giảm điểm mạnh nhất lên thị trường.
Tăng mạnh nhất là hai nhóm cổ phiếu phòng thủ gồm bất động sản và dịch vụ tiện ích, với mức tăng 1,82% và 1,24%.
Cổ phiếu hai hãng dầu lửa lớn Exxon Mobil và Chevron giảm hơn 1% mỗi cổ phiếu. Hãng dầu lửa Apache thậm chí chứng kiến giá cổ phiếu sụt hơn 6%.
Phát biểu ngày thứ Ba, Chủ tịch FED chi nhánh Cleveland, bà Loretta Mester, bày tỏ nghi ngờ liệu cắt giảm lãi suất có phải là một hành động đúng đắn chừng nào còn chưa có thêm những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang thực sự yếu đi.
Thị trường vẫn đang kỳ vọng FED hạ lãi suất trong cuộc họp chính sách vào ngày 30-31/7, cho dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã được nối lại.
Giới đầu tư hiện đang chờ bản báo cáo việc làm công bố vào ngày thứ Sáu tuần này, với kỳ vọng 160.000 công việc mới được tạo ra trong nền kinh tế Mỹ trong tháng 6, sau khi tăng trưởng việc làm có sự giảm sút mạnh trong tháng 5.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,24 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, số mã giảm nhiều gấp 1,3 lần số mã tăng.
Có tổng cộng 6,36 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 7,02 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau tuyên bố nới lỏng từ Ngân hàng Trung ương
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 7 tuần sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu rằng có thể sẽ có các đợt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Đóng cửa ngày thứ Năm, S&P 500 tăng 27,72 điểm tương đương 1% lên 2.954,18 điểm. Trong ngày giao dịch đã có lúc chỉ số chạm mức đỉnh 2.958,06 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 249,17 điểm tương đương 0,9% lên 26.753,17 điểm, thấp hơn 75 điểm so với mức kỷ lục thiết lập ngày 3/10/2018.
Chỉ số Nasdaq tăng 64,02 điểm tương đương 0,8% lên 8.051,34 điểm - đây là lần đầu tiên tính từ ngày 6/5/2019 chỉ số đóng cửa trên mức 8.000 điểm.
Thị trường tăng điểm sau khi chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, trong ngày thứ Tư phát đi tín hiệu rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể sẽ hạ lãi suất cơ bản, hiện ở trong ngưỡng từ 2,25% đến 2,5% trong những tuần tới nếu triển vọng kinh tế vốn đang bị đè nặng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc không phát đi tín hiệu tích cực.
Tại buổi họp bàn về chính sách tiền tệ vốn được mong chờ của Ủy ban thị trường mở thuộc Fed (FOMC), ông Powell đã nói rằng khả năng điều chỉnh chính sách đã tăng lên. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế không thay đổi lãi suất đúng như kỳ vọng tuy nhiên đã bỏ đi quan điểm thận trọng về chính sách tiền tệ khỏi tuyên bố chính sách và khẳng định rằng đã sẵn sàng hành động.
Dù thị trường đã không ngừng kỳ vọng vào khả năng Fed sẽ phản ứng khi có thêm nhiều dấu hiệu căng thẳng trong nền kinh tế, quan điểm nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed được nhìn nhận rằng sẽ giúp cho thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm.
Buổi họp chính sách tiếp theo của Fed sẽ diễn ra trong 2 ngày, từ 30 đến 31/7/2019, còn ở hiện tại Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật vào tuần tới.
Theo bizlive.vn
Kỳ vọng vào cuộc gặp Trump Tập tại G20 giúp chứng khoán châu Á tăng mạnh Các thị trường châu Á khởi sắc trong phiên 27/6 khi các nhà đầu tư kỳ vọng cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20. Tổng thống Trump hôm 26/6 nói rằng một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được sau cuộc gặp...