Sotrans chào mua Sowatco: Cổ phiếu hai bên đều tăng giá
Sotrans chào mua Sowatco, trong khi Indo Trần đăng ký mua Sotrans, còn Gelex Logistics dự kiến thoái hết vốn tại Sotrans. Cổ phiếu của Sotrans và Sowatco gần đây đều tăng giá mạnh.
Các kế hoạch bán – mua
Công ty cổ phần Kho vận Miền Nam (Sotrans, mã chứng khoán STG) đăng ký mua 67,1 triệu cổ phiếu, tương đương 100% vốn điều lệ Tổng công ty cổ phần Đường sông Miền Nam (Sowatco, mã chứng khoán SWC), dự kiến thực hiện từ ngày 17/8 – 10/9/2020.
Ngược lại, Sotrans dự kiến thoái hết vốn tại Công ty TNHH MTV Sotrans Hà Tĩnh, hiện đang sở hữu 100%, thực hiện trong quý III/2020.
Tính tới 31/12/2019, cơ cấu cổ đông của Sowatco khá cô đặc khi Công ty TNHH MTV Đầu tư Hạ tầng Sotrans (Hạ tầng Sotrans) sở hữu 84,39% vốn điều lệ, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB sở hữu 7,33% vốn điều lệ.
Do Sotrans sở hữu 100% Hạ tầng Sotrans nên việc đăng ký mua 100% cổ phần Sowatco chủ yếu là chuyển từ sở hữu gián tiếp sang sở hữu trực tiếp công ty con.
Trong nhiều năm trở lại đây, lợi nhuận của Sowatco phần lớn đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ và cổ tức cũng như lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh, liên kết. Tính tới 30/6/2020, doanh nghiệp này có 9 công ty con sở hữu trực tiếp và gián tiếp; 7 công ty liên doanh, liên kết.
Sowatco chủ yếu vận chuyển container và hàng rời đường thuỷ nội địa tại khu vực Cảng TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong hoạt động lai dắt tàu biển, Công ty sở hữu đội tàu chuyên dùng lai dắt và hỗ trợ tàu biển công suất từ 560 – 4.000 CV, đội salan tự hành 20 chiếc chở container các loại từ 90 – 250 teus.
Công ty đang khai thác Cảng Sowatco Long Bình với diện tích 200.000 m2, hệ thống cầu cảng có thể tiếp nhận tàu 5.000 MT với 3 cầu cảng nằm dọc bờ sông Đồng Nai. Ngoài ra, diện tích kho bãi là 43.125 m2, bao gồm bãi chứa hàng container rỗng, sửa chữa và vệ sinh container.
Video đang HOT
Tính tới 30/6/2020, tổng tài sản của Sowatco là 1.427,6 tỷ đồng, trong đó đầu tư tài chính dài hạn 566,8 tỷ đồng, chiếm 39,7%, chủ yếu là đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết; tài sản cố định 469,6 tỷ đồng, chiếm 32,9%; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn 294,2 tỷ đồng, chiếm 20,6%.
Trong tổng 566,8 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn, có 251,9 tỷ đồng đầu tư vào Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1 (sở hữu 37% vốn điều lệ), hoạt động chính là xây dựng và kinh doanh cảng container tại Quận 7, TP.HCM; 300,3 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai (sở hữu 20,25% vốn điều lệ), hoạt động chính là kinh doanh dịch vụ cảng biển tại Cảng Đồng Nai.
Công ty mẹ của Sotrans là Công ty TNHH MTV Gelex Logistics (sở hữu 54,77% vốn điều lệ) dự kiến thoái toàn bộ vốn tại mảng logistics, cụ thể là thoái hết vốn tại Sotrans.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần (Indo Trần) đăng ký mua gần 57,2 triệu cổ phiếu Sotrans, nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 41,78% lên 100%.
Mảng logistics bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Trong 6 tháng đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, lưu lượng lưu thông hàng hoá xuyên biên giới cũng như nội địa bị ảnh hưởng không nhỏ.
Sotrans báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đạt doanh thu 835,7 tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế âm 6,8 tỷ đồng.
Sotrans giải thích, trong nửa đầu năm, công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ từ thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết MHC với số tiền 56,3 tỷ đồng và các công ty con ghi nhận khoản lỗ 16,3 tỷ đồng, dẫn đến kết quả kinh doanh hợp nhất sụt giảm.
Với Sowatco, 6 tháng đầu năm đạt doanh thu 202,4 tỷ đồng, tăng 33%; lợi nhuận 42,6 tỷ đồng, tăng 0,7%. Trong đó, lợi nhuận quý II là 22,3 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ, do hoạt động tài chính giảm.
Được biết, các doanh nghiệp cảng biển liên quan nhiều tới hoạt động xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm hầu hết đều báo cáo kết quả kinh doanh suy giảm, còn hoạt động vận tải nội địa chưa bị tác động mạnh bởi dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm thứ hai tại Việt Nam được dự báo sẽ tác động mạnh hơn tới các doanh nghiệp vận tải nội địa, trong đó có Sowatco.
Theo đó, diễn biến tăng giá của cổ phiếu Sotrans gần đây ít có khả năng đến từ kỳ vọng mảng logistics sẽ được tăng cường, mà chủ yếu nhờ hiệu ứng mua bán – sáp nhập (M&A), còn cổ phiếu Sowatco tăng giá là phản ứng bình thường của đối tượng sắp bị mua.
In Do Trần sắp hoàn tất thủ tục thâu tóm Sotrans
Ngày 17/08 tới, Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển In Do Trần 20 năm tuổi sẽ hoàn tất thủ tục và sở hữu 100% vốn Công ty cổ phần Kho vận miền Nam 45 năm tuổi.
Tổng Công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex) sẽ hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu hơn 57,1 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần kho vận miền Nam (Sotrans, mã: STG) cho Công ty cổ phần giao nhận và vận chuyển In Do Trần (ITL Corp) vào ngày 17/08 tới.
In Do Trần (ITL Corp) hiện nắm hơn 41 triệu cổ phiếu STG của Sotrans, tương đương 41,7% vốn điều lệ và đã đăng ký mua thêm hơn 57,1 triệu cổ phiếu để sở hữu 100% Sotrans.
Hồi tháng 03/2020, Sotrans đã có tờ trình về việc cho phép In Do Trần tăng tỷ lệ sở hữu mà không cần thực hiện chào mua công khai.
Đến giữa tháng 07/2020, Sotrans thông báo phía In Do Trần đã ký hợp đồng với Gelex để mua 100% phần vốn góp của Gelex tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics.
Dự kiến, từ ngày 20/07 đến 17/08/2020, các thủ tục chuyển quyền sở hữu của Công ty TNHH MTV Gelex Logistics sang In Do Trần sẽ hoàn tất.
Sotrans được thành lập từ 1975 và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần vào năm 2007.
Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế, khai thác cảng, dịch vụ kho bãi và kinh doanh xăng dầu.
Trong đó, kinh doanh kho hiện là thế mạnh của Sotrans với hệ thống kho ngoại quan, kho chứa hàng đa chức năng hơn 230.000 m2.
Năm 2019, Sotrans thuộc tốp 10 công ty uy tín ngành vận tải và logistics - nhóm ngành giao nhận, kho bãi và chuyển phát, hiện có 09 công ty con và 07 công ty liên kết (trong đó, 2 công ty kinh doanh bất động sản là Công ty cổ phần phát triển bất động sản The Pier và Công ty TNHH Phát triển bất động sản Soreco).
Kết quả kinh doanh năm 2019 và kế hoạch năm 2020 của Sotrans.
Theo Báo cáo thường niên năm 2019, Sotrans đặt mục tiêu tăng trưởng từ 5-10%/năm, tăng trưởng lợi nhuận 10-15% mỗi năm cũng như đảm bảo cổ tức 5-15% hàng năm.
Dù vậy, năm 2018 và 2019, Sotrans không trả cổ tức. Dự kiến điều này sẽ lặp lại cho năm 2020.
Từ năm 2021, Sotrans kỳ vọng có thể cân đối dòng tiền, nguồn vốn ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh để chi trả cổ tức.
Nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2019 không đạt kế hoạch được ban lãnh đạo Sotrans lý giải do sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ trong ngành.
Cùng với đó, hoạt động vận tải siêu trường siêu trọng chịu ảnh hưởng do nguồn vốn đầu tư công năm 2019 giải ngân chưa đạt kế hoạch, làm chậm tiến độ các dự án công ty đang triển khai, hoạt động đầu tư tài chính chưa mang lại hiệu quả cao khi giá trị thị trường sụt giảm, hoạt động của một số công ty liên doanh liên kết có kết quả kinh doanh thấp hơn kế hoạch.
6 tháng đầu năm, Sotrans ghi nhận lỗ hơn 6,4 tỷ đồng, giảm 74,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân lỗ được lý giải do Công ty mẹ ghi nhận khoản lỗ từ thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết là Công ty cổ phần MHC (tên gọi cũ là Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội) với số tiền 56,3 tỷ đồng và các công ty con ghi nhận lỗ 16,3 tỷ đồng so với năm 2019.
Trong khi đó, năm 2020 đánh dấu chặng đường phát triển 20 năm của ITL Corp với mạng lưới hơn 70 văn phòng và khoảng 1.900 nhân viên tham gia cung cấp giải pháp logistics tích hợp về vận chuyển hàng không, vận tải quốc tế, hậu cần thương mại điện tử.
Doanh nghiệp này cũng cấp dịch vụ kho bãi với diện tích hơn 300.000m2 và theo Công ty cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam, ITL Corp là đại diện của hơn 22 hãng hàng không, quản lý hơn 300 chuyến bay mỗi tuần và công suất 150.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Ông Trần Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn ITL từng dẫn thông tin từ Orbis Research cho rằng, phần lớn trong số hàng ngàn doanh nghiệp hậu cần nội địa là các công ty vừa và nhỏ, cung cấp dịch vụ hậu cần giá trị gia tăng thấp, vẫn còn bị các công ty nước ngoài chi phối.
Và mục tiêu của ITL sẽ trở thành cầu nối cho các doanh nghiệp logistics Việt liên kết với nhiều "ông lớn" của logistics toàn cầu, qua đó tăng cường vị thế, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và trung tâm vận tải hàng không mới của khu vực.
ITL trở thành cổ đông lớn của Sotrans từ năm 2015 với tỷ lệ sở hữu 14,4% trước khi nâng lên 20,3% vào giữa tháng 10/2016.
Năm 2016, Gelex trở thành cổ đông mới của Sotrans khi nắm xấp xỉ 25% trong khi hàng loạt cổ đông khác như Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương,...chọn cách giảm tỷ lệ sở hữu.
Từ đó đến đầu năm 2020, Gelex và ITL liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu tại Sotrans trước khi thực hiện quá trình chuyển quyền sở hữu lần này.
In Do Trần muốn thâu tóm toàn bộ cổ phần Sotrans ITL Logistics sẽ mua lại 58,2% cổ phần từ các cổ đông còn lại của Sotrans từ ngày 13/5. STG đang có giá 15.600 đồng/cp, tạm tính ITL Logistics chi hơn 890 tỷ đồng. CTCP Giao nhận và vận chuyển In Do Trần (ITL Logistics) vừa thông báo đăng ký mua thêm gần 57,2 triệu cổ phiếu Kho vận Miền Nam (Sotrans, HoSE:...