Sốt – không đơn giản như bạn tưởng
Sốt có thể chỉ ra rất nhiều vấn đề của sức khỏe từ việc bị virus tấn công, sốt xuất huyết đến sốt rét, theo Health.
Sốt chỉ ra rất nhiều vấn đề của sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Một trong những câu đầu tiên mà bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân trả lời khi đến khám là có bị sốt không, sốt trong bao lâu?… Điều đó cho thấy, sốt là vấn đề đáng quan tâm vì qua đó bác sĩ có thể tìm ra được nguyên nhân của căn bệnh.
Sốt xuất huyết
Sốt cao đột ngột cùng với đau mắt, đau đầu và thậm chí phát ban ở da sau vài ngày khởi phát cơn sốt, bạn phải coi chừng. Nếu cơn sốt kéo dài hơn 24 tiếng, hãy nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra vì có thể bạn đang mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Những người mắc bệnh cúm thường bị sốt hoặc ớn lạnh cùng với các triệu chứng khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau họng, đau đầu và mệt mỏi. Cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt. Nếu sốt nhẹ, một vài viên paracetamol có thể giúp đỡ bệnh, nhưng nếu cơn sốt kéo dài 24 tiếng đồng hồ, cần phải đến gặp bác sĩ gấp.
Cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt – Ảnh: Shutterstock
Video đang HOT
Cúm heo (lợn) (H1N1)
Thuật ngữ “cúm heo” ám chỉ đến cúm ở heo, nhưng đôi khi, heo truyền virut cúm cho người và gây bệnh ở người. Rất hiếm khi người nhiễm cúm heo truyền bệnh cho những người khác. Các chuyên gia cho rằng việc lây nhiễm cúm heo từ người này sang người kia cũng giống như các loại cúm theo mùa, thông qua họ và hắt hơi. Các triệu chứng cúm heo ở người tương tự như nhiễm trùng với các chủng cúm khác gồm: sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, tiêu chảy, ói mửa.
Sốt rét
Sốt rét là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Biểu hiện của bệnh có thể gồm đau đầu, sốt, run, đau khớp, nôn, thiếu máu tán huyết, vàng da, tiểu ra máu, tổn thương võng mạc, và co giật.
Sốt thương hàn là do một loại vi khuẩn độc hại có tên Salmonella typhi gây ra. Sốt thương hàn lây lan qua thực phẩm bị ô nhiễm và nước hoặc qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm sốt cao, đau đầu, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Viêm gan siêu vi là một bệnh lý ở gan khi gan bị những siêu vi từ bên ngoài tấn công vào, gây ra những tổn thương cho gan, nghĩa là gây bệnh cho gan. Viêm gan siêu vi gặp nhiều ở trẻ em và người lớn cũng có thể mắc. Có không ít ca bệnh chết vì bệnh hoặc chết vì những hậu quả của căn bệnh này. Sốt nhẹ là triệu chứng của viêm gan. Tuy nhiên, để biết chính xác có phải bị viêm gan siêu vi không, hãy kiểm tra xem bạn có đau dạ dày và màu sắc của nước tiểu ra sao.
Cúm theo mùa
Hằng năm, thời điểm giao mùa (giữa mùa thu và mùa đông), là lúc bệnh cúm dễ bùng phát nhất. Đây là một căn bệnh phổ biến, dễ lây truyền trong cộng đồng. Nó không những gây ra những triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh mà còn làm nặng thêm và gây ra những cơn kịch phát của các bệnh lý mạn tính như hen suyễn, bệnh tim mạch, tiểu đường. Triệu chứng thông thường nhất của bệnh cúm là sốt, ho và viêm họng, đôi khi kèm theo đau nhức toàn thân, nhức đầu, ớn lạnh, sổ mũi…
Nguyên nhân gây sốt là do các bệnh nhiễm khuẩn gây nên có thể là vi khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng. Với trẻ sơ sinh, sốt có thể gặp trong nhiễm khuẩn rốn, nhiếm khuẩn do sặc nước ối, nặng hơn có thể viêm phổi, viêm phế quản. Với trẻ nhỏ, bệnh nhiễm khuẩn gây sốt nhiều nhất là viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) như viêm mũi họng, viêm tai giữa. Biểu hiện của sốt do nhiễm khuẩn bao gồm nhiệt độ cơ thể tăng trên 37,5C (có thể lên đến 40-41C), nhịp thở tăng, môi khô, mắt trũng, ớn lạnh, rét run, co giật nếu sốt cao 39-40C.
Thụy Khuê
Theo Thanhnien
6 cách ngừa bệnh cúm từ nhà bạn
Mùa lạnh, bệnh cúm dễ lây lan, đặc biệt là tiếp xúc với những vật dụng trong nhà có khả năng lây truyền bệnh cao. Dưới đây là 6 cách ngừa bệnh cúm hiệu quả, theo MSN.
Cần vệ sinh điện thoại để phòng bệnh - Ảnh: Shutterstock
Tay nắm cửa
Vi-rút cúm có thể sống từ 2-8 giờ trên các bề mặt cứng. Vì vậy, các vật dụng cứng trong nhà như tay nắm cửa, công tắc đèn, hoặc điều khiển từ xa (remote) nên được khử trùng bề mặt thường xuyên bằng cách sử dụng khăn lau khử trùng chống vi-rút, hoặc xịt giấm trắng và dùng khăn giấy lau khô.
Giày dép
Vi-rút cúm và vi khuẩn ẩn nấp trong giày dép thông qua bùn, bụi bẩn và các mảnh vỡ, và sẽ phát triển mạnh khi bị mắc kẹt trong giày. Hãy giặm thảm để làm sạch đế giày khi vào nhà và thường xuyên làm sạch đế giày bằng xà phòng.
Điện thoại
Bệnh cúm lây lan bằng cách chạm vào một thứ gì đó của người bệnh, hắt hơi, hoặc ho vào. Đó chỉ là một trong những lý do tại sao phải thường xuyên làm sạch điện thoại với khăn lau chống vi-rút hoặc thuốc xịt.
Mặt bàn
Theo các chuyên gia y tế, mặt bàn chứa nhiều vi khuẩn gấp 400 lần so với ghế ngồi bồn cầu. Vì vậy, nên thường xuyên khử trùng mặt bàn bất cứ vật nào mà tay bạn hay tiếp xúc với nó.
Mặt bếp
Mặt bếp, thớt, bồn rửa, vòi nước, và bọt biển là những "ngôi nhà" của vi trùng. Lau sạch tất cả các bề mặt bếp hàng ngày và thớt và bọt biển bằng các chất khử trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần thay khăn nhà bếp hàng ngày.
Khăn giặm chân
Khăn giặm chân, thảm giặm chân, giẻ lau sàn và các dụng cụ làm sạch khác chứa nhiều vi khuẩn nên cần làm vệ sinh và khử trùng sạch sẽ. Nên dùng xà phòng kết hợp với thuốc tẩy để khử trùng các dụng cụ này.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Lợi ích của nước mật ong ấm Bạn có bao giờ thử uống nước ấm pha chút mật ong? Uống nước này vào buổi sáng có thể cải thiện sức khỏe do mật ong có tính kháng khuẩn, ngừa được một loạt bệnh truyền nhiễm như cúm, cảm lạnh. Ảnh: Shutterstock Bạn có bao giờ thử uống nước ấm pha chút mật ong? Uống nước này vào buổi sáng có...