Sốt xuất huyết kiêng gì? Tránh 5 điều sau để bảo vệ sức khỏe
Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, cần kiêng gì để không khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn? Dưới đây là một số lưu ý bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh làm vì dễ gây các biến chứng nguy hiểm, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi vằn gây nên. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Trong trường hợp mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần lưu ý không nên làm những điều sau.
1. Không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt
Với những người mắc sốt xuất huyết, tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Bởi hai loại thuốc này sẽ càng khiến cho tình trạng ra máu ở người bệnh trở nên trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tính trạng xuất huyết dạ dày dữ dội gây nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh sốt xuất huyết chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần Paraceramol vì thuốc này tương đối không độc với liều điều trị. Ảnh: Boldsky
Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt có thành phần Paracetamol, sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều thuốc.
2. Không tắm và ngâm người trong nước quá lâu
Video đang HOT
Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, cần tránh tắm và ngâm người trong nước quá lâu. Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh để tắm và gội đầu bởi nó có thể làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn.
Với trường hợp sốt xuất huyết hạ tiểu cầu, người bệnh cần tránh kỳ cọ mạnh khi tắm bởi điều này có thể gây ra máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.
Trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, nên hạn chế việc tắm gội bởi nó sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, tình trạng xuất huyết có thể trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn chỉ nên dùng khăn ấm để lau người.
3. Kiêng đồ uống ngọt
Bệnh sốt xuất huyết cần kiêng gì? Đồ uống ngọt như nước soda hay mật ong, các loại đường tự nhiên,… đều không nên sử dụng. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn, bệnh càng nặng hơn, lâu khỏi. Bên cạnh đó, caffeine, rượu bia, thuốc lá,… cũng là những thứ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nên tránh.
Đồ uống ngọt, rượu bia, thuốc lá,… là những thứ bệnh nhân sốt xuất huyết không nên sử dụng. Ảnh: Boldsky
4. Không ăn đồ cay nóng
Sức đề kháng của bệnh nhân sốt xuất huyết bị suy giảm, năng lượng cơ thể vì thế mà cũng bị hao hụt đi phần nào. Việc ăn các món đồ cay nóng không chỉ khiến cho cơ thể của bạn mệt mỏi hơn, bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sức khỏe.
5. Không ăn các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ
Khi bị sốt xuất huyết, các thực phẩm hay thức uống có màu sẫm đi vào cơ thể sẽ khiến cho phân người bệnh có thể bị nhuộm màu tối. Điều này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt với phân có lẫn máu trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa.
Không dùng Ibuprofen hạ sốt cho trẻ sốt xuất huyết
Ibuprofen hạ sốt mạnh và thời gian tác dụng dài hơn so với Paracetamol, song không được dùng cho trẻ mắc sốt xuất huyết vì có thể gây xuất huyết tiêu hóa.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết hiện nay nhiều phụ huynh tự cho con hạ sốt tại nhà. Ông đặc biệt lưu ý, khi con sốt xuất huyết, không được cho hạ sốt bằng thuốc Ibuprofen vì đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa phải nhập viện cấp cứu.
"Phụ huynh sau khi dùng paracetamol để hạ sốt cho con nhưng không thấy tác dụng nên đã chuyển sang Ibuprofen. Mỗi năm chúng tôi ghi nhận vài ca trẻ bị xuất huyết tiêu hóa do cha mẹ dùng hạ sốt Ibuprofen", bác sĩ Lâm nói.
Trẻ sốt xuất huyết chỉ cần hạ sốt bằng thuốc Paracetamol thông thường. Đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 đến 6 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, hay có bệnh nền đặc biệt cần tham khảo bác sĩ về khoảng cách giữa các lần dùng.
Thuốc Ibuprofen tác dụng hạ sốt mạnh và kéo dài thời gian hạ sốt hơn so với Paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ.
Chống chỉ định dùng thuốc Ibuprofen để hạ sốt trong các trường hợp trẻ nghi ngờ hay bị sốt xuất huyết; trẻ loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá; trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc...
Trẻ sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Lê Nga.
Theo bác sĩ Lâm, khi trẻ có biểu hiện sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, phát ban, nguyên tắc đầu tiên các gia đình cần phải xem nguyên nhân sốt của trẻ để tìm cách hạ sốt cho tốt. Do đó, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, theo dõi và chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể, trẻ có thể nhập viện điều trị hoặc theo dõi tại nhà.
Sốt xuất huyết do virus gây nên bệnh khởi phát cũng giống như các bệnh nhân nhiễm trùng khác: sốt nhẹ, mệt mỏi, đau người, sang ngày 2-3 sốt cao, ban xuất huyết, đau bụng, nôn ói, kém ăn, rối loạn ý thức. Trong những trường hợp nặng có thể có biểu hiện sốc do mất dịch. Do đó, việc bù dịch cho con cũng rất quan trọng nhưng phải bù đúng cách.
"Ngày thứ 3, thứ 4 mắc sốt xuất huyết là thời gian cơ thể mất nước, cần bù dịch. Tuy nhiên, từ ngày thứ 5 - 6 là giai đoạn tái hấp thu và hồi phục. Nếu bù dịch nhiều quá sẽ gây ra tràn dịch đa màng, nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân", bác sĩ Lâm lưu ý.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 8/9, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em đang điều trị cho khoảng 6-7 ca sốt xuất huyết. Cơ bản các bệnh nhân đến khám và điều trị không đến mức nặng và chưa ghi nhận ca tử vong.
Bác sĩ cho biết, so với cùng kỳ năm ngoái, bệnh nhân sốt xuất huyết không tăng. Từ đầu năm đến nay, Trung tâm ghi nhận hơn 60 ca sốt xuất huyết, tập trung nhiều chủ yếu vào tháng 8, 9.
Cảnh báo sốt xuất huyết gia tăng ở trẻ nhỏ Ngày 8-9, theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm là cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Nếu như đầu năm nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện chỉ điều trị một vài bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, thì thời điểm hiện tại đã tiếp nhận...