Sốt xuất huyết sẽ bùng phát vào cuối tháng 6
Chiều nay (28/5), TS. BS. Nguyễn Kim Thư – Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương – cho biết đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6.
TS. BS. Nguyễn Kim Thư – Trưởng Khoa Virus Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Minh Thúy
Trao đổi với PV VietTimes, BS. Thư cho rằng đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 và dịch sẽ bùng phát cao nhất vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.
Không có nguy cơ dịch chồng dịch
Theo BS. Thư, sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID-19) lây truyền theo 2 con đường khác nhau. Dịch COVID-19 chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp còn sốt xuất huyết dengue lây truyền qua đường muỗi đốt.
Đến nay, dịch COVID-19 đã được khống chế khá tốt nên sẽ không có nguy cơ dịch chồng dịch.
Hiện, chưa có vaccine để phòng, chống sốt xuất huyết dengue. Tuy nhiên, do bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân hoàn oàn có thể phòng, chống bệnh thông qua việc giảm số lượng muỗi, khơi thông cống rãnh,…
TS. BS. Nguyễn Kim Thư thông tin về sốt xuất huyết. Ảnh: Minh Thúy
Chu kỳ của sốt xuất huyết dengue là từ 2-4 năm thì có 1 đợt dịch bệnh. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội trong năm 2019 đã ghi nhận một số lượng lớn bệnh nhân mắc sốt xuất huyết do thời tiết nóng ẩm mưa nhiều – tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một vài trường hợp nhập viện để điều trị sốt xuất huyết degune, trong đó có một thanh niên 20 tuổi, bị sốt vào ngày thứ 5, da mắt xung huyết, tiểu cầu giảm. Khi vào viện, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ sốt, bù nước, điện giải. Đến ngày thứ 7 bệnh nhân hết sốt, tiểu cầu tăng và được cho ra viện.
Cảnh giác khi tái mắc sốt xuất huyết
BS. Thư nhấn mạnh: Sốt xuất huyết có thể mắc lại. Khi bị nhiễm lại lần thứ 2, cơ thể đã quen với virus nên sản sinh ra kháng thể, tạo ra phản ứng miễn dịch nên có thể xuất hiện biểu hiện lâm sàng nặng.
Sốt xuất huyết dengue có nhiều mức độ khác nhau gồm: sốt xuất huyết dengue bình thường không có dấu hiệu cảnh báo, sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo và sốt xuất huyết nặng.
Thời gian ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, nhức hốc mắt. Ngày thứ 5 mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị xuất huyết, cô đặc máu, tụt huyết áp có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thúy
Những ngày đầu mắc bệnh, bệnh nhân có biểu hiện, triệu chứng giống sốt virus nên các bác sĩ phải sàng lọc kỹ để phát hiện sốt xuất huyết, theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân.
Để điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành truyền dịch để phòng tránh nguy cơ cô đặc máu và tụt huyết áp.
BS. Thư khuyến cáo do sốt xuất huyết chủ yếu lây truyền qua đường muỗi đốt nên người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, hạn chế số lượng muỗi, không tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển.
Nếu phát hiện có biểu hiện sốt virus, bệnh nhân phải vào viện để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm, điều trị bệnh kịp thời, nhất là đối với phụ nữ mang thai và người cao tuổi mắc các bệnh lý nền.
Thông tin thêm về virus Zika sau khi phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus ở Đà Nẵng, BS. Thư chia sẻ: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chưa từng ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm virus Zika. Đường lây truyền của virus này giống với đường lây truyền của sốt xuất huyết – thông qua đường muỗi đốt và cũng có các biểu hiện ban đầu là sốt virus. Thời gian đầu nhiễm virus, bệnh nhân có diễn biến khá lành tính. Tuy nhiên, virus này đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu bởi nếu nhiễm virus, trẻ sinh ra có thể bị dị tật đầu nhỏ.
Chính vì thế, mỗi người nên chủ động phòng bệnh, khi có các biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc.
Vắc xin bảo vệ cơ thể trước virus sốt xuất huyết như thế nào?
Vắc xin phòng sốt xuất huyết chứa 4 chủng virus dengue đã bị làm cho suy yếu. Sau khi tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ kích hoạt các đáp ứng miễn dịch theo 3 bước.
Vắc xin bảo vệ cơ thể trước virus sốt xuất huyết như thế nào?
Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi 1 trong 4 loại virus dengue là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Sốt xuất huyết dengue là vấn đề y tế công cộng điển hình ở các nước thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là châu Mỹ Latinh và châu Á.
Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh, 53 trường hợp tử vong, số ca mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây.
Người nhiễm virus dengue thường sẽ biểu hiện triệu chứng sau 2-7 ngày và các triệu chứng này có thể kéo dài đến 1 tuần. Các triệu chứng điển hình bao gồm: sốt cao, đau đầu, viêm kết mạc, sưng, viêm xương khớp, buồn nôn, sưng hạch và nặng nhất là xuất huyết. Hiện tượng xuất huyết xảy ra khi virus xâm nhập được vào mạch máu, làm các tĩnh mạch trở nên dễ thấm hơn, khiến máu bị rò rỉ ra bên ngoài. Việc ứ đọng máu ở phúc mạc và khoang màng phổi gây nên các vấn đề nghiêm trọng ở hệ tuần hoàn và một số trường hợp nặng có thể dẫn đến cái chết của bệnh nhân.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, trong khi đó vắc xin phòng bệnh vẫn còn rất hạn chế, chưa thực sự hiệu quả và an toàn với người sử dụng.
Dengvaxia là loại vắc xin phòng sốt xuất huyết đầu tiên trên thế giới, được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép vào năm 2019. Hiện nay, Dengvaxia đã được cấp phép ở 54 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Dẫu vậy, vì lý do an toàn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia cấp phép cho Dengvaxia đều khuyến cáo chỉ sử dụng vắc xin này ở những người đã từng nhiễm sốt xuất huyết và hồi phục trước đó.
Về cơ chế hoạt động, cũng giống như các loại vắc xin khác, Dengvaxia chứa 4 chủng virus dengue gây sốt xuất huyết đã bị làm cho suy yếu. Sau khi tiêm vào cơ thể, các kháng nguyên này sẽ kích hoạt các đáp ứng miễn dịch theo 3 bước:
- Trước hết, các tế bào tua (các tế bào chuyên làm nhiệm vụ trình diện kháng nguyên cho các tế bào T) sẽ nhanh chóng bắt lấy virus dengue từ vắc xin thâm nhập vào cơ thể, rồi mang chúng đến hạch bạch huyết thông qua hệ mạch bạch huyết.
- Tại hạch bạch huyết, tế bào tua sẽ trình diện kháng nguyên cho các tế bào T (1 trong 2 loại tế bào lympho có chức năng phá hủy các tế bào bị tổn thương, đồng thời cảnh báo về tác nhân xâm hại cho các tế bào khác).
- Tế bào T sau khi được kích hoạt, theo phản ứng dây chuyền sẽ kích hoạt tế bào B (tế bào lympho có chức năng tạo ra kháng thể). Tế bào B đã hoạt hóa sẽ nhân lên về số lượng, đồng thời tạo ra 4 loại kháng thể đặc hiệu với 4 loại virus dengue. Lượng kháng thể này sẽ được giải phóng đi khắp cơ thể thông qua mạch máu.
Khi muỗi vằn mang virus dengue đốt 1 người đã được chủng ngừa vắc xin, virus thâm nhập vào cơ thể, thông qua nước bọt của muỗi, sẽ nhanh chóng được nhận diện bởi các kháng thể đặc hiệu đã được sản sinh nhờ vắc xin, theo cơ chế chìa khóa - ổ khóa. Các kháng thể này sẽ bám lên thụ thể trên bề mặt virus và từ đó bất hoạt virus.
Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Zika đầu tiên năm 2020, Bộ Y tế phát cảnh báo khẩn Bệnh nhân đầu tiên được xác định nhiễm virus zika là nam giới ở Đà Nẵng. Hiện Bộ Y tế đã phát đi công văn khẩn đề nghị các tỉnh thành tăng cường phòng chống bệnh do virus zika và sốt xuất huyết. Chiều tối ngày 25/5, Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Việt Nam đã...