Sốt xuất huyết tăng giảm bất thường ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có 1.552 ca sốt xuất huyết, tăng 4,5 lần so với cùng kỳ. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt, chủ động thau vét, lật úp các dụng cụ chứa nước, không cho muỗi có môi trường sinh sản.
Tăng giảm bất thường
Tính từ đầu năm 2024, Thừa Thiên Huế ghi nhận 1.552 ca sốt xuất huyết Dengue tại các huyện, thị xã, trong đó TP Huế có nhiều ca bệnh nhất. Tổng số ca bệnh tăng 4,5 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong các tuần gần đây diễn biến dịch tăng giảm bất thường.
Huyện A Lưới triển khai phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh TTYT A Lưới
Bên cạnh đó, có 107 ca tay chân miệng (giảm 206 ca so với cùng kỳ), 9 ca ho gà lâm sàng và 5 ca ho gà xác định, 15 ca sốt phát ban nghi sởi và 2 ca bệnh sởi xác định (điều trị khỏi xuất viện), 1 ca Whitemore, 2 ca liên cầu lợn và rải rác một số bệnh truyền nhiễm khác…
ThS.BSCKII Hoàng Trọng Quý, Phó Giám đốc Sở Y tế Thừa Thiên Huế cho biết, mặc dù tình hình dịch bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp nhưng vẫn được khống chế, kiểm soát tốt. Các ổ dịch xuất hiện rải rác, nhỏ lẻ xử lý triệt để theo quy định.
“Tình hình thời tiết thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh và các loại virus gây bệnh sinh sôi, phát triển. Những tháng cuối năm là thời gian cao điểm mùa dịch nên dự báo, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca bệnh có xu hướng gia tăng mạnh”, ThS.BSCKII Hoàng Trọng Quý cho hay.
Video đang HOT
Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, ý thức vệ sinh phòng bệnh của một bộ phận người dân vẫn còn chưa tốt, sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương một số nơi chưa cao là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng.
“Để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao cần sự chung tay vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, đặc biệt sự vào cuộc tích cực của người dân trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo các khuyến cáo chuyên môn của ngành y tế”, ThS.BSCKII Hoàng Trọng Quý chia sẻ.
Trẻ nhỏ được phụ huynh đưa đi tiêm chủng vaccine tại CDC Thừa Thiên Huế.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế, để ngăn dịch sốt xuất huyết lây lan, cần tăng cường truyền thông, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi đốt như nằm màn, xịt ngoài da, sử dụng hương, vợt. Bên cạnh đó, chủ động thau vét, lật úp các dụng cụ chứa nước, không cho muỗi có môi trường sinh sản.
Làm gì để phòng bệnh mùa mưa lũ?
Lãnh đạo CDC Thừa Thiên Huế cho biết, thời tiết bất thường, ngập lụt và tình trạng ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi làm cho dịch bệnh phát triển mạnh.
Sau mỗi đợt mưa lũ, dịch bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tả, lỵ, đau mắt đỏ, các bệnh về da…gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
CDC Thừa Thiên Huế khuyến cáo, để phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ, người dân cần ăn chín uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày. Ngoài ra thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác sạch gọn, tổng vệ sinh xúc rửa lu, phi chứa nước hàng tuần, đậy kín các dụng cụ chứa nước phòng bệnh sốt xuất huyết.
Đặc biệt, về nguồn nước sinh hoạt ăn uống, chỉ sử dụng nguồn nước máy, nếu nơi nào chưa có nước máy dùng nguồn nước mưa nhưng phải đảm bảo trữ nước không phát sinh lăng quăng.
“Người dân cần tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý nhằm có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập bệnh tật. Khi phát sinh dịch bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị”, lãnh đạo CDC Thừa Thiên Huế khuyến cáo.
CDC Thừa Thiên Huế cũng đề nghị các cơ sở y tế kịp thời phát hiện và dập tắt dịch bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, bệnh tả, lỵ, thương hàn…
Người phụ nữ không qua khỏi sau 8 ngày sốt cao, mệt mỏi
Đây là trường hợp thứ 3 không qua khỏi vì mắc bệnh sốt xuất huyết tính từ đầu năm đến nay tại Đắk Lắk.
Lực lượng chức năng tiến hành phun hóa chất diệt muỗi để phòng sốt xuất huyết. Ảnh: Đình Thi.
Bệnh nhân là N.T.T., 48 tuổ.i, trú tại xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 9/10, bà T. có các triệu chứng sốt cao liên tục, mệt nhiều. Bệnh nhân tự uống thuố.c không rõ loại nhưng tình trạng không đỡ.
Đến ngày 10/10, bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế và được kê toa thuố.c cho về nhà tự theo dõi. Ba ngày sau, bệnh nhân mệt nhiều nên người nhà đưa đi khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh.
Đến 20h ngày 14/10, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue ngày 6, thừa cân, tràn dịch màng ngoài tim, giảm tiểu cầu...
Đến ngày 16/10, người phụ nữ này chuyển nặng và không qua khỏi.
Ngay sau khi ghi nhận trường hợp trên, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã nhanh chóng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai biện pháp kiểm tra, xử lý vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại khu vực thôn Cư Bang, xã Cư Pơng. Cơ quan này cũng điều tra vector truyền bệnh tại khu vực xung quanh nhà bệnh nhân.
Đồng thời, việc truyền thông cho người dân các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng được đẩy mạnh.
Kết quả điều tra vector truyền bệnh sốt xuất huyết tại nhà bệnh nhân ghi nhận sự hiện diện của muỗi Aedes Aegypti.
Bước vào mùa mưa là thời điểm thuận lợi cho muỗi Aedes aegypti sinh sôi, phát triển, gây bệnh sốt xuất huyết ở người. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 loại tương ứng với 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Trong những ngày đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với nhiều loại bệnh do virus khác như cảm cúm... nên khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn và bỏ sót chẩn đoán, dẫn tới không được điều trị kịp thời, làm cho bệnh diễn biến nặng và nguy hiểm, có thể dẫn đến không qua khỏi.
3 bệnh do muỗi truyền cần chủ động phòng chống sau mưa bão Bệnh do muỗi truyền thường gặp tại Việt Nam gồm có: sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản và sốt rét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Sau mưa bão, lũ lụt, môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện cho muỗi phát triển, người dân cần...