Sốt kèm ho hoặc đau họng là dấu hiệu nghi nhiễm nCoV

Theo dõi VGT trên

Người được xem là nghi nhiễm khi có ít nhất hai trong số các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở…; F1 được phân hai loại là tiếp xúc F0 có triệu chứng và không có triệu chứng.

Đây là hướng dẫn mới của Bộ Y tế , ngày 1/8. So với các hướng dẫn trước, lần này một số định nghĩa liên quan đến Covid-19 được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:

Ca nghi ngờ

Người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, xem như nghi nhiễm. Trường hợp thứ 2 là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với nCoV qua test nhanh.

Hà Nội những ngày qua lấy mẫu xét nghiệm người bị ho sốt dù không có yếu tố dịch tễ, đã phát hiện hơn 50 ca tại cộng đồng và 269 ca lây nhiễm thứ phát.

Trước đó, trong phác đồ chẩn đoán và điều trị lần 6 của Bộ Y tế cập nhật vào ngày 14/7, quy định ca bệnh nghi ngờ là chỉ cần có sốt kèm (hoặc) viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được nguyên nhân, có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ, ổ dịch hoặc tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ hoặc F0 đã được xác định mắc Covid-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Ca bệnh là F0 đã xác định

Trong phác đồ cập nhật lần 5, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm RT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.

Lần này, trong hướng dẫn mới, Bộ Y tế bổ sung thêm trường hợp F0 có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định được Bộ cấp phép.

Người tiếp xúc gần (F1)

Trước đây, F1 là người tiếp xúc gần trong vòng hai mét với người nhiễm, thời gian tính từ ba ngày trước khi người nhiễm khởi phát bệnh đến lúc cách ly.

Hướng dẫn mới, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng hai mét hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Cụ thể:

- Trường hợp tiếp xúc gần với F0 có triệu chứng: Tiếp xúc trong khoảng thời gian từ ba ngày trước khi khởi phát của F0 cho đến khi F0 được cách ly y tế. Thời điểm khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường về sức khỏe đầu tiên mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: mệt mỏi; chán ăn; đau người; gai người ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng…

- Trường hợp tiếp xúc gần với F0 không có triệu chứng : Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây cho đến khi F0 được cách ly y tế. Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây, trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

Bộ Y tế bổ sung thêm một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm: Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng; Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định; Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc; Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông,…

Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2)

Là người tiếp xúc gần trong vòng hai mét với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế thay vì chỉ tính ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với người nhiễm đến khi F1 cách ly y tế.

Nhóm này được cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm RT- PCR của F1. Nếu kết quả xét nghiệm lần 1 của F1 dương tính thì chuyển cấp cách ly F2 lên thành F1. Nếu kết quả xét nghiệm lần 1 của F1 và của F2 (nếu có) đều âm tính, F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế và Tổ Covid cộng đồng.

Ngoài ra, Bộ Y tế phân loại 4 nhóm nguy cơ người nhiễm nCoV, gồm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao, tương ứng các màu xanh, vàng, cam, đỏ để điều trị, chăm sóc và hỗ trợ phù hợp. Trong đó, nhóm màu xanh là mức nguy cơ thấp, màu vàng là nguy cơ trung bình, màu cam là nguy cơ cao và màu đỏ và nguy cơ rất cao.

Sốt kèm ho hoặc đau họng là dấu hiệu nghi nhiễm nCoV - Hình 1

Nhân viên điểm danh công nhân từ Bắc Giang về Hà Nội, ngày 15/6. Ảnh: Giang Huy.

Bộ Y tế ra quy định mới, không phải tiếp xúc F0 là thành F1

Trong tình hình mới, các quy định phân loại F0, F1 của Bộ Y tế khoanh chặt hơn so với trước đây.

Bộ Y tế vừa ban Hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19 để áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó, hướng dẫn quy định rõ các khái niệm F0, F1, F2.

Trước đây, quy định phân loại F0, F1 được Bộ Y tế nêu trong phác đồ điều trị, tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất ngày 30/7, Bộ Y tế phân rõ hơn, khoanh chặt hơn các điều kiện. Cụ thể:

- Ca bệnh nghi ngờ

Là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Trường hợp thứ 2 là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh.

Trong khi tại phác đồ chẩn đoán và điều trị lần 6 của Bộ Y tế cập nhật vào ngày 14/7 vừa qua, khái niệm ca bệnh nghi ngờ mở rộng hơn. Trong đó quy định người bệnh chỉ cần có sốt kèm (hoặc) viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được nguyên nhân. Hoặc các trường hợp có bất kỳ một triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ, ổ dịch. Người tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ hoặc F0 đã được xác định mắc Covid-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Bộ Y tế ra quy định mới, không phải tiếp xúc F0 là thành F1 - Hình 1

Người dân sống trong khu vực phong tỏa do liên quan ca F0 tại TP.HCM. Ảnh: Hoàng Giám.

- Ca bệnh F0 xác định

Là trường hợp có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Trước đây, trong phác đồ cập nhật lần 5 ban hành ngày 26/4, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm rRT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.

- Trường hợp F1

Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2 m hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí... hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Trường hợp F1 được phân thành 2 cấp bậc gồm:

Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng: Một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng cho đến khi được cách ly y tế. Tiếp xúc trước đó trên 4 ngày đều không được tính. Thời điểm F0 khởi phát bệnh được tính là ngày bắt đầu có triệu chứng bất thường về sức khoẻ theo các dấu hiệu phía trên.

Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, chia thành 2 trường hợp. Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế.

Ví dụ: A. có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 và chuyển cách ly ngày 1/8. Qua truy vết, A. tiếp xúc với nguồn lây từ ngày 25/7. Một người được xác định là F1 của A. nếu tiếp xúc với A. trong các ngày từ 25/7-1/8.

Bộ Y tế ra quy định mới, không phải tiếp xúc F0 là thành F1 - Hình 2

F0 được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.

- Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định.

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.

- Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông...

- Trường hợp F2

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 m với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Trong phác đồ lần 6, Bộ Y tế xác định F1 trên phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả người tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, bao gồm:

Trực tiếp chăm sóc người bệnh Covid-19

Làm việc cùng nhân viên y tế mắc Covid-19

Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc Covid-19.

Ngoài trường hợp tiếp xúc gần ca F0 xác định, F1 cũng được tính ngay cả khi tiếp gần dưới 2 m với trường hợp nghi nhiễm; sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ; làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ.

Theo đánh giá, những quy định mới của Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phân loại ca bệnh nghi ngờ, F1 trong bối cảnh hầu hết khu cách ly đều đang quá tải như hiện nay.

10 khuyến cáo cho F1, F0 thực hiện cách ly tại nhà. Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo khi được xác định là người mắc Covid-19 hoặc tiếp xúc gần, người dân phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và cộng đồng.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024
Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?
08:34:31 26/12/2024

Tin đang nóng

Sao Việt 26/12: Trấn Thành nhắn nhủ ngọt ngào tới vợ, Minh Hằng rạng rỡ bên conSao Việt 26/12: Trấn Thành nhắn nhủ ngọt ngào tới vợ, Minh Hằng rạng rỡ bên con
16:35:00 26/12/2024
Nate: Tài tử Lee Jun Ho (King the Land) bị phạt 1,8 tỷ đồngNate: Tài tử Lee Jun Ho (King the Land) bị phạt 1,8 tỷ đồng
16:40:50 26/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?Chuyện gì đang xảy ra với Ốc Thanh Vân - Trí Rùa?
16:54:00 26/12/2024
Phan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương laiPhan Đạt bất ngờ khen ngợi Phương Lan hậu ồn ào đấu tố, còn tiết lộ hình mẫu bạn gái tương lai
17:09:15 26/12/2024
Phạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào mônPhạm Hương flex bên trong tiệc Noel tại Mỹ, zoom cận phát hiện 2 thứ phơi bày cuộc sống chốn hào môn
19:25:19 26/12/2024
Cô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹpCô dâu ở Lào Cai lấy bạn thân, gây sốt với vẻ ngoài xinh đẹp
20:05:48 26/12/2024
Mẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hônMẹ tôi đề nghị một điều, vợ sắp cưới đang mang bầu vẫn kiên quyết hủy hôn
20:10:36 26/12/2024
Cư dân mạng quốc tế nghi ngờ meme Chill Guy có nguồn gốc Việt NamCư dân mạng quốc tế nghi ngờ meme Chill Guy có nguồn gốc Việt Nam
18:27:22 26/12/2024

Tin mới nhất

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...
Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

Người đàn ông bị đứt rời cổ chân khi đang làm vườn

19:45:42 26/12/2024
Đây là một trường hợp hy hữu và đầy thách thức khi lưỡi máy cắt cỏ gãy văng trúng cổ chân với tốc độ cao, khiến toàn bộ cổ chân phải của bệnh nhân bị đứt lìa hoàn toàn.
Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

Vì sao biến cố tim mạch gia tăng vào mùa lạnh?

19:39:56 26/12/2024
Bác sĩ cảnh báo, khi thời tiết chuyển sang lạnh, nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim gia tăng đáng kể.
Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

Mổ cấp cứu kịp thời ca dây rốn thắt nút cho sản phụ lớn tuổi

19:34:06 26/12/2024
Khoa Phụ sản, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI vừa cấp cứu thành công sản phụ Nguyễn Thị Quý và thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm: dây rốn thắt nút, tim thai dao động ít, đa ối, thai to.
5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

5 loại thảo mộc giúp thanh lọc phổi

19:29:30 26/12/2024
Bạc hà là phương pháp chữa trị tự nhiên đã có từ lâu đời giúp điều trị các vấn đề về hô hấp. Các hợp chất dược liệu trong trà bạc hà có thể chữa đau họng bằng cách làm sạch chất nhầy và giảm viêm do nhiễm trùng phổi.
Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

Người loang lổ sẹo do đốt thuốc của 'lang vườn' trị đau lưng

19:26:32 26/12/2024
Sau một thời gian dùng thuốc, bà B. vẫn đau lưng, sẹo vẫn y nguyên nên phải đến BVĐK Yersin Nha Trang thăm khám, điều trị. Sau một tuần điều trị tại đây, tình trạng đau lưng của bà B. giảm dần.
Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

Chuối xanh và chuối chín có khác biệt gì về lợi ích sức khỏe?

12:02:52 26/12/2024
Tinh bột kháng có nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường. Do đó, nó không chỉ tốt cho sức khỏe đường ruột mà còn là thực phẩm giúp giảm và duy trì cân nặng phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Beyoncé biểu diễn cùng con gái ở quê nhà

Nhạc quốc tế

21:34:49 26/12/2024
Nữ ca sĩ Beyoncé xuất hiện trên sân khấu sân vận động NRG ở quê nhà Houston (Mỹ) vào ngày 25.12, mở màn chương trình bằng một chú ngựa trắng và biểu diễn ca khúc ăn khách 16 Carriages.
Vì sao top 3 Phim truyền hình ấn tượng VTV Awards 2024 gây tranh cãi?

Vì sao top 3 Phim truyền hình ấn tượng VTV Awards 2024 gây tranh cãi?

Hậu trường phim

21:30:49 26/12/2024
Phim Độc đạo cùng với Trạm cứu hộ trái tim , Gặp em ngày nắng vào top 3 Phim truyền hình ấn tượng tại VTV Awards 2024.
Nhật Bản công bố tiến độ điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay hồi đầu năm

Nhật Bản công bố tiến độ điều tra nguyên nhân tai nạn máy bay hồi đầu năm

Thế giới

21:24:14 26/12/2024
Về phía nhân viên kiểm soát không lưu, mặc dù một người đã nhận thấy hình ảnh máy bay của JCG tiến vào đường băng qua màn hình trước khi xảy ra vụ tai nạn và có trao đổi với đồng nghiệp phụ trách.
Tiêu Chiến và bạn diễn trong phim 'Anh hùng xạ điêu' bản điện ảnh gây tranh cãi

Tiêu Chiến và bạn diễn trong phim 'Anh hùng xạ điêu' bản điện ảnh gây tranh cãi

Phim châu á

21:24:05 26/12/2024
Tạo hình, diễn xuất của Tiêu Chiến và Trang Đạt Phỉ trong trailer Anh hùng xạ điêu bản điện ảnh nhận về nhiều phản hồi trái chiều.
Leonardo DiCaprio đón Giáng sinh cùng bạn gái kém 24 tuổi

Leonardo DiCaprio đón Giáng sinh cùng bạn gái kém 24 tuổi

Sao âu mỹ

21:21:37 26/12/2024
Leonardo DiCaprio và bạn gái được phát hiện đang tận hưởng kỳ nghỉ tại lâu đài Chateau Marmont nổi tiếng ở West Hollywood, Los Angeles hôm 24.12.
Quyền Linh bênh vực cho bố đơn thân khi bị người phụ nữ nhận xét 'yếu đuối'

Quyền Linh bênh vực cho bố đơn thân khi bị người phụ nữ nhận xét 'yếu đuối'

Tv show

21:18:29 26/12/2024
Tham gia show hẹn hò, bố đơn thân nghẹn ngào kể chuyện bị bạn thân lừa tiền khiến MC Quyền Linh phải động viên.
Nguyên liệu quý từ con lợn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng: Làm món dưỡng sinh mùa đông ai cũng mê

Nguyên liệu quý từ con lợn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng: Làm món dưỡng sinh mùa đông ai cũng mê

Ẩm thực

21:05:39 26/12/2024
Trong tiết trời đông giá lạnh, những món ăn từ dạ dày lợn không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, ấm bụng mà còn là phương thuốc dưỡng sinh tuyệt vời, giúp tăng cường sức đề kháng, xua tan bệnh tật.
Những động vật khuấy đảo cả thế giới năm 2024

Những động vật khuấy đảo cả thế giới năm 2024

Lạ vui

21:01:18 26/12/2024
Moo Deng, chú hà mã lùn đáng yêu ở Thái Lan, chim cánh cụt Pesto, đại bàng Flaco hay Charlotte - chú cá đuối mang thai trở thành hiện tượng mạng, tạo nên cơn sốt toàn cầu.
Thanh niên đu cửa taxi rồi rơi xuống cao tốc Liên Khương - Prenn

Thanh niên đu cửa taxi rồi rơi xuống cao tốc Liên Khương - Prenn

Tin nổi bật

20:36:02 26/12/2024
Trong lúc trao đổi công việc, giữa Thanh và tài xế taxi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi. Khi tài xế lái xe chạy về hướng cao tốc, Thanh đu vào cánh cửa nhưng bị rơi xuống đường.
Lê Tuấn Khang và những hiện tượng mạng 2024: Được săn đón nhưng lắm thị phi

Lê Tuấn Khang và những hiện tượng mạng 2024: Được săn đón nhưng lắm thị phi

Netizen

20:18:09 26/12/2024
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã tạm giữ hình sự đối tượng Võ Nguyễn Hoàng Nguyên (SN 1990, trú tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ji Ye Eun nhận phản ứng dữ dội vì tham gia 'Running Man'

Ji Ye Eun nhận phản ứng dữ dội vì tham gia 'Running Man'

Sao châu á

20:06:04 26/12/2024
Nữ diễn viên Ji Ye Eun thay Jeon So Min trở thành thành viên cố định của Running Man, đối mặt với nhiều bình luận ác ý.