Soundtrack của các phim indie ấn tượng nhất: Những âm thanh gây nghiện đến nghẹt thở
THE VIRGIN SUICIDES (1999)
Khi thập kỷ 90s gần khép lại, cặp đôi electronic người Pháp – Air đã mở riêng cho mình một kỷ nguyên âm nhạc mới với album nhạc phim gốc (original film score) mơ màng đến tuyệt vọng cho một The Virgin Suicides u tối, khác thường chẳng kém – cũng là tác phẩm điện ảnh đầu tay của nàng đạo diễn Sofia Coppola tài ba. Khi Air trò chuyện với Dazed về soundtrack mang tính biểu tượng này, họ chia sẻ: “Tôi nghĩ tinh thần của soundtrack xoay quanh vẻ đẹp mê hồn của cái chết và một khi chạm vào nó, tâm hồn ta được phiêu dạt. Lúc ấy, ta được tự do và giải thoát khỏi trần gian, khỏi con người của chính mình và khỏi thế giới phức tạp, đáng ghét của những người trưởng thành”.
DRIVE (2011)
Không mảy may nghi ngờ, phần đẹp nhất tạo nên tác phẩm kinh dị thuộc dòng phim neo-noir – Drive của đạo diễn Nicolas Winding Refn chính là soundtrack của bộ phim – một collection đầy sức nặng được ghép lại từ những viên ngọc electronic đi vào hàng kiệt xuất từ thuở nào không hay. Từ những âm thanh điện tử nhiễu loạn, mờ ảo kết hợp với tiếng piano réo rắt dưới tay Cliff Martinez; cho đến một “Nightcall” – Kavinsky ma quái, ám ảnh; cũng không quên track “Under Your Spell” – Desire mang sức quyến rũ đến nghẹt thở – tất cả tạo nên một soundtrack mở đường cho trường phái French-style electronica đậm tính điện ảnh, ngang nhiên thách thức các nhạc sĩ và ekip làm phim theo sau với những tiêu chuẩn cao vời vợi. Trong một bài phỏng vấn với đạo diễn Refn, ông có chia sẻ về quá trình mình sử dụng theme song từ phim tài liệu Goodbye Uncle Tom, và chú thích thêm: “Không ai nhận ra điều này nếu tôi không nói ra”.
ETERNAL SUNSHINE OF THE SPOTLESS MIND (2004)
Liệu tác phẩm điện ảnh mang tính đột phá trong sự nghiệp của Michel Gondry – Eternal Sunshine of the Spotless Mind có thành công cứa vào ruột gan khán giả nếu thiếu đi bản cover “Everybody Got to Learn Sometime” của Beck, một ca khúc truyền tải trọn vẹn mọi cung bậc cảm xúc: đi từ thất vọng, rồi lại hy vọng, để cuối cùng con tim phải vỡ tan trong tiếc nuối? Không ai khẳng định được. song soundtrack từng giành về Oscars trên từ lâu đã trở thành một biểu tượng âm nhạc của thập kỉ trước. Trong một lần trò chuyện với Dazed vào năm 2004, đạo diễn Gondry xúc động kể về những kỉ niệm khi làm phim: “Tôi từng đọc một cuốn sách về não bộ, kể rằng con người chỉ thực sự có cảm giác hoài niệm về một kí ức nếu tâm trí thực sự biết được rằng giây phút đó một đi không trở lại”.
TRAINSPOTTING (1996)
Từ những nhịp trống phấn khích trong “Nightclubbing” – Iggy Pop cho đến những âm thanh điện tử kích động đến thót tim của một “Born Slippy” – Underworld hay những phân đoạn piano trong “Born Slippy” – tác phẩm xuất sắc song bị underrated trong sự nghiệp của Blur – soundtrack đình đám cho bộ phim Trainspotting của đạo diễn Danny Boyle như thể một dự án bước ra từ trong mơ. Đằng sau những âm thanh bất cần, tuyệt vọng của những băng đảng ngầm xứ sở sương mù, soundtrack thực sự đã xóa mờ ranh giới vô hình giữa chủ nghĩa hiện thực nghiệt ngã và chủ nghĩa siêu thực trắng trợn, và trên hết là thành công trong việc mở ra một kỷ nguyên cho riêng mình bằng thứ âm nhạc không tuổi.
SPRING BREAKERS (2013)
Liệu rằng điện ảnh những năm trở lại đây còn có thước phim nào đẹp hơn phân cảnh James Franco với hàm răng dát vàng, thả hồn vào những giai điệu của Britney Spears’ “Everytime” bên cạnh cây dương cầm trong buổi chiều hoàng hôn tắt nắng, trích từ bộ phim Spring Breakers của đạo diễn Harmony Korine? Chất liệu âm nhạc xuyên suốt soundtrack đều đẹp một cách kì dị, kiểm chứng từ những âm thanh trap rực lửa của Gucci Mane kết hợp cùng Waka Flocka Flame, hay một bản OST chứng kiến màn kết hợp có một không hai giữa nhạc công Cliff Martinez và siêu sao EDM Skrillex.
GARDEN STATE (2004)
Âm nhạc trong bộ phim indie Garden State của đạo diễn người Mỹ Zach Baff không đơn giản là một soundtrack, mà đúng hơn đã vươn tới tầm của một gia tài âm nhạc đồ sộ, thứ hằng âm ỉ sáng trong suốt một thập kỉ vừa qua. Dẫu soundtrack trên được làm ra không phải để chiều lòng tất cả mọi người, song kỳ thực khó ai có thể cưỡng lại trước những âm thanh hưng phấn, mơ hồ trong “Caring is Creepy” – The Shins, hay một Zero 7’s “In the Waiting Line” khiến những fan hâm mộ cũng trở nên tê tái, dại khờ. “Trên cả, tôi tạo nên một mix CD với những bài hát bắt trọn được từng khoảnh khắc trong cuộc đời tôi, đặc biệt là quãng thời gian gắn bó với dự án” – Brad từng trò chuyện với IGN, trước khi được vinh danh người chiến thắng giải thưởng của viện hàn lâm – Grammy.
CHRISTIANE F. – WE CHILDREN FROM BAHNHOF ZOO (1981)
Tác phẩm điện ảnh kinh điển tiếng Đức này có được sự tôn sùng của khán giả màn ảnh rộng không chỉ vì công tố cáo tệ nạn her0in hoành hành khắp miền Tây Âu, mà còn vì bộ soundtrack mang đậm âm hưởng David Bowie – người tham gia diễn xuất trong bộ phim dưới danh nghĩa của ông. “We children from Bahnhof Zoo” được sản xuất dựa theo cuốn tự truyện cùng tên, và đạo diễn Christiane F. khi ấy đã thử her0in lần đầu tiên tại một concert của Bowie – phân cảnh đáng nhớ nhất phim cũng được tái tạo dựa trên sự kiện có thật này.
DOGTOWN AND Z-BOYS (2001)
Với tư cách là một bộ phim tài liệu, tác phẩm nổi tiếng của Stacy Peralta – Dogtown and Z-Boys có phần hơi “lạc quẻ” trong danh sách này – nhưng không vì vậy mà soundtrack của bộ phim tỏ ra lép vế. Từ sự quyến rũ khó cưỡng của T-Rex, cho tới những cú riffs máu lửa đến từ Black Sabbath, và cả những âm thanh proto-punk nghẹt thở được thể hiện bởi Iggy and the Stooges – bộ soundtrack trên đã thành công thổi vào phim chất lãng mạn của những năm 70s, khiến khán giả thèm thuồng sống lại quá khứ ấy trong bối hồi và tiếc nuối.
MOMMY (2014)
Khi được đặt một mình, soundtrack của “Mommy” – kiệt tác được nhào nhặn dưới tay đạo diễn người Canada Xavier Dolan – không khỏi khiến những người yêu nhạc chau mày cau mặt. Từ những rockers không tên Simple Plan, cho tới một “Wonderwall” – Oasis đã quá quen tai, hay cả “White Flag” của tên tuổi chẳng mấy liên quan… Dido. Nhưng dám cược với bạn rằng, khi chúng được lồng ghép vào film – những âm thanh ấy trở nên vừa vặn một cách không ngờ, và chúng nói được phong cách của những bà nội trợ Mỹ da trắng điển hình. “Dựa vào bối cảnh và tầng lớp xã hội của các nhân vật chính, chẳng ai nghĩ rằng họ cũng biết shopping cho bản thân” – đạo diễn Dolan chia sẻ với Vulture. “Chúng tôi chọn những năm 2000s làm bối cảnh cũng vì lý do ấy: giản dị và không màu mè”. Thế nên điều quan trọng chính là, soundtrack của phim “basic” có chủ đích, và khán giả yêu chúng.
THIS IS ENGLAND (2006)
Kiệt tác năm 2006 của Shane Meadows – This is England đã quá nức tiếng vì trường phái hiện thực u ám, nghiệt ngã mà nó truyền tải và những thước phim đẹp đến thổn thức, siêu lòng; song không vì vậy mà khán giả ngó lơ bộ soundtrack skinhead-inspired với chất lượng trong mơ này. Từ những âm thanh reggae gây nghiện của Toots & the Maytals – “54-46 Was My Number” cho đến vẻ lãng mạn, kỳ ảo trong “Tainted Love” của Soft Cell – âm nhạc trong “This is England” thành công giới thiệu một bộ phận tiểu văn hóa (subculture) những năm 1980s ở Anh, không hề kém cách những bộ outfits nửa thời trang, nửa quái dị truyền tải.
Theo tin nhac
Netizen phản ứng mạnh vì 'Hai Phượng' mang Phạm Anh Khoa trở lại đường đua Vbiz
"Hai Phượng" tung soundtrack "Trưa hè" với sự thể hiện của Phạm Anh Khoa gây phản ứng gay gắt.
Ngoài việc Hai Phượng có một số phân cảnh của Phạm Anh Khoa thì mới đây ekip của bộ phim đình đám này tung ra soundtrack Trưa hè do nam ca sĩ này thể hiện. Đây là một bản soundtrack bắt tai được dựng trền nền tảng các ca khúc hát ru thế nhưng nó lại nhận được phản ứng dữ dội của cư dân mạng vì người thể hiện ca khúc này.
Trưa hè - Phạm Anh Khoa (
Hai Phượng Original Sound Track)
Trước khi tham gia Hai Phượng, vào tầm đầu năm 2018, Phạm Anh Khoa dính scandal gạ tình, đánh mất hình tượng một ca sĩ trong sạch, cũng từ đó sự nghiệp của Anh Khoa xuống dốc thảm hại. Năm 2019, Hai Phượng mang Anh Khoa trở lại đường đua Vbiz bằng vai diễn Trực - một gã bụi đời đã "gác kiếm" và hiện sống cùng mẹ già, mưu sinh bằng nghề sửa xe. Không những vậy, soundtrack Trưa hè nhà sản xuất cũng để nam ca sĩ thể hiện.
Phạm Anh Khoa tiết lộ anh tham gia phim Hai Phượng trước hết ở mảng nhạc phim - sở trường chính của anh. Ngoài ra, anh đóng một vai phản diện, xuất hiện ở phân đoạn cao trào và đích thân thực hiện các pha hành động, võ thuật. Nam ca sĩ chia sẻ: "Diễn viên tự thực hiện cảnh quay mạo hiểm là phương châm trong các dự án điện ảnh do chị Ngô Thanh Vân sản xuất. Vì vậy trước ngày phim bấm máy, tôi tập luyện võ thuật cùng đội cascadeur (diễn viên đóng thế) đến từ nước ngoài. Mặc dù không tránh khỏi bị thương, tôi hài lòng với biểu hiện của mình trong phim Hai Phượng, không phụ sự tin tưởng của chị Vân".
Khi được hỏi về lý do chọn Phạm Anh Khoa vào vai diễn này phía Ngô Thanh Vân từ chối trả lời lời, trong khi đó Phạm Anh Khoa cho biết không cảm thấy căng thẳng, bất kể ở thời điểm quay phim hay hiện tại. Phạm Anh Khoa từng góp mặt trong một số bộ phim như Mỹ nhân kế, Siêu nhân X... Tháng 10/2018, anh đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc trong khuôn khổ Đại hội điện ảnh Việt Nam quốc tế tổ chức tại Mỹ với vai diễn trong phim Long Island.
Trước những hoạt động này, Phạm Anh Khoa hứng chịu phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng, đa số ý kiến bày tỏ tẩy chay anh khỏi giới nghệ thuật. Mặt khác, khán giả đánh giá hình ảnh trong MV không tôn trọng người xem khi xuyên suốt cảnh quya Anh Khoa đều không mặc áo. Dù nhạc hay, ý tưởng mới lạ khi "mix match" giữa cái truyền thống và hiện đại nhưng hầu như cộng đồng mạng đều không đón nhận.
Theo saostar
Top 10 phim cult classic có tông màu hấp dẫn nhất Kể từ khi vẫn còn là những thước phim với 2 màu đen trắng, phim ảnh đã có bước đường dài để đem màu sắc và hình ảnh sống động nhất từ đời thực lên màn ảnh. Không chỉ đơn giản là mang những gam màu vào trong phim, phim ảnh hiện đại còn chú trọng cách chúng kết hợp với nhau, hòa...