Sốt xuất huyết vào mùa: Phòng bệnh bắt đầu từ việc “muỗi”
Đối với những nơi đã từng phát sinh dịch sốt xuất huyết thì khả năng cao sẽ lại tiếp tục phát sinh dịch do quần thể muỗi gây bệnh vẫn còn. Các hóa chất diệt muỗi chỉ được khuyến cáo sử dụng khi dịch đã bùng phát.
Ảnh minh họa.
Nguy cơ từ 1 con muỗi
Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh do virus Zika, bệnh nhân nam, 25 tuổi, địa chỉ phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Bộ Y tế đã gửi công văn về tăng cường phòng chống dịch bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết.
Bệnh do virus Zika là bệnh có chung véc tơ truyền với sốt xuất huyết hiện vẫn ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố phía Nam trong các năm gần đây.
BS Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết hiện là mùa dịch sốt xuất huyết. Các ca mắc sốt xuất huyết rải đều trên tất cả các quận, huyện, các xã, phường, trong đó trọng tâm là khu nội thành, khu đông dân cư, nơi có hạ tầng cơ sở chưa phát triển.
Số ca mắc được phân bổ tại 23/30 quận huyện và 96/579 xã phường. Sở Y tế Hà Nội đánh giá 2 ổ dịch sốt xuất huyết có nguy cơ gia tăng nhanh là xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Mặc dù năm 2020 không nằm trong chu kỳ dịch, ông Tuấn cảnh báo số ca sốt xuất huyết có thể tăng trong thời gian tới do thời tiết ấm hơn, mưa nhiều.
Video đang HOT
Sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa từ tháng 5 – 11 hằng năm, nhưng năm nay dịch đến sớm hơn và ngày càng gia tăng ở Hà Nội, mặc dù thành phố đã áp dụng mọi biện pháp để dập dịch.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao (giống như sốt virus khác) và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, thể nặng có sốc do giảm khối lượng máu lưu hành. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nhức 2 hốc mắt, da xung huyết, chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
Để nhận biết có mắc sốt xuất huyết, cần xét nghiệm máu có tiểu cầu giảm, xét nghiệm tìm kháng nguyên NS1 ( ), xét nghiệm tìm kháng thể ELISA IgM ( ).
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết ngày càng có sức sống dai dẳng hơn, thậm chí có những con muỗi đã kháng thuốc. Nên có những nơi, dù đã phun thuốc diệt muỗi, vẫn bị sốt xuất huyết.
TS Phạm Thị Khoa, nguyên cán bộ Viện Sốt rét, ký sinh trùng Trung ương cho hay, khi đi điều tra về thực trạng muỗi gây bệnh sốt xuất huyết thì thấy rằng, những khu vực mà có số lượng muỗi chỉ 0,3 con/hộ gia đình là những khu vực ít/gần như không có khả năng bị bệnh sốt xuất huyết.
Do vậy, trong một hộ gia đình, chỉ cần có từ 1 con muỗi trở lên là có thể có nguy cơ bị lây nhiễm. Điều đặc biệt là quần thể muỗi gây bệnh sốt xuất huyết tồn tại rất dai dẳng. Nếu năm ngoái đã bị mắc sốt xuất huyết thì khả năng lớn năm nay lại tiếp tục có người mắc ở khu dân cư đó.
“Nguy hại là hiện nay muỗi vằn truyền bệnh đã kháng hóa chất nhóm cúc tổng hợp chuyên dùng để diệt muỗi, nên người dân cần cẩn trọng phòng dịch từ khi dịch chưa bùng phát”, TS Phạm Thị Khoa cho hay.
Không mở cửa sổ lúc sáng sớm
Để phòng ngừa sốt xuất huyết, TS Phạm Thị Khoa cho hay nguyên tắc đầu tiên là phải diệt hết loăng quăng, không để các chum, vại chứa nước hoặc các chậu cây cảnh có nước.
Những chậu cây phát lộc trong nhiều gia đình lâu ngày không thay nước cũng có thể là nơi phù hợp để muối sinh sôi. Nếu xung quanh nhà có các ao, mương nước… thì phải sử dụng chất diệt bọ gậy Hantephot hoặc Apat để rắc lên vùng có nước mỗi tuần 1 lần.
Đặc điểm của muỗi sốt xuất huyết là chỉ hoạt động vào ban ngày nên để phòng muỗi vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa lúc sáng sớm. Đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, khi có nắng lên là muỗi ít hoạt động hơn. Khoảng thời gian nhập nhoạng tối, muỗi có thói quen bay vào nhà để tìm nơi trú ngụ nên cũng hạn chế mở cửa thời điểm này.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, có thể sử dụng hương muỗi để đuổi muỗi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, hương muỗi chỉ làm muỗi ngất hoặc bay đi nơi khác chứ muỗi không chết, do đó khi dùng hương muỗi phải dùng liên tục ít nhất trong vòng 1 tuần.
Sau khi đốt hương thì phải quét nhà để dọn sạch muỗi ngất đi. Khi nào không nhìn thấy có muỗi trong nhà thì mới ngừng đốt hương.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại dung dịch đuổi muỗi thảo dược để lau nhà cũng có tác dụng chống muỗi rất tốt. Đối với trẻ em có thể sử dụng các loại chế phẩm xịt chống muỗi thảo dược an toàn cho sức khỏe.
Việc phun hóa chất phải được thực hiện bởi các cơ quan y tế, nguyên tắc chỉ phun ở các khu đã phát sinh ổ dịch chứ không phun hóa chất để phòng ngừa vì nó ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
Nếu gia đình bạn có điều kiện, có thể lắp đặt cửa chống muỗi ở tất cả các cửa và ô thoáng. Việc này giúp ngăn chặn muỗi xâm nhập vào bên trong nhà bạn, bảo vệ mọi thành viên trong gia đình. Tuy nhiên cách này nên thực hiện đồng thời với nhiều cách khác, vì muỗi có thể không bay được vào nhà, nhưng bạn thì chắc chắn sẽ có lúc phải ra khỏi nhà. Khi đó cửa chống muỗi không thể bảo vệ được bạn nữa.
Nếu có sở thích trồng cây cảnh, thay vì các chậu cây cảnh kín mít, bạn hãy xen vào đó những cây đuổi muỗi hữu ích. Cây đuổi muỗi đó là cây holy tulsi, loài cây này có đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản. Ngoài ra còn có sả, húng lụi, húng quế, bạc hà, cây tùng thơm… Bạn có thể trồng nó ở cửa sổ, cửa chính hoặc trong vườn tùy thích.
Chủ động phòng bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết
Hiện nay đã bước vào mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virus Zika phát triển mạnh.
Để chủ động phòng, chống các bệnh này, Sở Y tế vừa có văn bản đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trung tâm y tế các huyện, thành phố tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết lần thứ 10 (15-6-2020) và triển khai Chiến dịch diệt lăng quăng lần II-2020 hiệu quả.
Đồng thời, chủ động thực hiện truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch, huy động cả hệ thống chính trị và người dân cùng thực hiện; tăng cường chỉ đạo, giám sát nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika trên địa bàn tỉnh, kịp thời khoanh vùng xử lý ổ dịch, áp dụng các biện pháp xử lý tích cực, triệt để, có hiệu quả, không để dịch bùng phát trong cộng đồng.
Phun thuốc diệt muỗi phòng, chống sốt xuất huyết tại P.Trảng Dài (TP.Biên Hòa)
Ở những nơi có nguy cơ bùng phát dịch, ngành Y tế cần tham mưu chính quyền địa phương tổ chức diệt lăng quăng hằng tuần, tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại 100% các hộ gia đình ở các khu vực có ổ dịch theo quy định của ngành Y tế.
Các bệnh viện và trung tâm y tế trong tỉnh cần bổ sung đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế để tiếp nhận điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika, sẵn sàng đối phó khi có dịch xảy ra trong những tháng cao điểm mùa mưa, hạn chế thấp nhất số người tử vong.
Bên cạnh đó, cần tăng cường lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết, thực hiện lấy mẫu các trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Zika gửi Viện Pasteur TP.HCM làm xét nghiệm; tổ chức thực hiện phân tuyến điều trị bệnh nhân, hạn chế việc chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện.
Dịch sốt xuất huyết vào mùa, người dân không được chủ quan Theo dự báo, bắt đầu từ tháng 6 là thời điểm dịch sốt xuất huyết (SXH) vào mùa nên người dân Hà Tĩnh cần nâng cao ý thức phòng chống. Các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành giám sát véc-tơ truyền bệnh SXH... Theo thông tin mới nhất, từ đầu năm 2020, có 58 tỉnh, thành phố...