Sốt rét ‘nhập khẩu’ có đáng lo?
Việt Nam liên tục tiếp nhận 4 ca nhiễm sổt rét ác tính “nhập khẩu” từ các nước Châu Phi, người dân cần làm gì để an toàn trước căn bệnh nguy hiểm này?
Ngày 1/6, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết đang điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét trở về từ Angola. Tiếp đó, ngày 4/5 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM xác nhận rằng đang điều trị cho 2 bệnh nhân bị sốt xuất huyết vừa trở về từ Châu Phi. Một bệnh nhân là nam 63 tuổi trở về từ Bờ Biển Ngà (Tây Phi), bệnh nhân thứ hai là nữ du học sinh 24 tuổi trở về từ Cameroon (Trung Phi).
Việc liên tục tiếp nhận các ca nhiễm sốt rét trong thời gian gần đây khiến cho rất nhiều người dân cảm thấy hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh – cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết: “Sốt rét có thể lây từ người sang người với vật trung gian là muỗi Anopheles. Tuy nhiên, người dân không cần quá lo lắng vì loài muỗi này chỉ thường xuất hiện ở các khu vực rừng núi. Và cho tới nay, ở Việt Nam rất ít người bị mắc sốt rét. Vậy nên người dân không cần quá hoang mang và lo lắng trước những ca bệnh hiếm này”.
Người dân không cần quá lo lắng trước những ca bệnh sốt rét vừa qua, căn bệnh đáng lo ngại hiện nay là sốt xuất huyết Dengue.
Trong những năm qua bệnh sốt rét ở Việt Nam đã được kiểm soát khá thành công bởi chúng ta đã có những chương trình phòng chống hiệu quả ở các địa phương. Thuốc sốt rét cũng được cung cấp đầy đủ để điều trị nên tỉ lệ mắc và tử vong do sốt rét giảm nhiều, chỉ còn ở một số tỉnh Tây Nguyên và phía Nam.
Video đang HOT
Nếu bệnh nhân sống hay di chuyển từ quốc gia có dịch như Lào, Campuchia, Châu Phi, vùng rừng núi, ngập mặn, nơi đang lưu hành sốt rét như Bình Phước, khu vực Tây Nguyên và có biểu hiện sốt thì cần nghĩ ngay tới nguy cơ bị nhiễm sốt rét đầu tiên. Các bác sĩ cần khai thác kỹ yếu tố dịch tễ đối với các ca bệnh nghi nhiễm sốt rét để tránh nhầm lẫn hay bỏ sót bệnh.
Theo TS.BS Hồ Đặng Trung Nghĩa – Trưởng khoa Nhiễm Việt-Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, sốt rét là bệnh ít gặp nên các ca bệnh thường được phát hiện trễ. Bên cạnh đó, các biểu hiện của bệnh cũng rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh khác như sốt xuất huyết Dengue và các bệnh nhiễm trùng đang phổ biến gần đây.
Cần chú ý phân biệt triệu chứng của sốt xuất huyết và sốt rét. Sốt xuất huyết do 4 type virus gây ra, bệnh nhân sẽ bị sốt đột ngột, sốt nhiều ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt lại, người mệt, nhức đầu, đau hốc mắt, buồn nôn, tiêu chảy…
Còn sốt rét là do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, cơn sốt rét điển hình sẽ có các triệu chứng như rét run, sốt nóng và vã mồ hôi. Mỗi ngày người bệnh sẽ lên cơn sốt 1-2 lần tùy thuộc vào loại ký sinh trùng nào gây ra. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi sau mỗi cơn sốt, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.
Hiện nay, có thể chẩn đoán bệnh bằng cách tìm ký sinh trùng Plasmodium trong máu ngoại vi và các xét nghiệm chẩn đoán nhanh.
Hai người Việt từ châu Phi về bị sốt rét ác tính
Các bệnh nhân bị sốt rét ác tính là người nhập cảnh từ châu Phi, đây là những trường hợp đầu tiên sau gần 2 năm không ghi nhận bệnh nhân sốt rét ác tính.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, tại đây mới điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét ác tính là người nhập cảnh từ châu Phi.
Trường hợp đầu tiên là du học sinh 24 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh từ Cameroon về. Sau khi nhập cảnh 1 ngày, nữ bệnh nhân có biểu hiện sốt, uống thuốc không khỏi. Tới ngày thứ 6, du học sinh này được xét nghiệm máu và phát hiện ký sinh trùng sốt rét và sau đó được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Thời điểm nhập viện, nữ bệnh nhân hôn mê, vàng da, mật độ ký sinh trùng sốt rét cao, thiếu máu và nước tiểu có màu nâu đỏ như nước xá xị.
Hình ảnh ký sinh trùng sốt rét mật độ cao trong máu nữ bệnh nhân ngụ quận Bình Thạnh.
Trường hợp còn lại là nam bệnh nhân 63 tuổi, quốc tịch Trung Quốc, nhập cảnh từ Bờ Biển Ngà. Bệnh nhân sốt trên đường di chuyển, khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất đã được công ty đưa vào một bệnh viện, xét nghiệm ghi nhận sốt rét. Đây là trường hợp sốt rét ác tính với mật độ ký sinh trùng cao, suy thận, tổn thương gan.
Cả hai bệnh nhân được điều trị tại khoa chăm sóc tích cực với thuốc đặc trị sốt rét và phối hợp nhiều phương tiện điều trị hỗ trợ.
Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Đặng Trung Nghĩa, Trưởng Khoa Nhiễm Việt - Anh, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, sốt rét ác tính là bệnh cảnh nặng có suy nội tạng, nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến tử vong. Bệnh nhân vào viện sớm, xử trí kịp thời, tỷ lệ cứu sống, hồi phục cao.
Hiện, sốt rét vẫn là bệnh nằm trong chương trình phòng chống quốc gia, thuốc điều trị được cấp miễn phí. Việt Nam đang hướng đến thanh toán hoàn toàn bệnh vào năm 2030. Những năm gần đây, số ca bệnh ngày càng giảm. Khu vực phía Nam chủ yếu ghi nhận các ca bệnh tại Bình Phước. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thỉnh thoảng tiếp nhận các ca bệnh từ nước ngoài về, chủ yếu từ châu Phi.
Cũng theo bác sĩ Nghĩa, bệnh sốt rét ngày càng ít gặp nên bệnh nhân thường được phát hiện trễ. Bệnh thường chẩn đoán nhầm với bệnh sốt xuất huyết Dengue đang lưu hành ở Việt Nam. Khi khám một bệnh nhân bị sốt cần khai thác kỹ về dịch tễ.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường xuất hiện ở đô thị, nơi tập trung đông dân. Ngược lại, bệnh sốt rét chủ yếu xảy ra ở vùng lưu hành bệnh, đặc biệt các quốc gia châu Phi. Tại Việt Nam, cần nghĩ đến sốt rét nếu bệnh nhân sống hoặc có lui tới vùng rừng núi, vùng ngập mặn ven biển...
Bác sĩ Nghĩa khuyến cáo, người đi làm, trở về từ vùng lưu hành sốt rét như Bình Phước, các tỉnh vùng Tây Nguyên, Lào, Campuchia, châu Phi, người trước đó có truyền máu, hoặc có mắc sốt rét gần đây, nếu sốt thì nên đến các cơ sở y tế khám bệnh, xét nghiệm chẩn đoán sốt rét. Hiện nay, bệnh sốt rét có thể chẩn đoán dễ dàng bằng xét nghiệm máu và test nhanh.
TP.HCM phát hiện 2 người bị sốt rét ác tính nhập cảnh từ châu Phi Ngày 4-6, TS.BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, trưởng khoa nhiễm Việt - Anh (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM), cho biết bệnh viện đang điều trị hai bệnh nhân nhập cảnh từ châu Phi bị sốt rét ác tính với mật độ ký sinh trùng sốt rét cao. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - nơi đang điều trị hai bệnh nhân nhập...