Sốt ruột với lộ trình triển khai NVDR
Qua nhiều năm chờ đợi, sản phẩm chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) đã chính thức được định danh trong Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực từ 1/1/2021.
Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể phải chờ thêm một vài năm mới có NVDR hiện hữu, bởi thị trường đang thiếu 2 điểm: pháp nhân phát hành NVDR ( Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam) và khung pháp lý cụ thể cho NVDR vận hành.
Luật mở đường…
NVDR không phải là một sản phẩm phổ biến trên thế giới, nhưng được giao dịch khá hiệu quả tại một số thị trường lân cận như Thái Lan, Malaysia… TS. Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, tại Thái Lan, NVDR được hình thành theo một sáng kiến của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) vào năm 2000 sau một loạt nỗ lực tìm kiếm giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Sản phẩm được đón nhận rất tốt sau 6 tháng đầu triển khai, góp phần giúp TTCK Thái Lan nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Giá trị giao dịch NVDR bình quân/ngày chiếm khoảng 21% tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan.
TTCK Việt Nam đi sau, học cách làm NVDR của Thái Lan với hy vọng mở ra một cánh cổng mới đón vốn ngoại, bên cạnh cánh cổng hiện hữu là nới rộng tỷ lệ đầu tư (room) của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam.
Ưu điểm lớn nhất của NVDR là cho phép thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút thêm được dòng vốn ngoại ngay cả với các cổ phiếu đã không còn room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Nhiều năm nay, NVDR được coi là lựa chọn khả thi ở Việt Nam trong bối cảnh cả cơ quan quản lý lẫn đa số doanh nghiệp còn dè dặt trong việc nới room ngoại đến tối đa 100%.
Video đang HOT
Ghi nhận của Đầu tư Chứng khoán cho thấy, nhiều thành viên thị trường đang chờ đợi hướng dẫn chi tiết cho triển khai NVDR khi thời điểm Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) có hiệu lực đang đến gần.
Bà Lê Thị Hồng Thái, Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital nhìn nhận, Luật Doanh nghiệp đã đưa ra quy định về phát hành NVDR, nhưng nội dung chi tiết cho triển khai giải pháp này hiện chưa có trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán do UBCK xây dựng.
Quan điểm chung của các thành viên thị trường là cơ quan quản lý cần đẩy nhanh tiến trình pháp lý, nhằm mở đường cho triển khai NVDR, do để sản phẩm vận hành, không chỉ cần nỗ lực ở phía nhà tạo chợ, mà còn cần sự chuẩn bị của các tổ chức tài chính trung gian, trong vai trò trực tiếp kết nối cung cầu đầu tư tài chính.
… Nhưng thiếu điều kiện đủ
Luật đã mở đường cho NVDR, nhưng để triển khai được sản phẩm này trên thực tế còn phải hội tụ các điều kiện về tổ chức và vận hành.
Về tổ chức, mô hình của Thái Lan là Sở GDCK lập ra một công ty con, thực hiện chức năng mua cổ phiếu như nhà đầu tư trong nước, hoán chuyển và phát hành NVDR cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại Việt Nam hiện nay, TTCK có 2 Sở GDCK cùng hoạt động, nhưng được tổ chức theo mô hình Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đang trong quá trình tái cấu trúc, hợp nhất thành Sở GDCK Việt Nam. Bản dự thảo Quyết định thành lập Sở GDCK Việt Nam hiện nay đã định ra không gian mở cho Sở thành lập và quản lý hoạt động của công ty con.
Theo đó, liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở GDCK Việt Nam, dự thảo quy định, Sở thực hiện quản lý các công ty thành viên, các tổ chức trực thuộc Sở theo quy định pháp luật chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, điều lệ tổ chức và hoạt động… Tuy nhiên, dự thảo này vẫn chờ các bên thẩm định và quyết định ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
Khoảng trống tiếp theo là quy định để vận hành sản phẩm NVDR. Nhiều thành viên thị trường bất ngờ khi các thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đang được lấy ý kiến thị trường chưa cụ thể hóa việc này.
Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC) cho rằng, NVDR là giải pháp tối ưu cho sở hữu nước ngoài ở công ty niêm yết tại Việt Nam, nên Bộ Tài chính và UBCK cần xây dựng một chương riêng quy định về NVDR trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán.
Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán mới đây, đại diện UBCK cho biết, trên cơ sở tập hợp ý kiến của các thành viên, cơ quan này sẽ cụ thể hóa quy định về NVDR trong dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán trước khi trình Chính phủ xem xét.
Thực tế, để sản phẩm triển khai được trong thực tế, cần sự đồng bộ của cả hệ thống, từ tổ chức, vận hành và sự sẵn sàng của các thành viên. Luật Doanh nghiệp đã mở đường, nhưng ông Hiếu cũng cho rằng, có thể cần 1 – 2 năm chuẩn bị nữa, sản phẩm NVDR mới chính thức được vận hành trên thị trường.
Maybank Kim Eng kiến nghị gỡ bỏ room 49% với Doanh nghiệp không quy định cụ thể về sở hữu khối ngoại
Cùng với giải pháp “nới room” gián tiếp thông qua triển khai NVDR, để cải thiện khả năng hút vốn ngoại cho thị trường chứng kể từ sau thời điểm áp dụng Luật Chứng khoán mới từ ngày 1/1/2021, ý kiến từ một công ty chứng khoán 100% vốn đầu tư nước ngoài là Maybank Kim Eng đề xuất, tại dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán cần bãi bỏ quy định: đối với công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà chưa quy định cụ thể về sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa là 49%…
Cũng liên quan đến room ngoại, do Nghị định 60/2015 hướng dẫn Luật Chứng khoán không mang lại kết quả như kỳ vọng khi có rất ít doanh nghiệp chủ động nới room lên 100%, nên trong lần xây nghị định mới, nhà quản lý dự định sẽ làm khác.
Theo đó, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dự kiến sẽ bãi bỏ cơ chế trao quyền cho doanh nghiệp được quyết định tỷ lệ room sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán: Cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật
Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến DN đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, với nhiều góp ý sát thực cho Dự thảo này.
Theo Dự thảo, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán yêu cầu phải có Lý lịch tư pháp của cổ đông, thành viên góp vốn và Phương án kinh doanh.
VCCI cho rằng, Luật Chứng khoán chỉ yêu cầu cầu điều kiện "không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ" đối với TGĐ, chứ không phải là tất cả các cổ đông, thành viên góp vốn. Vì vậy yêu cầu Phiếu lý lịch tư pháp cấp cho cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn dự kiến trên 5% vốn điều lệ là chưa phù hợp.
Dự thảo quy định Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ có không quá 2 người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm. Quy định này cũng chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Bộ luật dân sự năm 2015 về việc một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Vì vậy, VCCI cho rằng, cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật tại một thời điểm của Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ.
Theo Dự thảo thì "địa điểm đặt văn phòng đại diện không nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, TP nơi Cty chứng khoán, Cty quản lý quỹ đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh". Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định "DN có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính".
Do đó, VCCI cho rằng, quy định trên chưa phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020. Mặt khác, văn phòng đại diện có các chức năng đã được quy định tại Dự thảo, việc đặt văn phòng đại diện tại đâu, với số lượng bao nhiêu nên để DN tự quyết định dựa trên yêu cầu thực tế hoạt động của mình. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này.
Bên cạnh đó, Dự thảo quy định tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính phải "được đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu Cty thông qua việc chào bán sản phẩm tài chính, chấp thuận quyền của người sở hữu sản phẩm tài chính".
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, đại hội đồng cổ đông chỉ quyết định những giao dịch bán tài sản có giá trị rất lớn, sản phẩm tài chính đa dạng và phong phú, trong nhiều trường hợp không có giá trị lớn, vì vậy yêu cầu đại hội đông cổ đông - đa số họp mỗi năm một lần, quyết định việc bán sản phẩm này sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các DN. Do đó, VCCI cho rằng, cần điều chỉnh lại quy định cho phép hội đồng quản trị được quyền quyết định chào bán sản phẩm tài chính.
Theo VCCI, Dự thảo hướng dẫn chi tiết các điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán, trong đó về chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, Dự thảo quy định phải "có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng". Quy định này, theo VCCI, là chưa phù hợp với khoản 2 Điều 97 Luật Chứng khoán, nên cần loại bỏ.
Bên cạnh đó, VCCI cũng cho rằng, một số tài liệu trong Hồ sơ xin cấp phép chưa đảm bảo tính minh bạch và hợp lý. Cụ thể như hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng. Theo đó, trong Hồ sơ phải có "văn bản cam kết tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích".
VCCI cho rằng, việc yêu cầu DN phải có tài liệu này là không cần thiết, bởi vì đây là thông tin cơ quan cấp phép có thể kiểm tra thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước khác và văn bản cam kết của DN không có giá trị pháp lý chứng minh DN thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán.
"Để đảm bảo tính hợp lý và giảm thiểu hồ sơ trong thủ tục hành chính, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định phải có văn bản trên trong hồ sơ đăng ký chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của Cty đại chúng", VCCI góp ý.
Dự thảo quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả chào bán chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm "thông báo bằng văn bản cho tổ chức phát hành về việc nhận được báo cáo kết quả chào bán hoặc có quyết định hủy bỏ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức phát hành", sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Theo phản ánh của DN, trên thực tế việc chậm ra thông báo của Ủy ban Chứng khoán đã xảy ra mặc dù DN đã nộp báo cáo đầy đủ. Điều này gây khó khăn cho DN khi không được giải tỏa số tiền thu được sớm và khiến DN không nhận biết được sẽ phải chờ phản hồi từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đến bao giờ.
Do đó, để tạo thuận lợi về mặt thủ tục hành chính, đề nghị quy định, trường hợp sau thời hạn 3 ngày mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không ra văn bản đã nhận được đầy đủ tài liệu hoặc yêu cầu bổ sung thêm tài liệu thì DN được tự động giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Xây hệ thống tạo lập thị trường cho trái phiếu Huy động trái phiếu doanh nghiệp được đẩy mạnh trong quý II/2020, nhưng để tiền ở lại với kênh trái phiếu, Mirae Asset, Shinhan, MBS, VND, SSI... đang và sẽ phải tính đến việc xây hệ thống tạo lập thị trường. Hút dòng tiền tiết kiệm cá nhân Theo số liệu tổng hợp từ Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng...