Sốt xuất huyết ở người lớn: Bệnh nặng hơn so với trẻ
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 500 trường hợp là người lớn nhập viện do sốt xuất huyết, trong đó hơn 50 ca ở độ 3-4. Hiện tại khoa Nhiễm của bệnh viện, có hơn 200 người lớn đang được điều trị sốt xuất huyết tăng trên 50% so với những tuần trước.
Vì sao gia tăng người lớn mắc?
Cũng theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, so với những năm trước, tỷ lệ người lớn mắc sốt xuất huyết ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 1991, tỷ lệ người lớn mắc bệnh chỉ chiếm 14%, năm 2004 lên 30%, năm 2006 là 50,1% và hiện nay lên 75%. Những năm gần đây tỷ lệ không chỉ ở khu vực nông thôn, khu vực thành thị số người mắc cũng ngày càng nhiều.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia y tế cho rằng có nhiều yếu tố như môi trường, mật độ dân cư ngày càng đông, tập trung ở các thành phố lớn; các chủng virut gây bệnh có sự biến đổi độc tính; ít hiểu biết cũng như cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này… Nguyên nhân khác, chính là sự chủ quan ở người bệnh bởi cho rằng sốt xuất huyết chỉ có ở trẻ em, ít xảy ra ở người lớn. Bởi vậy, khi mắc sốt xuất huyết nhiều người không biết, nghĩ cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi nên không đến cơ sở y tế để khám và điều trị dẫn đến nhiều trượng hợp bệnh nặng đã có biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội). Ảnh: PV
Sốt cao, xuất huyết nhiều hơn
Sốt xuất huyết ở người lớn rất khác sốt xuất huyết ở trẻ em. Trẻ em bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết. Ở người lớn thì ngược lại xuất huyết nhiều hơn sốc và sốt cao hơn trẻ em. Khi sốt thường kèm lạnh run, nhức đầu, thời gian sốt kéo dài từ 7-10 ngày (trẻ em thường từ 5-7 ngày). Xuất huyết thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt cao, những chấm xuất huyết dưới da xuất hiện tự nhiên sau đụng chạm nhẹ, chảy máu răng, chảy máu mũi tự nhiên. Ở nữ giới, xuất huyết âm đạo không trùng với chu kỳ kinh nguyệt điều này khiến nhiều người nhầm tưởng mắc bệnh phụ khoa. Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc huyết áp bị tụt gây biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi tiêu ra máu, ra phân đen), suy gan, đông máu. Do đó, nguy cơ tử vong ở người lớn cũng cao hơn trẻ em.
Video đang HOT
Chủ động phòng bệnh
Để phòng bệnh cần tránh muỗi đốt bằng cách ngủ màn, đồng thời thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường như: Dọn dẹp các nơi bùn lầy, nước đọng nhất, diệt lăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước trong và ngoài nhà…
Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế được khám, tư vấn và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hạ sốt, giảm đau. Đặc biệt, không được dùng thuốc Aspirin vì thuốc này sẽ làm cho bệnh nhân bị chảy máu nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tốt nhất sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ăn thức ăn dễ tiêu, uống nhiều nước…
Theo SKĐS
Cẩn thận với chứng đau tai mùa bơi lội
Nếu sau bơi lội, bạn thấy tai đau thì có thể là do bị nước tràn vào hoặc vùng ống tai bị xước, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
Có 2 dạng đau tai
Đau tai bên trong xảy ra khi nước tràn vào bên trong ống tai. Trong trường hợp này khá nhiều người sẽ chọn giải pháp nghiêng đầu một bên và lắc lắc cho nước chảy ra ngoài. Thực tế đây không những không phải là giải pháp hiệu quả. Thường nước sẽ tự chảy ra sau 1 vài ngày. Trong suốt thời gian này, vi khuẩn có một môi trường lý tưởng để phát triển và lây lan dần
Đau tai bên ngoài hay còn gọi là viêm tai ngoài và thường gặp ở những người hay bơi lội. Khi có bất kỳ vật gì làm rách da vùng ống tai, vi khuẩn sẽ xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Bơi lội ở ao, hồ, sông, suối hoặc những khu vực ô nhiễm khiến nguy cơ mắc bệnh này càng cao.
Tuy nhiên, viêm tai cũng có thể xảy đến với những người ngâm mình trong bể bơi quá lâu. Chất Clo có trong hồ bơi sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn.
Ngoài lý do bơi lội, ngoáy tai bằng các vật cứng nhọn cũng gây ra viêm tai bởi chúng sẽ có thể làm rách vùng da ở ống tai khiến vi khuẩn xâm nhập.
Biểu hiện
Triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác đau trong tai khi bạn kéo tai hoặc thậm chí khi nhai hoặc há miệng. Trong một số trường hợp, trước khi đau tai, chúng ta sẽ có cảm giác ngứa khó chịu bên trong tai. Sưng và ửng đỏ bên ngoài cũng là những triệu chứng thường gặp. Trong một số trường hợp, hạch bạch huyết xung quanh tai cũng xuất hiện và lan rộng. nếu ống tai sưng lên sẽ xuất hiện mủ màu xanh chảy ra. Những người bị đau tai thường dễ bị điếc tạm thời, thậm chí là sốt cao.
Để xác địng xem tai của người bơi có bị đau hay viêm không, cố gắng chuyển động một số bộ phận tai mà bạn có thể với đến một cách nhẹ nhàng. Nếu bất kỳ bộ phận nào bị đau, rất có thể bạn đã bị mắc chứng đau tai này. Do vậy cần có những chữa trị hợp lý ngay khi có thể.
Điều trị
Dù là dạng đau tai nào cũng cần tìm gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và kê đơn. Mặc dù có rất nhiều loại thuốc khác nhau dạng nhỏ giọt để chúng ta lựa chọn nhưng hầu hết đều có tác dụng tốt bởi chứng có chứa chất kháng sinh và xteoit tổng hợp. Số lượng nhỏ giọt yêu cầu và tần số nhỏ là khác nhau tùy vào từng loại thuốc, tuy nhiên khoảng từ 5-10 giọt và 2-4 lần một ngày trong khoảng 10 phút là đủ và hợp lý.
Nên sử dụng thuốc trong khoảng 1 tuần để chữa dứt điểm cơn đau. Nếu cơn đau kéo dài bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như Tylenol và Ibuprofen.
Ngoài sử dụng thuốc, hiện không có phương pháp hữu hiệu nào khác để chữa đau tai.
Bạn cần chắc chắn chính xác đang bị loại đau tai nào. Mỗi dạng đau tai sẽ có các cách chữa trị khác nhau. Nếu bạn không chắc chắn bác sỹ chuyên khoa sẽ là ngùi đưa ra lời khuyên hữu hiệu và thuốc chữa phù hợp.
Phòng ngừa
Một số người dùng bịt tai khi bơi tuy nhiên không được hiệu quả như ý muốn. Giải pháp tốt nhất bây giờ là làm khô tai ngay lập tức sau khi bơi. Nếu vẫn còn nước trong tai, bạn có thể dùng một ít giọt cồn nhỏ vào bên trong. Nếu không có thể dùng giấm chua hoặc cồn để rửa vết thương. Tuy nhiên, chúng ta cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ vật thể nào đụng vào cơ thể.
Cuộc sống sau khi bị đau tai
Không có nhiều vấn đề nguy hiểm cho cuộc sống sinh hoạt của bạn sau khi mắc chứng bệnh đau tai. Có một số tranh cãi về thời gian tiếp xúc lại với nước sau khi chữa trị. Các ý kiến tuy khác nhau nhưng 10 ngày là thời gian phù hợp nhất. Nếu bạn động nước sớm hơn khoảng thời gian này thì quá trình chữa trị sẽ còn kéo dài và có những viêm nhiễm về sau khác. Bạn có thể dùng lớp bảo vệ tai nhưng chúng không được đảm bảo là an toàn tuyệt đối.
Theo BĐVN
Có nên uống nhiều nước hoa quả khi bị sốt? Khi bị sốt cao vào mùa hè, tôi thường không ăn uống được gì cả. Điều này khiến tôi rất mệt. Nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị một cơn sốt cao (38,9-40oC) thì hãy làm theo chỉ dẫn dưới đây: Bị sốt không có nghĩa là bạn hoặc con bạn đang gặp một vấn đề gì đó nghiêm trọng. Nếu bị sốt...