Sốt sắng đưa vợ đi đẻ, chồng chết lặng người khi vợ bỗng gục xuống ngất lịm ở bãi đậu xe rồi qua đời
Do gặp phải một biến chứng cực nguy hiểm trong thai kỳ, người mẹ đáng thương này đã ra đi mà chưa kịp nhìn mặt con lần cuối.
Anh Nick Molloy, đến từ Manchester (Anh) đã lái xe đưa vợ mình là Rachel đến bệnh viện lúc 7 giờ tối ngày 24 tháng 4 khi cô bắt đầu đau bụng và có dấu hiệu sắp chuyển dạ. Nhưng ngay khi vừa đến Bệnh viện Wythenshawe lúc 7 giờ 40 phút, trái tim Rachel đã ngừng đập và cô ngã quỵ xuống bãi đậu xe của bệnh viện.
Các bác sĩ đã nhanh chóng đưa cô vào bên trong để cấp cứu, Rachel đã được ekip bác sĩ cho mổ khẩn cấp để cứu mạng sống, thể nhưng dù có đến sự hỗ trợ của 75 bác sĩ cô vẫn qua đời 1 tiếng sau đó và không kịp nhìn thấy mặt con. Thậm chí Rachel còn không biết giới tính của con mình là gì bởi trước đó cả hai vợ chồng cô không hỏi trước bác sĩ để có sự bất ngờ.
Vợ chồng anh Nick và cô Rachel Molloy.
Cái chết của vợ đã khiến anh Nick vô cùng đau khổ, trước khi cô Rachel ra đi mãi mãi, anh chỉ kịp nói vài lời cuối cùng với vợ là con gái đã chào đời thành công.
“Tôi không thể tưởng tượng thế giới này mà không có cô ấy, bởi vì Rachel là thế giới của tôi. Thật đau buồn vì vợ tôi sẽ không bao giờ được nhìn thấy con gái nữa, nhưng tôi biết ký ức của Racher sẽ sống mãi trong tâm trí của con và tất cả những người quen biết cô ấy”.
Bé Isabella sinh ra phải chịu tổn thương não không hồi phục, sau khi nguồn cung cấp oxy và thức ăn bị cắt đứt trong bụng mẹ lúc cô Rachel ngừng thở. Bé hiện vẫn đang được chăm sóc bởi đội ngũ chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Saint Mary ở Manchester.
Cái chết của vợ là cú sốc với anh Nick.
Video đang HOT
Bé Isabella chào đời thành công nhưng bị tổn thương não do thiếu oxy.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Rachel là cô bị vỡ phình động mạch lách – một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ thường làm chết cả mẹ và bé. Chứng phình động mạch là một chỗ phình ra trong một mạch gây ra bởi sự yếu kém trong thành mạch máu. Khi máu đi qua, huyết áp làm cho một khu vực nhỏ phình ra như một quả bóng. Nếu vỡ, nó có thể gây xuất huyết bên trong và đe dọa tính mạng.
Tỷ lệ phụ nữ mắc chứng này cao gấp 4 lần so với nam giới và 95% là xảy ra trong thai kỳ, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Các số liệu cho thấy chỉ có khoảng 25% bà mẹ sống sót sau khi bị vỡ phình động mạch lách, ở trẻ sơ sinh thậm chí tỉ lệ còn thấp hơn nhiều, chỉ có 5%.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Tìm hiểu về căn bệnh đã cướp đi tính mạng của nam diễn viên Luke Perry
Luke Perry, ngôi sao phim "Riverdale và Beverly Hill: 90210 ngày" đã bị hôn mê sau khi được đưa vào bệnh viện vì đột quỵ và qua đời ở tuổi 52 vào đầu tháng 3 vừa qua.
Luke Perry
Đột quỵ là gì?
Về cơ bản, đột quỵ là một cuộc "tấn công não", theo cách nói của Hội đột quỵ quốc gia Mỹ. Khi nguồn cung cấp máu tới một vùng não nào đó bị cắt đứt, các tế bào thiếu oxy bắt đầu chết. Khi những tế bào đó chết đi, chúng mang theo các chức năng não đi cùng; tùy thuộc vào vị trí xảy ra tổn thương, bệnh nhân có thể mất trí nhớ, ngôn ngữ và chức năng vận động, cùng với những tàn phế khác.
Một số triệu chứng có thể được điều trị, mặc dù tổn thương não trên diện rộng có thể dẫn đến các vấn đề vĩnh viễn như liệt. Bạn có thể đã nhìn thấy nạn nhân đột quỵ với khuôn mặt xệ xuống, một tác dụng phụ phổ biến của đột quỵ.
Dấu hiệu đột quỵ ở nam giới
Theo CDC, các triệu chứng sớm của đột quỵ có thể bao gồm:
Tê ở mặt, cánh tay hoặc chân (đặc biệt là ở một bên người)Lú lẫnKhó nhìnKhó đi lạiĐau đầu dữ dội
Điều gì gây ra đột quỵ?
Có hai cách mà cung cấp máu cho não có thể bị cắt đứt. Phổ biến nhất, chiếm khoảng 87% số ca đột quỵ, là nhồi máu não, khi một mạch máu lên não bị tắc nghẽn do cục máu đông, ngăn không cho máu đến não.
Cục máu đông có thể bắt nguồn từ hai nơi khác nhau. Đột quỵ thuyên tắc là khi cục máu đông hình thành ở nơi khác trong cơ thể và tìm đường đến não, cho đến khi nó gây tắc mạch máu. Nhưng cục máu đông cũng có thể hình thành trong các động mạch cung cấp máu cho não - được gọi là huyết khối và nó gây ra đột quỵ huyết khối.
Tuy nhiên, cục máu đông không phải là cách duy nhất khiến não có thể bị thiếu máu mang oxy. Đột quỵ xuất huyết hiếm gặp hơn nhiều (khoảng 15% số trường hợp) xảy ra khi phình động mạch não (chỗ yếu ở thành động mạch) bị vỡ hoặc rò rỉ mạch máu. Dù trong trường hợp nào, máu cũng sẽ thấm vào não, khiến não bị tổn thương thêm do phù và chèn ép. Đột quỵ xuất huyết ít phổ biến hơn, nhưng nguy hiểm hơn, chiếm khoảng 40% số ca tử vong do đột quỵ.
Ngoài ra còn có một hiện tượng giống như đột quỵ gọi là cơn nhồi máu não thoáng qua (TIA). Trong trường hợp này, dòng máu lên não tạm thời bị cắt đứt, tạo ra các triệu chứng giống như đột quỵ. Nhưng khi dòng máu phục hồi - ví dụ do cục máu đông đã thoát qua - các hiệu ứng biến mất, không có tổn thương não vĩnh viễn. Mặc dù bản thân TIA không gây ra tác hại vĩnh viễn, nhưng nó lại là một chỉ số cho thấy nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Ai có nguy cơ bị đột quỵ?
Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng đột quỵ chỉ xảy ra với người già. Mặc dù nguy cơ đột quỵ tăng lên khi chúng ta già đi, đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ bị đột quỵ nhiều hơn đàn ông, nhưng đó vì họ sống lâu hơn đàn ông; ở độ tuổi trẻ hơn, như Perry, đàn ông dễ bị đột quỵ hơn. Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn, một phần vì họ dễ bị huyết áp cao, đái tháo đường và béo phì - những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đột quỵ được điều trị như thế nào?
Vì hầu hết các cơn đột quỵ là do cục máu đông, điều trị sớm nhất thường bao gồm tấn công cào cục máu đông, bằng thuốc để làm tan nó hoặc bằng phẫu thuật để loại bỏ nó, được gọi là phá huyết khối. Một khi nguy cơ trước mắt đã qua, bệnh nhân có thể được chuyển sang phục hồi chức năng, tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tổn thương não.
Những người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn những người khác, vì vậy về lâu dài họ có thể được dùng thuốc giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong hệ thống tuần hoàn. Các bác sĩ cũng điều trị cholesterol cao và huyết áp cao để giảm nguy cơ đột quỵ, cũng như khuyến khích bệnh nhân tập thể dục, bỏ thuốc lá và giảm cân.
Làm thế nào để ngăn ngừa đột quỵ?
Trong khi một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ là không thể kiểm soát được, Hội Đột quỵ Quốc gia Mỹ lưu ý rằng khoảng 80% đột quỵ là có thể phòng ngừa được. Ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất giúp giảm nguy cơ, trong khi sử dụng thuốc lá làm tăng nguy cơ. Các nghiên cứu cũng đã liên kết rượu với nguy cơ đột quỵ cao hơn. Và các yếu tố y tế liên quan đến hệ thống tuần hoàn - huyết áp cao, cholesterol cao và nhịp tim không đều - làm tăng nguy cơ, cũng như bệnh đái tháo đường.
Cẩm Tú
Theo Men's Health
Ca sĩ Mỹ hiến tạng của con trai 3 tuổi Con trai út River Kelly Smith qua đời sau tai nạn đuối nước, ca sĩ nhạc đồng quê Granger Smith quyết định hiến tạng bé. Ngày 6/6, vợ chồng ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Granger Smith và Amber Smith chia sẻ thông tin về cậu con trai út 3 tuổi vừa qua đời trong tai nạn đuối nước ở nhà. "Chúng...