Sốt kéo dài, coi chừng lao màng não
Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ở người lớn, lao màng não thường gặp ở lứa tuổi 20-50, nam bị nhiều hơn nữ. Ở trẻ em, bệnh hay gặp ở lứa tuổi 1-5.
Sốt 10 ngày, chàng trai nhận kết quả bị lao màng não
Anh H.V.L, 27 tuổi và mẹ lặn lội từ Cần Thơ lên Bình Dương làm thuê kiếm sống. Giữa tháng 8/2020, anh L. bỗng sốt liên tục 10 ngày, tự mua thuốc uống nhưng không bớt. Từ một người bình thường, anh không ăn uống được, đi vệ sinh tại chỗ không kiểm soát, trở nên mê man, lơ mơ không nhận thức được mọi thứ xung quanh. Khi được cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), các bác sĩ xác định đây là tình trạng cấp cứu do bệnh nhân bị rối loạn tri giác nặng và nhận định bệnh nhân có thể bị viêm màng não, cho chỉ định chọc dịch não tủy. Kết quả chụp MRI (cộng hưởng từ) sọ não cho thấy anh L. bị viêm màng não và nhồi máu não rải rác. Chẩn đoán ban đầu là anh L. bị lao màng não.
Sau 2 tuần điều trị, tri giác bệnh nhân có cải thiện rõ, hết sốt, gọi hỏi có đáp ứng, thực hiện được một số y lệnh đơn giản, được rút ống sonde dạ dày, có thể tự mình ăn uống. Hiện tại, anh L. đã xuất viện trong tình trạng ổn định, được hướng dẫn thủ tục để tiếp tục điều trị lao tại tổ chống lao địa phương.
Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu tấn công não và màng não.
Dấu hiệu sớm của lao màng não
Lao màng não xuất hiện khi vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Bệnh khởi đầu với những triệu chứng không đặc hiệu: nhức đầu, chóng mặt, ù tai; có người bị co giật khu trú, liệt, nói sảng, buồn bã… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang, rối loạn tâm lý. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này khó nhận biết được, dễ bỏ qua.
Khi bệnh tiến triển, tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh sớm hay muộn mà các triệu chứng của lao màng não có thể rất nghèo nàn hoặc phong phú. Tuy nhiên, các dấu hiệu viêm màng não điển hình ngày càng đầy đủ và rõ như: sốt cao, kéo dài, tăng lên về chiều tối; nhức đầu khu trú hoặc lan tỏa, liên tục hoặc thành từng cơn, âm ỉ hoặc dữ dội và tăng lên khi có những kích thích tiếng động hoặc ánh sáng (nhức đầu kết hợp với tăng trương lực cơ làm bệnh nhân hay nằm ở tư thế co người, quay mặt vào trong tối); nôn (khi tăng áp lực nội sọ) tự nhiên, nôn vọt không liên quan tới bữa ăn; rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy; đau bụng, đau các khớp, đau ở cột sống phối hợp với đau ở các chi; rối loạn cơ thắt gây bí tiểu, tiểu tiện hoặc đại tiểu tiện không tự chủ; liệt các dây thần kinh sọ, liệt các chi, các cơn động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các biểu hiện rối loạn tâm thần. Các biểu hiện rối loạn ý thức có thể có với mức từ nhẹ đến nặng (hôn mê). Do các biểu hiện này cũng gặp ở các bệnh về não khác như u não, xuất huyết não, màng não, viêm màng não mủ, viêm màng não do nấm… nên cũng chẩn đoán nhầm, tập trung điều trị các bệnh về não mà bỏ qua việc điều trị lao.
Những hệ lụy
Video đang HOT
Dù chỉ chiếm 5% tổng số các ca lao, nhưng lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỉ lệ tử vong còn cao và thường để lại di chứng nặng: Nếu nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lao màng não lên đến 70-80%. Những người còn sống có thể gặp những biến chứng nặng nề như sống đời sống thực vật, động kinh, mù mắt, liệt dây thần kinh 3 hoặc 4, liệt nửa người hoặc 2 chi dưới, thiểu năng trí tuệ, thay đổi tính tình, béo phì, vô kinh ở nữ giới, đái tháo nhạt,…
Do vậy, bệnh nhân cần phải được theo dõi và điều trị tích cực tại bệnh viện. Điều trị lao màng não phải phối hợp kháng sinh chống lao liều cao ngay từ đầu, đủ liều, kéo dài, đủ phác đồ (phác đồ điều trị lao) kết hợp với việc theo dõi tác dụng phụ của thuốc. Đồng thời điều trị nâng cao sức đề kháng toàn thân, kết hợp theo dõi chống biến chứng, di chứng…
Lao màng não là một thể lao cấp, do vi khuẩn lao đi theo đường máu đến tấn công não và màng não. Bệnh không có thuốc chủng ngừa. Chính vì thế, để phòng bệnh, khi thấy cơ thể có những triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, ù tai kéo dài, bệnh nhân nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.
ặc biệt, những người đã mắc các thể lao khác (như lao phổi, lao hạch, lao tiết niệu, lao xương…); những người sức đề kháng suy giảm do suy dinh dưỡng, sau nhiễm virus, không tiêm BCG, nhiễm HIV, đái tháo đường,… cần tuân thủ tốt hướng dẫn điều trị, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không làm việc quá sức để vi khuẩn lao không có cơ hội tấn công vào não.
Phát hiện "cục u" trong não người phụ nữ, bác sĩ quyết định phẫu thuật thì ngỡ ngàng trước vật thể thực sự bên trong và chỉ ra món ăn khiến cô suýt mất mạng
Dù dùng đủ mọi loại thuốc trong suốt 7 năm nhưng cô gái này vẫn không tìm ra bệnh, tới khi đi khám mới phát hiện sự việc xuất phát từ món ăn quen thuộc này.
Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ ngày 21/9 vừa qua đưa tin về trường hợp một người phụ nữ Úc giấu tên bị đau đầu và mù mắt 2 - 3 lần mỗi tháng. Bắt đầu kể từ năm 18 tuổi, cô luôn chịu những cơn đau quằn quại và không thể nhìn thấy được gì mỗi khi bệnh tái phát.
Tháng nào bệnh nhân này cũng đến nhà thuốc để mua thuốc giảm đau nhưng bệnh vẫn không hề khỏi. Trái lại, mắt càng có xu hướng mù nhiều hơn và những cơn đau đầu cũng dần nặng thêm.
Dù đau đầu và mù mắt liên tục nhưng người phụ nữ vẫn không đi khám vì nghĩ là bệnh vặt (Ảnh minh họa).
Sau 7 năm chống chịu và không thể trụ được nữa, cô gái 25 tuổi này quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Để điều tra nguyên nhân, các bác sĩ đã tiến hành chụp MRI và phát hiện "một cục u" màu đen được cho là khối u não. Ngay khi phát hiện vấn đề thì họ đã tiến hành phẫu thuật cho cô.
Nhưng sự đáng sợ bây giờ mới bắt đầu, bởi trong lúc phẫu thuật, hội đồng bác sĩ mới nhận thấy đó không phải là khối u não mà là một nang chứa đầy ấu trùng sán dây và trứng. Dù lúc này tuy rất ngỡ ngàng nhưng họ vẫn giữ bình tĩnh, tiếp tục mổ đống giun sán đó và chuyển cô về phòng hồi sức.
"May mắn thay là chúng tôi đã loại bỏ đống giun sán ấy ra mà không có bất kỳ biến chứng nào. Chỉ cần chậm trễ một chút nữa, ấu trùng sẽ nở ra và khiến tính mạng cô ấy bị đe dọa", các bác sĩ chia sẻ.
Sán dây làm tổ trong não là nguyên nhân làm người phụ nữ mù mắt và nhức đầu dai dẳng
Dựa trên hồ sơ bệnh án, bác sĩ cho biết họ không thể tìm được nguyên do chính xác tại sao bệnh nhân lại có sán dây trong não, bởi sự việc đã xảy ra 7 năm trước. Chưa kể sán dây rất hiếm khi thấy ở Úc, số ca bệnh đếm trên đầu ngón tay nên lý do mắc bệnh rất khó sáng tỏ.
Những vệt màu trắng chính là sán dây đang dần xâm chiếm não và gây bệnh (Ảnh minh họa).
Tuy nhiên, theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), tình trạng nhiễm sán dây thông thường là do ăn uống không hợp vệ sinh, khiến ấu trùng chui vào cơ thể và sinh sôi trong đó.
Trường hợp của người phụ nữ này cũng tương tự như tình trạng của anh Zhu Zhong-fa trước đó không lâu. Theo foxnews, anh Zhu đã đến bệnh viện Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) do liên tục bị đau đầu và co giật mãi không khỏi. Tới lúc bác sĩ tiến hành chụp Xquang mới phát hiện có hàng trăm con sán dây đang bò lúc nhúc trong não và ngực của anh.
Sau khi hỏi rõ sự tình mới vỡ lẽ rằng, cách đây 1 tháng anh đã ăn nhiều phần thịt heo chưa nấu chín vì thích ăn đồ tái. Những con giun đã theo miếng thịt đó đi vào trong người anh và sản sinh liên tục, từ đó bò đi khắp cơ thể và gây bệnh. Sau khi điều trị 1 tuần thì trước mắt anh đã khỏi bệnh, nhưng những biến chứng về sau thì bác sĩ không dám nói trước...
Ăn đồ tái sống và vệ sinh kém rất dễ bị nhiễm giun sán
CDC Mỹ cho biết, mỗi năm ở Mỹ ước tính có khoảng 1000 người nhiễm sán dây. Nếu nhiễm sán ở mức độ nhẹ thì chúng sẽ tự rời khỏi cơ thể mà không phải điều trị. Nhưng nếu bệnh trở nặng, sán sẽ sinh sôi và làm tổ khắp cơ thể, đe dọa tính mạng của bạn.
Nguyên nhân hàng đầu khi bị nhiễm sán dây chính là do thói quen ăn đồ tái, đồ tươi sống không được nấu chín kỹ ở nhiều người. Lúc này, các ấu trùng giun sán không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ sẽ đi vào cơ thể thông qua đường thực quản và gây bệnh. Một vài biểu hiện thường thấy của người mắc sán dây hay ấu trùng thường là:
- Đi ngoài ra đốt sán.
- Đau bụng kéo dài.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Buồn nôn, ăn mất ngon.
- Sút cân không rõ lý do.
- Đau đầu, co giật.
Để phòng ngừa sán dây cùng ấu trùng của chúng, bạn nên thực hiện việc ăn chín uống sôi đều đặn. Không ăn những thực phẩm tươi sống hay chín tái bởi dễ có nguy cơ mắc bệnh. Nếu nghi bản thân đang nhiễm sán, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phát hiện chiếc kim khâu dài 17mm trong cơ thể bé gái 3 tuổi Bé M bị sốt kéo dài, gia đình đưa bé đến bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán có một chiếc kim dài 17mm đang nằm trong cơ thể bé. Tai nạn xảy đến với bé gái H.M (3 tuổi, Phú Thọ) thời điểm nào gia đình cũng không rõ. Bố của bé M. cho biết, ngày 10/10 bé lên cơn sốt 39...