Sốt là phản ứng tốt sau tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE FIVE
Trước lo lắng của các bậc phụ huynh, cho rằng vắcxin ComBE FIVE đang triển khai trong tiêm chủng mở rộng (TCMR) có nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là tình trạng sốt trên 38 độ, Tiến sỹ Dương Thị Hồng cho biết với vắc xin 5 trong 1 có thành phần ho gà toàn tế bào, tỉ lệ sốt trên 38 độ C lên tới 50% và đây là một phản ứng tốt sau tiêm vắc xin.
Hơn 90 nghìn liều đã được tiêm cho trẻ em
TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho hay, tính đến ngày hôm nay đã có hơn 90.700 trẻ đã tiêm vắcxin ComBE FIVE trên 15 tỉnh thành. Vắc xin được đưa vào hệ thống TCMR trên toàn quốc từ tháng 12 và trong tháng 1/2019, vắc xin sẽ được sử dụng ở tất cả các địa phương trên toàn quốc.
Trước thông tin cho rằng tỷ lệ trẻ phản ứng sau tiêm với vắcxin ComBE FIVE nhiều hơn so với Quinvaxem, TS Hồng cho rằng so sánh chưa hợp lý. “Bởi thực tế, Quinvaxem được dùng trong Chương trình TCMR được 8 năm, với hơn 30 triệu liều được tiêm cho hơn 10 triệu trẻ. Phản ứng sau khi tiêm chủng chiếm tỷ lệ 50%. Còn đối với vắcxin ComBE FIVE trong thời gian qua tỷ lệ phản ứng như sốt thông thường sau khi tiêm chỉ chiếm tỷ lệ 5% trong tổng số trẻ đã tiêm vắcxin này”, TS Hồng nói.
“Nhất là với phản ứng đau tại chỗ, sốt trên 38 độ, các triệu chứng toàn thân thì các vắc xin có thành phần ho gà toàn tế bào đều chiếm trên 50% tỷ lệ tiêm. Với vắc xin ComBE FIVE chúng ta mới tiêm hơn 90 ngàn liều, nếu so sánh nôm na tỉ lệ mà Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo về các biểu hiện sốt, phản ứng tại chỗ sau tiêm tới 50%, thì với hơn 90 ngàn mũi tiêm thì có đến một nửa trẻ có quấy khóc, sốt nhẹ đến sốt trên 38 độ, xuất hiện các triệu chứng toàn thân…”, TS Hồng giải thích thêm.
Trong khi đó, qua triển khai dại 15 tỉnh, theo báo cáo từ các địa phương, ngoài các phản ứng thông thường như: sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc là 5,5% và cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài tại một số tỉnh thành phố với tỷ lệ 0,05% và các trường hợp này đều đã ổn định.
TS Hồng cho biết thêm, theo nguyên tắc báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm, một trẻ sau tiêm chủng có quay lại nơi tiêm, dù sốt 37,5 độ đều ghi nhận để theo dõi. Như tại Bình Định, theo ghi nhận có đến vài chục cháu có phản ứng sốt sau tiêm, trong đó có những trẻ chưa đến 38 độ nhưng hệ thống vẫn ghi nhận là phản ứng sau tiêm vì các cháu được đưa lại tái khám.
TS Hồng cũng khuyến khích các bà mẹ theo dõi con chặt chẽ sau tiêm chủng, chỉ cần trẻ xuất hiện dấu hiệu khiến cha mẹ không yên tâm là có thể đưa con đi khám để được xác định. “Tất cả các cháu tại Bình Định khi cha mẹ không yên tâm đưa con tới viện đều đã khỏe mạnh, an toàn trở về nhà”, TS Hồng nói.
Còn trong tình huống xuất hiện các phản ứng nặng (rất hiếm gặp) như khó thở (là biểu hiện phù nề thanh quản, trẻ có một chút tím tái, trẻ đi tiêm về bú ít, khóc thét, sốt cao co giật, li bì, giảm trương lực cơ nên đưa trẻ tới trạm y tế gần nhất để được kịp thời xử lý.
Vắc xin tiêm cho 2 trẻ ở Nam Định đã được sử dụng hơn 22 nghìn liều
Video đang HOT
Trước 2 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng tại tỉnh Nam Định khiến người dân lo lắng, TS Hồng cho biết, 2 trường hợp tại tỉnh Nam Định gồm một trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng 36 giờ đồng hồ và một trẻ tử vong sau 48 giờ đồng hồ.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã tiến hành điều tra và tổ chức Họp Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân hai trường hợp trên với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng trên không nghĩ đến phản vệ nặng liên quan đến vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng, trẻ tử vong không rõ nguyên nhân.
“Lô vắc xin ComBE FIVE sử dụng tại tỉnh Nam Định có số lô 220103118C hạn dùng 8/2020 được UNICEF cung ứng về Việt Nam ngày 6/11/2018, tổng số 276.480 liều có giấy phép của Viện Kiểm định. Lô vắcxin này được sử dụng tại 3 địa phương là: Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định. Tổng số liều vắcxin đã sử dụng đến thời điểm hiện nay là 22.360 liều”, TS Hồng nói.
Tính đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tiếp nhận tổng số 840.000 liều vắcxin ComBE FIVE.
Trước đó, đầu năm 2018, nhà sản xuất tại Hàn Quốc ngừng sản xuất vắcxin Quinvaxem nên Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng vắcxin ComBE Five có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương đương. Loại vắcxin này do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010 và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO, vắcxin đã được sử dụng tại 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều.
Ngay tại Ấn Độ, vắc xin ComBE FIVE cũng đang được sử dụng trong chương trình TCMR. Vắc xin này sử dụng tại 43 quốc gia cũng đều phải tuân thủ báo cáo từng trường hợp phản ứng sau tiêm cho WHO. Cũng đã ghi nhận các ca tử vong sau tiêm chủng nhưng sau điều tra, hầu hết các trường hợp này không liên quan tới vắc xin.
“WHO không cấp phép lưu hành một lần mà dựa trên báo cáo thực hiện hàng năm, nếu vắc xin đạt yêu cầu an toàn của WHO mới được lưu hành tiếp”, TS Hồng nói.
Bà Hồng cũng khuyến cáo, không có vắc xin nào an toàn tuyệt đối vì vắc xin cũng như thuốc, thực phẩm có thể gây phản ứng dị ứng trên những cơ địa nhất định. Nhưng vắc xin là hữu hiệu nhất phòng. Nếu trẻ không tiêm, hệ lụy hậu quả nặng nề.
“Năm 2013 chúng ta có 5 tháng tạm dừng Quinvaxem về những lo ngại phản ứng sau tiêm chủng. Sau đó đã gây nên tâm lý sợ tiêm chủng đến năm 2014, số bệnh nhân ho gà tăng lên khủng khiếp, hơn 100 trường hợp tử vong do tiêm chủng. Vai trò của vắc xin với các bệnh truyền nhiễm là vô cùng quan trọng, các bậc cha mẹ không nên vì những tin đồn thất thiệt mà không cho trẻ đi tiêm.
Sau mũi tiêm bà mẹ hãy đồng hành theo dõi con mình đúng sau 1 – 2 ngày sau tiêm vắc xin, để phát hiện triệu chứng bất thường khó thở, tím thái, khóc thét, sốt cao, co giật, phát ban., li bì, chân tay lạnh để đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Còn với các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ, sốt trên 38 độ, các triệu chứng toàn thân có thể gặp tới 50% và là phản ứng thông thường của vắc xin.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Chuyên gia "mách" bố mẹ những điều quan trọng cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho bé
Tiêm phong là một trong những biện pháp tốt nhất giúp trẻ đảm bảo sức khoẻ, phát triển. Cha me cân biêt nhưng điêu nay đê viêc tiêm phong mang lai hiêu qua.
Đê đam bao sưc khoe va sư phat triên, trẻ thường phải tiêm khá nhiều các loại vắc xin phòng các bệnh khác nhau. Va một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi tiêm phòng cho bé chính là những phản ứng sau tiêm cho trẻ.
Nhưng phan ưng thương găp sau tiêm phong ơ tre
Bac sĩ Phạm Thị Ngoan - Chuyên khoa Nội nhi, bác sĩ tại trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa An Việt cho răng, những phản ứng phụ sau khi tiêm được các bậc phụ huynh hết sức quan tâm.
Theo Bác sĩ Ngoan, hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên se co các phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đỏ. Một số trẻ có thể bị một số phản ứng phụ như sốt, quấy khóc, bú ít, rối loạn tiêu hóa nhẹ, sưng đau tại chỗ... Đây là những phản ứng bình thường mà nhiều trẻ gặp phải.
Sau khi tiêm phong tre se găp phai môt sô phan ưng
Để hạn chế phản ứng sau tiêm chủng, bác sĩ Ngoan cho biết trước khi tiêm chủng, gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ. Đặc biệt cần thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ và phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.
Thông thường trước khi tiến hành thủ tục tiêm, trẻ sẽ được khám sàng lọc về sức khỏe, được tư vấn và dặn dò về lịch tiêm chủng. Sau khi tiêm trẻ cần được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút để đảm bảo tình trạng ổn định nhất cho trẻ.
Nhưng điêu cân lam sau tiêm chung cho tre
Bác sĩ Phạm Thị Ngoan khuyến cáo khi về nhà nhiều trẻ có dấu hiệu sưng đau cha mẹ thương đắp vào vết tiêm nhưng điêu nay rất nguy hiểm. Vì thế, trong mọi trường hợp cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ.
Trẻ cần được theo dõi sau tiêm chủng, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ, quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, ...
Khi găp cac phan ưng sau tiêm phong cha me cân theo doi va nhơ sư tư vân cua bac si thay vi tư y xư ly
Theo doi cac hiên tương khó thở rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú. Trẻ bị co giật, phát ban hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng...
Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo dùng thuốc theo khuyến cáo của nhân viên y tế.
Bác sĩ Ngoan cũng lưu ý, không phải trẻ nào cũng có thể tiêm phòng các loại vắc xin. Những trẻ bị nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch kém không được tiêm các loại vắc xin sống như lao, sởi...
Việc nhớ lịch tiêm cũng hết sức quan trọng để có thể đảm bảo việc tiêm chủng cho bé được tốt nhất. Tại nơi bác sĩ công tác, việc nhắc lịch cũng được đặt lên hàng đầu bên cạnh chất lượng vắc xin để đảm bảo bố mẹ không quên các mũi tiêm cho bé.
Việc tiêm chủng ở các phòng tiêm dịch vụ hiện giờ cũng là lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh với nhiều ưu điểm đáng kể.
Theo giadinhvietnam
70 nghìn trẻ được tiêm, phản ứng vẫn trong cho phép Một tháng sau khi triển khai tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five đã có 70.000 trẻ được tiêm chủng tại 12 tỉnh. "Mặc dù có ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài nhưng các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị"- GS Đặng Đức Anh-...