Sowaco quyết định mua lại 51% VĐL của Cảng Thanh Hóa
Đây là số cổ phần do SCIC thoái vốn.
Tổng công ty Đường Sông Miền Nam ( Sowaco – mã chứng khoán SWC) vừa quyết định thông qua chủ trương mua cổ phần của CTCP Cảng Thanh Hóa do Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây là toàn bộ số cổ phần Cảng Thanh Hóa do SCIC sở hữu.
Cụ thể, SCIC đưa 2.091.000 cổ phần Cảng Thanh Hóa, tương ứng 51% vốn điều lệ công ty ra bán đấu giá trọn lô với giá khởi điểm 10.600 đồng/cổ phần, tương ứng hơn 22,16 tỷ đồng trọn lô. Cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng.
Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14h ngày 8/12/2017 tại Sở GDCK Hà Nội.
Nguồn vốn mua lấy từ vốn tự có của Sowaco. HĐQT cũng giao Tổng Giám đốc công ty thực hiện các thủ tục liên quan và quyết định giá mua.
Video đang HOT
Ngoài SCIC, hiện Cảng Thanh Hóa còn 3 cổ đông lớn khác là CTCP Hóa dầu Quân đội và CTCP Thương mại Xăng dầu Hương Xuân cùng sở hữu mỗi bên 20,72% VĐL; và 1 cổ đông lớn là cá nhân – ông Lưu Minh Tiến – sở hữu 7,2% VĐL. Tổng cộng 4 cổ đông lớn đang nắm giữ 99,63% VĐL Cảng Thanh Hóa.
Về hoạt động kinh doanh, doanh thu chính của Cảng Thanh Hóa là từ xếp dỡ hàng hóa, chiếm 70% đến 75% tổng doanh thu công ty. Còn lại là từ kinh doanh than và kinh doanh dầu.
Theo InfoNet
Những điều cần biết khi muốn nhập cuộc chơi mua cổ phần tại doanh nghiệp do SCIC thoái vốn
Cuộc thoái vốn của SCIC khỏi 4 doanh nghiệp Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Domesco và FPT đang được tiến hành gấp rút và tạo ra sự sôi động cho thị trường chứng khoán.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã công bố lộ trình thoái vốn dự kiến tại 4 doanh nghiệp CTCP Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán: BMP), CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã: NTP), CTCP FPT (mã: FPT) và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (mã: DMC).
Việc thoái vốn sẽ được thực hiện ngay trong tháng 12.
Nếu như tại BMP, DMC và NTP, thị trường chờ đợi một động thái nâng sở hữu đến từ Nawaplastic Industry (hiện sở hữu 20% BMP), CFR International SPA - công ty con của hãng Abbott (51% tại DMC) hay Sekisui Chemical (15% tại NTP) trong đợt chào bán thì tại FPT, do đã kín room ngoại nên "cuộc chơi" sẽ chỉ dành cho khối nội.
Tại buổi roadshow cuối tuần trước, đại diện của SCIC cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia, SCIC cho phép miễn thủ tục chào mua công khai đối với trường hợp đăng ký mua dẫn đến tỷ lệ sở hữu vượt 25% số cổ phần tại doanh nghiệp. Nhà đầu tư chỉ cần thông báo với SCIC trước 7 ngày so với ngày diễn ra đợt chào bán.
Trong trường hợp có 2 nhà đầu tư đăng ký đấu giá, SCIC sẽ tổ chức chào bán cạnh tranh. Nếu chỉ có một nhà đầu tư tham gia, SCIC sẽ bán theo hình thức thỏa thuận trực tiếp trong vòng 3 ngày làm việc.
Nhà đầu tư có thể hủy đăng ký tham gia chào bán trong thời hạn đăng ký và được trả lại tiền đặt cọc nếu thấy diễn biến giá trên thị trường không thuận lợi.
Chia sẻ bên lề với báo chí, ông Nguyễn Chí Thành - Phó tổng giám đốc phụ trách SCIC cho biết điểm khác biệt so với đợt chào bán 3,33% vốn Vinamilk là nhà đầu tư tham gia đấu giá sẽ không được đặt cọc bằng USD mà phải đặt cọc bằng VND do giá trị giao dịch của các đợt thoái vốn này không quá lớn, việc đặt cọc bằng USD tương đối phức tạp trong khi thời điểm chào bán tương đối gấp.
Được biết, sau khi hoàn thành thoái vốn tại 6 doanh nghiệp trong năm 2017, từ năm 2018 đến hết 2020, SCIC dự kiến thoái vốn tại một số doanh nghiệp khác bao gồm VIID, HGM, VNR, SGC, BMI.
Theo Trí thức trẻ
Bộ Công thương công bố phương án và lộ trình thoái vốn cho Sabeco Tương tự như việc SCIC bán cổ phần Nhà nước tại Vinamilk, phương thức bán là Chào giá cạnh tranh giữa các nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia mua cổ phần theo quy định tại Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần của Bộ Công Thương tại Sabeco. Ngày 9/11, Chính phủ đã chính thức đồng ý việc thoái vốn...