Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Dấu hiệu nhận biết
Sau khi sốt cao liên tục 2 – 3 ngày, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ bị nổi những chấm đỏ trên da như vết muỗi đốt hoặc phát ban. Vậy sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi và làm thế nào để nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết hay chuyển biến nguy hiểm?
1. Một số lưu ý quan trọng về sốt xuất huyết
- Theo CDC, khoảng 1/4 số người nhiễm virus sốt xuất huyết sẽ phát bệnh. (1)
- Khoảng 1/20 số người mắc sốt xuất huyết sẽ phát triển thành sốt xuất huyết nặng. (2)
- Triệu chứng sốt xuất huyết có thể nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào thể trạng và khả năng miễn dịch của mỗi người.
- Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến nhanh. Mức độ tiến triển từ sốt xuất huyết thông thường sang xuất huyết nặng không lường trước được. Người bệnh bị sốt xuất huyết nặng có thể bị sốc, xuất huyết trong, thậm chí có thể tử vong trong vòng vài giờ. Trong tình huống này, người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bảo toàn tính mạng.
- Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 2 -> 7 ngày. Đa số người mắc sốt xuất huyết sẽ hồi phục sau khoảng 1 tuần.
- Người có tiền sử bị sốt xuất huyết có nguy cơ bị sốt xuất huyết nặng hơn ở lần mắc tiếp theo.
- Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sốt xuất huyết thể nặng cao hơn so với người bình thường.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt, phát ban.
Khi ở thể nhẹ, người bệnh có triệu chứng sau:
- Đau nhức cơ thể (nhất là vùng sau hốc mắt, vùng trán, đau cơ, khớp hoặc xương).
- Sốt cao đột ngột (từ 39 – 40 độ C).
- Nổi mẩn, phát ban
Ở thể nặng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng kể trên kèm một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây:
- Dấu hiệu xuất huyết: Xuất hiện nhiều vết phát ban ngoài da, ra máu chân răng, ra máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen (do xuất huyết nội tạng).
- Buồn nôn, ói mửa. (ít nhất 3 lần trong 24 giờ)
- Chân tay lạnh, cảm thấy vật vã, bồn chồn, cáu kỉnh, hoảng hốt (choáng do xuất huyết nội tạng gây tụt huyết áp, mất máu gây ra). Nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
3. Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu và ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất?
Theo Mrright.in: Tình trạng nhiễm trùng sẽ xuất hiện ngay từ ngày đầu tiên bị muỗi đốt. Các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện từ 2 -> 7 ngày sau.
Người bệnh sẽ mất một khoảng thời gian từ 1 -> 14 ngày để đào thải hết các ổ nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.
Một số trường hợp phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút để hồi phục. (3)
Sốt xuất huyết ngày thứ mấy là nguy hiểm nhất? Sau thời kỳ phát bệnh khoản 3-4 ngày, người bệnh sẽ thấy hết sốt và cảm thấy mình đã khỏe hơn. Tuy nhiên, đây là mới là thời kỳ nguy hiểm nhất của bệnh. Giai đoạn này, người bệnh không còn bị sốt cao như 3 ngày trước đó nhưng thực tế giai đoạn này rất dễ dẫn đến các biến chứng nặng như sốc, xuất huyết trong, tim đập nhanh, tràn dịch màng phổi, đau tức gan,…
4. Giới Thiệu Chung Về Bệnh Sốt Xuất Huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus. Xảy ra tình trạng sốt xuất huyết là do một nhóm các bệnh do một số họ virus gây ra như: Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus.
Nguyên nhân khiến sốt xuất huyết lây lan rộng trong cộng đồng là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bị nhiễm virus sang người khỏe mạnh. Những người bị nhiễm sốt xuất huyết sẽ phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Nếu bệnh nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, đau các cơ và xương khớp. Một khi bệnh sốt xuất huyết đã chuyển biến sang dạng nặng thì có thể gây ra máu chân răng, ra máu mũi, huyết áp bị giảm đột ngột và nguy hiểm hơn nữa sốt xuất huyết ở người lớn rất dễ gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
6. Nguyên Nhân Gây Bệnh
Sốt xuất huyết cho một loại virus có thể gây lây lan qua đường muỗi cắn. Theo nghiên cứu có 4 loại virus sốt xuất huyết được gọi với tên là DEN – 1 đến DEN – 4. Chỉ có 1 loài muỗi truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti hay còn có tên gọi là muỗi Aedes albopictus. Loại muỗi này hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và làm lây lan virus truyền bệnh.
Khi bị muỗi Aedes trích thì virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong thời gian từ 1 tuần cho đến 11 ngày. Sau khi bị muỗi chích thì virus sẽ tuần hoàn trong máu kéo dài từ 2 ngày cho đến 1 tuần. Vì vậy, khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus sẽ được lây truyền sang muỗi, từ đó muỗi Aedes đi hút và chích máu những người khác sẽ khiến virus sốt xuất huyết lây lan nhanh trong môi trường xung quanh.
7. Các giai đoạn của bệnh
7.1. Thời kỳ ủ bệnh
Thời gian đầu tiên, trong thời gian ủ bệnh khi mới bị muỗi vằn đốt và truyền virus vào cơ thể thì những dấu hiệu nhận biết người bị virus chưa được bộc lộ ra ngoài. Điều đó gây nên những khó khăn vì khó nhận biết bệnh lý này.
Quãng thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết ngắn hay dài tùy thuộc vào cơ địa, sức đề kháng của từng cá thể. Thời gian ủ bệnh bắt đầu từ 3 ngày kéo dài đến 2 tuần nhưng quãng thời gian trung bình kéo dài từ 4 ngày cho đến 7 ngày.
Sự thật, gần như tất cả mọi người đều rất khó hoặc không thể phát hiện được mình mắc bệnh trong giai đoạn này bởi những biểu hiện cũng như đặc trưng của bệnh chưa rõ ràng, còn mờ nhạt nên rất khó nhận biết.
Video đang HOT
7.2. Giai đoạn sốt
Sau quãng thời gian ủ bệnh kéo dài, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn sốt cao. Giai đoạn sốt cao chỉ kéo dài trong 3 ngày đầu của bệnh, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lên tới 39 đến 40 độ.
Ngoài biểu hiện sốt thì bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác cùng lúc như: nhức đầu, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, xương khớp rã rời. Đặc biệt lưu ý khi bị sốt xuất huyết sẽ đau ở hốc mắt, kém ăn, buồn nôn và còn đau tức ở vùng thượng vị.
Biểu hiện ngoài da: Người bệnh ngoài xuất hiện các nốt phát ban dưới da, ra máu cam thì còn có thể ra máu chân răng.
7.3. Giai đoạn nguy hiểm
Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, câu trả lời sẽ được giải đáp ở giai đoạn nguy hiểm của bệnh này. Giai đoạn nguy hiểm chính là giai đoạn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nhất.
Gia đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết chỉ kéo dài từ 3 đến 4 ngày và thường xảy ra khi bắt đầu vào ngày thứ 4 cho đến ngày thứ 7 kể từ thời gian bị sốt.
Tại sao giai đoạn này lại được gọi là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và có ảnh hưởng đến việc đến quá trình điều trị bệnh này. Bởi vì, lúc này tình trạng sốt đã giảm, người bệnh chỉ còn bị sốt nhẹ và hầu như tất cả bệnh nhân sốt xuất huyết đều cho rằng mình đã ổn và khỏi bệnh nhưng thực tế thì không phải vậy.
Khi triệu chứng sốt xuất huyết diễn ra liên tục, cùng lúc như: xuất huyết dưới da với biểu hiện phát ra ngoài da các nốt chấm ban đỏ ở cẳng chân, mặt trong hai cánh tay hay bụng và đùi. Xuất huyết niêm mạc là hiện tượng ra máu chân răng, ra máu mũi. Những trường hợp nặng, nghiêm trọng cho người bệnh như xuất huyết nội tạng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não.
Giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết thường kéo dài từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 kể từ thời gian bị sốt.
Ngoài ra, người bệnh còn có một số biến chứng khác: Thoát huyết tương nhiều có thể gây nên hiện tượng tràn dịch màng phổi gây căng da, phù nề, gan to. Còn phải kể đến việc thoát huyết tương nhiều sẽ gây ra hiện tượng kích thích vật vã, tê lạnh đầu chi, huyết áp giảm vô cùng nguy hiểm.
7.4. Giai đoạn phục hồi
Vượt qua được giai đoạn nguy hiểm để đến giai đoạn phục hồi thì người bệnh có thể có những an tâm nhất định trong công cuộc điều trị bệnh sốt xuất huyết của mình. Giai đoạn phục hồi chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Khi cơ thể dần hồi phục, cơn sốt cũng được đẩy lùi thì người bị bệnh sốt xuất huyết có thể ăn uống được, có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn.
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, sau khi trải qua đủ 4 giai đoạn của sốt xuất huyết thì người bệnh sẽ khỏi bệnh. Sốt xuất huyết kéo dài từ 1 đến 2 tuần, sau đó người bệnh có thể khỏe mạnh trở lại.
8. Dấu hiệu khi đã khỏi sốt xuất huyết
Đến giai đoạn sốt xuất huyết có thể dần khỏi thì giai đoạn khỏi bệnh sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như cơ thể đỡ mệt mỏi, ăn uống ngon miệng hơn, đi tiểu nhiều hơn và các nốt xuất huyết không còn xuất hiện các nốt mới. Những dấu hiệu cho thấy bạn sắp khỏi sốt xuất huyết:
8.1. Cơ thể đỡ mệt mỏi
Hiện tượng sốt cao từ 30 đến 40 độ liên tục trong 2 – 3 ngày đầu liên tiếp là cảnh báo đầu tiên khiến bạn phát hiện ra mình đã bị mắc sốt xuất huyết. Khi ấy cần chủ động đến bệnh viện để thăm khám.
Trải qua các triệu chứng sốt xuất huyết sau đó hơn 1 tuần từ ngày bắt đầu người bệnh phát hiện ra mình bị sốt xuất huyết cảm thấy cơ thể mình đang dần khỏe mạnh hơn nghĩa là bệnh sốt xuất huyết của bạn đang được đẩy lùi, cơ thể báo hiệu bạn đang có dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết.
8.2. Đi vệ sinh nhiều
Bệnh sốt xuất huyết khiến cơ thể bạn bị mất nước trầm trọng nên lượng nước tiểu của bạn trong những ngày bị bệnh sẽ rất ít so với hàng ngày. Mất nước là lý do khiến người bệnh cần uống Orezon để bù vào lượng nước mà cơ thể đang bị mất.
Dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết rõ ràng nhất là khi bạn có thể đi vệ sinh với lượng nước tiểu nhiều hơn và gần như trở lại bình thường như trước khi bạn bị sốt xuất huyết.
8.3. Ăn uống ngon miệng hơn
Bất kể tình trạng sốt xuất huyết nhẹ hay nặng, sốt xuất huyết kéo dài bao lâu đều sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, chán ăn. Có nhiều trường hợp không muốn ăn chỉ uống nước, ăn cháo và không thể bổ sung dinh dưỡng bằng món ăn được khi cơ thể quá mệt mỏi.
Khi cơ thể bắt đầu trở lại với tâm trạng muốn ăn, thèm ăn hơn, ăn uống có cảm giác ngon miệng hơn thì đó là dấu hiệu bạn sắp khỏi sốt xuất huyết.
8.4. Không xuất hiện các nốt xuất huyết mới
Thông thường thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và sốt xuất huyết có thể tự khỏi trong 1 tuần. Trong thời gian bị sốt xuất huyết cơ thể bạn sẽ xuất hiện các nốt xuất huyết liên tục, dày đặc khiến bệnh nhân vô cùng ngứa và khó chịu. Đây được xem là biểu hiện rõ ràng nhất khiến bạn có thể nhận biết được cơ thể đang mắc sốt xuất huyết và bệnh tình của bạn đang tiến triển.
Dấu hiệu khỏi bệnh sốt xuất huyết là khi cơ thể bạn không nổi thêm các vết xuất huyết mới.
9. Cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết tuy nguy hiểm nhưng trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh chỉ mắc bệnh ở thể nhẹ, có rất nhiều trường hợp không cần đến bệnh viện vẫn có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng muốn chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà đúng cách bạn cần phải tuân theo những quy tắc:
9.1. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể
Đối với người bị bệnh sốt xuất huyết cần được theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Để ý những lúc sốt cao trên 38,5 độ cần được hạ sốt bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, ngoài ra có thể sử dụng một số biện pháp giảm sốt như chườm đá, nằm chỗ thoáng mát cho cơ thể dễ chịu.
Luôn theo dõi sát sao từ 4 đến 6 giờ phải kiểm tra lại nhiệt độ cơ thể người bệnh một lần. Trong trường hợp vẫn sốt thì người bệnh uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn phải để ý đến liều lượng, thời gian giãn cách và loại thuốc sử dụng.
9.2. Cho người bệnh uống nhiều nước
Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào việc người bệnh có thời gian nghỉ ngơi đủ không, lượng nước bị thiếu hụt trong cơ thể đã được bù đúng cách chưa.
Hàng ngày cơ thể đều cần nước, khi bị sốt xuất huyết cơ thể lại càng cần nhiều nước hơn vì bệnh sốt xuất huyết khiến đường máu bị cô đặc rất khó lưu thông. Đó là nguyên nhân chính gây ra biến chứng sốc đối với người bệnh.
Để phòng tránh tình trạng người bệnh bị mất nước người chăm sóc nên cho bệnh nhân uống oresol hoặc có thể thay thế bằng các loại nước hoa quả như nước chanh, nước cam. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung nước bằng nước lọc. Nhưng nên uống từ từ, uống nhiều lần thay vì uống cùng một lúc quá nhiều, quá nhanh dẫn đến hiện tượng đầy bụng, có những trường hợp sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn.
9.3. Bổ sung dinh dưỡng
Người bị sốt xuất huyết thường rất chán ăn, không muốn ăn nên lựa chọn các món ăn dễ ăn, dễ tiêu hóa như cháo, súp vừa dễ ăn lại có khả năng bù nước cho người bệnh. Việc ăn uống cho người bệnh cần lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên tránh để người bệnh ăn quá nhiều, quá no mà nên để người bệnh chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Không nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây hiện tượng khó tiêu. Ngăn không cho người bệnh uống trà hay sử dụng các chất kích thích khác.
9.4. Thuốc dùng
Khi bị sốt xuất huyết bạn cần phải làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dung thuốc gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt lưu ý không được dùng các loại thuốc hạ nhiệt aspirin, ibuprofen vì những loại thuốc này có thể gây nên nhiều tác dụng phụ như hội chứng Reye, xuất huyết khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bệnh sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào sự hiểu biết của người nhà bệnh nhân trong quá trình chăm sóc và việc phối hợp điều trị với bác sĩ dành cho người bệnh.
10. Phương pháp điều trị
Sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi, muốn sốt xuất huyết khỏi nhanh chóng cần tuân theo phương pháp điều trị dưới đây:
- Không tự ý sử dụng thuốc: Bản thân sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu vì thế việc sử dụng thuốc Paracetamol có thể làm giảm cơn đau và hạ sốt. Không dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm nặng tình trạng xuất huyết hơn.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có màu: Hạn chế sử dụng thực phẩm có màu như đỏ, đen, xanh thẫm vì việc đó sẽ gây nên những khó khăn trong việc quan sát nước tiểu.
- Không ăn trứng: Nhiệt độ của người bị sốt xuất huyết đã cao hơn nhiệt độ bình thường. Trứng khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn và không thể phát tán ra ngoài. Người bị sốt xuất huyết đặc biệt là trẻ em bị bệnh không nên ăn trứng.
- Hạn chế đồ chiên rán, cay nóng: Bị sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn và sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Việc ăn các đồ ăn cay nóng, chiên rán sẽ làm cản trở quá trình điều trị cũng như phục hồi của người bệnh.
- Không uống các đồ uống có ga, cà phê, trà hay chất kích thích: Người bị sốt xuất huyết thường có cảm giác vật vã, bồn chồn, dễ nóng giận. Việc sử dụng các loại đồ uống này có thể khiến não bộ luôn ở trạng thái thích kích. Ngoài ra, việc sử dụng những loại đồ uống này sẽ gây những khó khăn nhất định trong việc điều trị sốt xuất huyết.
- Không nên tắm nước lạnh hoặc đi ra gió: Đối với những người bệnh đang bị sốt xuất huyết ở tình trạng sốt cao, người bệnh tuyệt đối không được để cơ thể bị nhiễm lạnh. Không nên tắm nước lạnh, không đi ra ngoài gió nếu có thể vì hành động tắm nước lạnh, đi ra gió có thể gây hiện tượng co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch nội tạng tiềm ẩn nguy hiểm đến tính mạng người bị bệnh.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết người bệnh cần được nghỉ ngơi, sử dụng nước ấm để lau người và tránh cho cơ thể bị nhiễm lạnh.
11. Biện pháp phòng tránh
Bệnh sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tơi sức khỏe và đời sống của mọi người. Hiện nay vẫn chưa có vắc xin có thể phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả mà mới chỉ dừng tại việc thử nghiệm.
Tuy nhiên bạn vẫn có cho mình một vài biện pháp ngăn ngừa tránh bị muỗi đốt khiến mình bị lây truyền bệnh sốt xuất huyết như sau:
- Mặc quần áo rộng vì muỗi có thể cắn qua quần áo bó sát. Sử dụng quần dài, áo sơ mi dài, đi tất và giày để tránh bị muỗi đốt.
- Mắc màn khi ngủ và xịt thuốc chống muỗi trong phòng ngủ.
- Luôn vệ sinh, dọn dẹp môi trường xung quanh thường xuyên vì muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống trong các vũng nước đọng, trong các bụi cây và góc tối.
- Sử dụng thuốc chống côn trùng, các loại sản phẩm có chứa DEET 50% để đạt hiệu quả cao nhất. Đối với trẻ em dưới 2 tháng tuổi thì nên sử dụng các chất chứa DEET từ 15 – 30%.
12. Các câu hỏi thường gặp
12.1. Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không?
Thực tế, bệnh sốt xuất huyết không lây từ người sang người trực tiếp mà lây qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Để có thể phòng bệnh sốt xuất huyết từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt cho cả người bị bệnh và người khỏe mạnh.
Vệ sinh môi trường và phun thuốc diệt muỗi tiêu diệt vật trung gian có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
12.2. Bệnh sốt xuất huyết có vaccine phòng chống không?
Hiện nay vẫn chưa có vaccine tiêm phòng sốt xuất huyết. Các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để sản xuất vaccine để phòng chống căn bệnh này.
12.3. Đã bị sốt xuất huyết một lần, cơ thể có miễn dịch cho những lần sau nữa không?
Những người đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết thường cho rằng mình khó tiếp tục bị sốt xuất huyết tiếp. Dù cơ thể người bệnh sau khi bị sốt xuất huyết có thể sinh ra kháng thể chống lại virus sốt xuất huyết. Nhưng kháng thể này không có tác dụng bảo vệ suốt đời. Bởi vậy bạn vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng mắc bệnh ngay cả khi đã bị bệnh sốt xuất huyết một lần.
13. Những hình ảnh khi bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, bản chất sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm nhưng nếu hiểu rõ bệnh và nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng tránh thì bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị tại nhà
Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết ở Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng khi chỉ tính riêng từ ngày 19 đến 25/10, Hà Nội đã ghi nhận thêm 452 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 82 trường hợp so với tuần trước đó).
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 19 đến 25/10, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã ghi nhận thêm 452 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 82 trường hợp so với tuần trước đó).
Số ca mắc mới phân bố tại 188 xã, phường, thị trấn. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, thành phố ghi nhận 4.499 trường hợp mắc sốt xuất huyết (trong đó có 2 trường hợp tử vong).
Sở Y tế Hà Nội đánh giá, thời tiết hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Trước tình hình này, BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM) đã khẳng định: "Mùa mưa nào cũng vậy, bệnh sốt xuất huyết cũng sẽ xuất hiện như một điều "đến hẹn lại lên. Bệnh này xuất phát là do muỗi cắn người bị bệnh, sau đó lây qua cho người khác.
Không bị muỗi cắn thì không thể bị sốt xuất huyết."
BS. Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM)
* Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra.
* Biểu hiện bệnh
- Thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.Có thể có nổi mẩn, phát ban.
- Thể bệnh nặng: Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, ra máu cam, ra máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Cùng với đó, các chuyên gia cũng lưu ý các biện pháp phòng ngừa và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà như sau:
1. Các cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Theo BS. Trương Hữu Khanh, muỗi có thể bay trong bán kính 300 mét nên phải diệt muỗi, loăng quăng tại tất cả các khu vực xung quanh nhà, đặc biệt là các khu vực ít để ý như: hòn non bộ, bình hoa, chén nước chống kiến, các vỏ xe và vật dụng chứa nước. Tuyệt đối không được chủ quan, chờ có người bệnh rồi mới diệt.
- Nếu không diệt muỗi có thể dùng lưới chống côn trùng để thay thế.
Bên cạnh đó, BS. Lê Xuân Thủy (Cục y tế dự phòng, Bộ Y Tế) cũng đưa ra khuyến cáo:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp...) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: ói nhiều, đau bung vùng gan (vùng sườn bên phải), ra máu cam, ói ra máu, tiểu ra máu, cảm thấy mệt mỏi và tay chân lạnh thì nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. (Ảnh: Internet)
2. Khi nào nên đi bệnh viện?
Theo BS. Trương Hữu Khanh, nếu người bệnh đang trong giai đoạn theo dõi tại nhà với triệu chứng ban đầu là sốt liên tục trong khoảng thời gian 2 ngày đầu, nên cho người bệnh uống thật nhiều nước, hạn chế vận động, tái khám và theo dõi các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết để có những biện pháp kịp thời.
Cùng với đó, mọi người cũng tuyệt đối không được truyền dịch, giác hơi, chích lể khi chưa cần thiết và sự chỉ định của bác sĩ.
Đồng thời, khi người bệnh xuất hiện các biểu hiện như: ói nhiều, đau bung vùng gan (vùng sườn bên phải), ra máu cam, ói ra máu, tiểu ra máu, cảm thấy mệt mỏi và tay chân lạnh thì nên được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Tìm ra cách tiêu diệt virus sốt xuất huyết Các nhà khoa học Australia và Indonesia tiêm vi khuẩn Wolbachia vào cơ thể muỗi vằn nhằm cản trở khả năng truyền virus sốt xuất huyết, tiêu diệt mầm bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh do virus gây ra tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây. Năm 2019, con số chạm kỷ lục. Thông qua Chương trình...