Sốt ruột vì con gái dậy thì với chu kỳ dài ‘bất tận’
Bé gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn vì vậy cha mẹ cần thường xuyên quan tâm tới con.
Khổ sở vì rong kinh
Chị Nguyễn Thị Xuân – Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết con gái chị học lớp 6 và cháu mới có chu kỳ kinh nguyệt 3 tháng nay. Tuy nhiên, mỗi chu kỳ tới là cả mẹ và con vô cùng vất vả vì chu kỳ của bé kéo dài tới 10 – 12 ngày.
Không chỉ chu kỳ kéo dài, thời gian đau bụng kinh của bé cũng mất 3,4 ngày. Chị Xuân tâm sự “có lúc con hỏi mẹ, sao ngày xưa mẹ lại sinh con ra làm con gái, con không chịu được nữa”. Nghe con nói thế, bà mẹ chỉ biết khuyên nhủ, động viên con cố gắng qua 1 giai đoạn sẽ hết. Mỗi lần đến chu kỳ, bé chán nản thậm chí còn không muốn đi học, tính cách cáu bẳn.
Bé gái tuổi dậy thì hay mắc bệnh phụ khoa hơn. Ảnh minh hoạ
Video đang HOT
Nhìn con khổ sở với chu kỳ đèn đỏ, bà mẹ xót lòng. Chị Xuân kể trước đây chị còn trẻ có bị đau bụng kinh nhưng không bao giờ có cảm giác rong kinh kéo dài. Chị mua các loại thuốc điều kinh về cho con uống. Tuy nhiên, khi đi khám bác sĩ sản thì họ khuyên nên theo dõi thêm vì thời gian đầu chu kỳ có thể thay đổi.
Những thay đổi tuổi dậy thì
Theo TS. BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên bộ môn Sản, trường đại học Y Dược TP.HCM, hàng ngày cũng có nhiều bà mẹ “cầu cứu” bác sĩ vì con gái dậy thì có nhiều trục trặc quá.
BS Trung cho biết khi bé gái dậy thì đánh dấu bằng hiện tượng thấy kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi thành người trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ. Thời kỳ này các bé đang hoàn thiện về cơ thể và cũng dễ mắc nhiều bệnh liên quan phụ khoa hơn người trưởng thành.
Một trong vấn đề hay gặp đó là hiện tượng rong kinh. BS Trung cho biết rong kinh thường kéo dài trên 1 tuần. Vì lúc này do hoạt động của hệ nội tiết ở bé gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây ra máu kéo dài.
Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết.
Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi.
Nếu rong kinh, rong huyết nặng máu ra nhiều gây mất máu cấp tính bệnh nhân cần phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự ra máu cấp. Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Còn hiện tượng đau bụng kinh hay còn gọi thống kinh, bác sĩ Trung cho biết có hơn một nửa bé gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu, do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác. Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các bé thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
BS Trung cho biết một vài bé có thể có hiện tượng thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng… Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực hoặc rối loạn tiêu hóa… cha mẹ có thể theo dõi bé kỹ hơn không nên quá lo lắng.
Còn trường hợp, vô kinh nguyên phát là hiện tượng các bé gái có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát, có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý.
Nhầm lẫn đường dùng thuốc có thể gây nguy hiểm tính mạng
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về nguy cơ vô tình nhầm lẫn đường dùng thuốc tiêm axit tranexamic vào trong da, gây nguy hiểm...
Ảnh minh họa
Thuốc tiêm axit tranexamic là thuốc chống tiêu sợi huyết được chỉ định ở những bệnh nhân mắc bệnh ưa ra máu; sử dụng trong thời gian ngắn (2 đến 8 ngày) để giảm hoặc ngăn ngừa xuất huyết trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, nhổ răng ở người hemophili, đái ra máu, rong kinh, chống máu cam...). Thuốc được tiêm theo đường tĩnh mạch.
Thế nhưng mới đây, FDA đã đưa ra cảnh báo đối với nhân viên y tế về nguy cơ vô tình nhầm lẫn đường dùng, tiêm axit tranexamic vào trong da. Việc nhầm lẫn đường dùng này có thể dẫn đến các chấn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng, bao gồm co giật, rối loạn nhịp tim, liệt nửa người, tổn thương thần kinh vĩnh viễn và tử vong. Trong hầu hết các trường hợp được báo cáo với FDA, việc nhầm lẫn đường dùng này xảy ra giữa thuốc tiêm axit tranexamic và thuốc tiêm gây tê tại chỗ, ví dụ bupvicaine.
Nguyên nhân gây nhầm lẫn nguy hiểm này là do, thuốc tiêm axit tranexamic (tiêm tĩnh mạch) và thuốc tiêm bupivacain (tiêm dưới da) và các sản phẩm khác được sử dụng trong phẫu thuật có hình thức giống nhau, chẳng hạn như màu sắc nắp lọ hoặc bao bì tương tự. Ngoài ra, sự thiếu cẩn trọng trong cấp phát, sử dụng và lưu trữ của cán bộ y tế đối với những sản phẩm có hình thức tương tự nhau góp phần vào sự sai sót này.
FDA đang yêu cầu sửa đổi nhãn hộp thuốc tiêm và nhãn thùng carton để làm nổi bật đường tiêm tĩnh mạch được khuyến nghị và tăng cường các cảnh báo trong thông tin kê đơn axit tranexamic, bao gồm nguy cơ do dùng sai đường dùng của thuốc.
Để tránh sự nhầm lẫn này, FDA khuyến cáo: Bảo quản riêng lọ thuốc tiêm axit tranexamic với các loại thuốc khác, sao cho nhãn dễ nhìn để tránh phụ thuộc vào việc nhận biết thuốc bằng màu sắc nắp lọ; thêm nhãn cảnh báo phụ để lưu ý rằng lọ thuốc chứa axit tranexamic; kiểm tra nhãn thùng chứa thuốc để đảm bảo quản lý đúng sản phẩm theo qui định...
400 sinh viên ĐH Y Dược tìm hiểu về sức khỏe tiền hôn nhân Tối 29-12, Chi cục Dân số-KHHGĐ TP.HCM tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe trước khi kết hôn cho sinh viên trường Đại học y dược TP.HCM. Sinh viên ĐH Y dược TP.HCM tham gia tìm hiểu về sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Ảnh: THẢO KIM Tại hội thi, TS.BS...