Sốt xuất huyết diễn biến khó lường
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.016 ca mắc sốt xuất huyết (SXH).
Số ca mắc rải đều tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, Phước Long, Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Gia Mập và Phú Riềng là những địa phương có số ca mắc nhiều nhất. Đáng lưu ý, chủng vi rút năm nay là Dengue 2 chuyển độ nặng nhanh (dấu hiệu cảnh báo) có độc lực mạnh, nguy cơ bệnh diễn tiến nặng gia tăng và đã có 2 ca tử vong.
Trong tháng 7, tại huyện biên giới Bù Đốp ghi nhận 1 ca tử vong và mới đây nhất vào ngày 18-10, tại thành phố Đồng Xoài ghi nhận 1 ca tử vong do mắc SXH. Thực trạng này cho thấy SXH trên địa bàn tỉnh diễn biến rất khó lường.
Bài học tránh vết xe đổ
Theo Tiến sĩ Phạm Hoàng Xuân, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ngày 19-10-2024, đơn vị nhận được thông tin phản hồi của Trung tâm Y tế TP. Đồng Xoài có 1 trường hợp tử vong do mắc SXH. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, đơn vị phối hợp Trung tâm Y tế TP. Đồng Xoài tiến hành xác minh, điều tra dịch tễ, xử lý. Đồng thời, qua trường hợp đáng tiếc này, đơn vị kiến nghị Sở Y tế có biện pháp, chế tài và chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện đầy đủ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28-12-2015 của Bộ Y tế.
Cán bộ trạm y tế và cộng tác viên y tế phường Tiến Thành (TP. Đồng Xoài) phát tờ rơi tuyên truyền và cho hộ dân ký cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết – Ảnh: Nhã Trâm
Thực hiện công tác y tế dự phòng, ngay từ đầu năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã chủ động về mọi mặt từ chuyên môn, nhân lực, vật lực để tăng cường công tác phòng, chống SXH. Trong đó, tại các điểm nóng, nơi có nhiều ca mắc SXH, ngành y tế thành lập các đoàn đến tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng, chống bệnh. Đồng thời, ngành y tế tiến hành chiến dịch phun diệt lăng quăng tại các hộ dân và khu vực xung quanh nhà dân.
Video đang HOT
Thế nhưng, do thời tiết diễn biến bất lợi, ảnh hưởng mưa bão liên tiếp làm độ ẩm không khí tăng cao và là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sản, tác nhân gây bệnh SXH, làm bùng phát dịch bệnh. Đáng quan ngại hơn là ý thức, trách nhiệm cộng đồng trong phòng, chống SXH vẫn còn bất cập. Nhiều cấp, ngành, chính quyền địa phương và người dân vẫn xem đây là trách nhiệm của riêng ngành y tế.
Phải cộng đồng trách nhiệm
Theo Tiến sĩ Phạm Hoàng Xuân, tại nhiều địa phương trong tỉnh, sự hưởng ứng, vào cuộc của các cấp, ngành và từng hộ dân, người dân trong phòng, chống SXH chưa hiệu quả, chưa thường xuyên, liên tục. Một số địa phương vẫn chủ quan, lơ là, xem đây là trách nhiệm của riêng ngành y tế, của lĩnh vực y tế dự phòng. “Chúng ta cần có giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo từ tuyến tỉnh tới huyện, xã; phải có sự chung tay vào cuộc của hệ thống chính quyền. Phải có giải pháp, chế tài xử phạt hành chính để người dân nâng cao ý thức phòng bệnh cho bản thân, gia đình” – Tiến sĩ Phạm Hoàng Xuân đề xuất.
Chai lọ, vật dụng chứa nước mưa vương vãi trong cộng đồng dân cư là nơi mang mầm bệnh gây sốt xuất huyết
Trên thực tế, các biện pháp phòng bệnh lâu nay đang áp dụng chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời. Khi có sự vào cuộc của các cấp, ngành thì phải tạo cho được thói quen, sự tự ý thức của người dân; có sự cộng đồng trách nhiệm, phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, ngành, chứ không giao phó cho riêng ngành y tế. Tiến sĩ Phạm Hoàng Xuân nêu dẫn chứng: Thời gian qua, khi dịch SXH xảy ra, chúng ta thành lập những đoàn thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng; đến từng hộ dân súc rửa lu, khạp chứa nước cho họ… Điều này không bền vững, chúng ta không thể làm thay cho các hộ dân được. Chính vì thế, cả hệ thống cần vào cuộc, làm sao để mỗi người dân tự ý thức được đó là trách nhiệm của cá nhân, gia đình mình. Muốn làm được điều này thì vai trò chỉ đạo của chính quyền các cấp không thể tách rời.
Tiến sĩ Phạm Hoàng Xuân khuyến cáo: Những vật dụng quanh nhà chứa nước, những hốc cây, lá rụng; bình bông hoặc lu trữ nước không được đậy nắp cẩn thận… đều là nơi chứa mầm bệnh gây SXH. Do đó, người dân cần tự thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh tại nhà. Ban ngày, cần cho trẻ mặc áo dài tay, hạn chế tiếp xúc những nơi ẩm thấp, nguy cơ có muỗi. Trong nhà phải tạo sự thông thoáng không cho muỗi truyền bệnh SXH sinh sản, phát triển.
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh
Một tín hiệu đáng mừng là căn bệnh nguy hiểm này đã có vắc xin phòng bệnh. Tuy giá vắc xin khá cao nhưng nhiều người dân đã chủ động tiêm phòng. Bà Nguyễn Thị Hoa ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng chia sẻ: “Khi hay tin có vắc xin phòng bệnh SXH, mặc dù giá một mũi tiêm gần 1,4 triệu đồng nhưng tôi cũng cố gắng đi tiêm phòng. Các con, cháu của tôi cũng đã tiêm phòng”.
Phun hóa chất nơi có ổ dịch sốt xuất huyết chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời, người dân cần chủ động dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà
Ý thức được nguy cơ mắc SXH thường rơi vào nhóm trẻ em, nên khi có vắc xin, nhiều phụ huynh đã đưa con em đi tiêm phòng. “Tôi nghe nói có vắc xin đã lâu, nay có tiêm dịch vụ tại thành phố Đồng Xoài, tôi đưa 2 con đến tiêm, vì gần nhà tôi đã có ca mắc SXH. Sau 3 tháng sẽ tiêm nhắc lại mũi 2. Tiêm phòng rồi tôi cũng cảm thấy yên tâm phần nào” – chị Phạm Nguyễn Hoàng Anh ở phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài cho biết.
Khi nghi ngờ mắc sốt xuất huyết phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám, theo dõi kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm
Mưa, nắng đan xen liên tục như hiện nay là điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển, nguy cơ bùng phát SXH. Ngoài sự cộng đồng trách nhiệm của các cấp, ngành cùng phối hợp với ngành y tế, thì sự tự ý thức phòng bệnh của người dân vẫn là yếu tố quyết định trong công tác phòng, chống SXH. Bên cạnh tiêm phòng vắc xin, mỗi người, mỗi nhà và trong từng khu dân cư cần phát quang bụi rậm, không để nước đọng trong chum, lọ, vật dụng quanh nhà, và hóa chất chống muỗi, ngủ màn… Khi không may mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Khuyến cáo người dân đến cơ sở y tế điều trị sốt xuất huyết kịp thời
Ngày 30/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước cho biết, tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Trước đó, ngày 19/10, Trung tâm nhận được thông tin của Trung tâm Y tế Đồng Xoài có bé trai 7 tuổi ngụ xã Tiến Hưng (thành phố Đồng Xoài) tử vong do sốt xuất huyết. Tiếp nhận thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế Đồng Xoài xác minh, điều tra dịch tễ, xử lý.
Đây là ca thứ hai tử vong do sốt xuất huyết tại tỉnh từ đầu năm 2024 đến nay. Ca đầu tiên tử vong được ghi nhận vào tháng 7 tại huyện biên giới Bù Đốp.
Từ đầu năm đến nay, Bình Phước có hơn 2.016 ca mắc sốt xuất huyết, rải đều tại các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, Phước Long, Đồng Xoài, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phú Riềng là những địa phương có số ca mắc nhiều nhất.
Thời gian qua, ngành Y tế đã tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết. Trong đó, tại các điểm "nóng", nơi có nhiều ca mắc sốt xuất huyết, ngành Y tế đã lập các đoàn đến tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng, chống bệnh; triển khai chiến dịch diệt lăng quăng tại các hộ gia đình và khu vực xung quanh nhà dân.
Ngành Y tế Bình Phước khuyến cáo, người dân thực hiện phòng, chống bệnh tại nhà, thường xuyên phát quang bụi rậm, dọn dẹp những vật chứa nước không cần thiết, vệ sinh nhà cửa... để loại bỏ điều kiện cho muỗi sinh sôi, phát triển. Khi nghi ngờ mắc bệnh, người dân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám, chữa trị kịp thời.
Quảng Bình: Thêm một người tử vong do bị sốt xuất huyết Ngày 10/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có thêm một bệnh nhân ở huyện Minh Hóa tử vong do sốt xuất huyết. Như vậy, trong vòng chưa đầy một tháng, Quảng Bình có 2 trường hợp chết do sốt xuất huyết và đều từ cơ sở điều trị tuyến dưới chuyển lên tuyến...