‘Sốt đất’ khắp nơi, triệu người nghèo tan giấc mơ an cư
Chỉ sau 1 năm, giá nhà đất nhiều nơi tăng mạnh, khiến giấc mơ mua được nhà của người nghèo ngày càng xa vời.
Cuối năm 2020, vợ chồng anh Nguyễn Đình Trọng được giới thiệu một căn nhà diện tích 30m2, có ngõ ô tô tránh tại khu vực Thanh Đàm (phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội) với giá 3,1 tỷ đồng. Dù rất thích vị trí cũng như thiết kế của căn nhà, nhưng vì số tiền quá lớn so với khả năng tài chính nên vợ chồng anh Trọng quyết định tích góp thêm, chờ thời gian sau sẽ mua.
” Hai vợ chồng tôi chỉ có 1,5 tỷ tiền tiết kiệm, nếu mua nhà thời điểm đó thì phải vay ngân hàng 1,6 tỷ đồng. Số tiền vay quá lớn nên hai vợ chồng tính để tiền làm ăn rồi chờ thêm thời gian nữa mới mua“, anh Trọng nói.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, giá nhà đất liên tiếp xảy ra các cơn sốt khiến mặt bằng giá tăng cao chóng mặt. Căn nhà trước kia anh chị định mua hiện được chủ mới rao bán lại với giá 4,3 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong 1 năm, giá đã tăng 1,2 tỷ đồng. Trong khi đó, cả năm 2021, hai vợ chồng anh chị đi làm cũng chỉ tích góp thêm được khoảng 300 triệu đồng.
” Với đà tăng như thế này, việc mua nhà hay mua đất với vợ chồng tôi vẫn rất xa vời“, anh Trọng buồn bã nói.
Sốt đất khiến giấc mơ có nhà của người nghèo ngày càng xa vời. (Ảnh minh họa)
Theo anh Trọng, anh đã đi khảo sát nhiều nơi và nhận thấy với số tiền gần 2 tỷ đồng, giờ gần như anh không thể mua được căn nhà nào có sổ đỏ trên thị trường, trừ những nhà bị lỗi phong thủy.
Video đang HOT
” Những căn nhà ngõ bé, chưa đầy 2m, giá cũng tăng lên gần 3 tỷ đồng/căn diện tích 30m2“, anh Trọng cho hay.
Giống anh Trọng, vợ chồng chị Phạm Thị Dung (Hà Đông, Hà Nội) cũng rơi vào thế bí khi giá nhà đất tại các khu vực xa nội thành Hà Nội cũng tăng chóng mặt. Chị Dung dự định mua một mảnh đất rộng 50m2, giá khoảng 600 triệu đồng ở xã Ngọc Nhị, Ba Vì (Hà Nội) để xây nhà ở. Tuy nhiên mảnh đất này vừa cọc xong thì có nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao hơn để ôm lại.
Chị Dung kể, từ khoảng tháng 10/2020 đến nay, đất Ba Vì liên tục tăng giá. Nhà đầu tư, “cò đất” đổ về vùng quê này săn đất, khiến giá đất tăng phi mã. Hồi cuối tháng 11/2020, chị Dung đã cọc 50 triệu cho một miếng đất 600 triệu đồng kia, nhưng sau đó chủ đất hủy cọc vì có nhà đầu tư ở Hưng Yên trả giá cao gấp gần 1,5 lần. Miếng đất 600 triệu anh chị đã tăng lên 800 triệu đồng chỉ sau 1 tuần.
Chị Phạm Thị Hoa ở Sơn Tây thông tin, những mảnh đất có vị trí ổn đều đã có chủ và được mua đi bán lại nhiều lần với mức giá cao gấp đôi, gấp ba ban đầu.
” Người lao động có thu nhập thấp như chúng tôi giờ rất khó tìm được những mảnh đất phù hợp để mua vì giá cao, trong khi những lô hợp lý thì môi giới, nhà đầu tư sẽ ôm ngay lập tức, không tìm ra đất để mua“, chị Hoa nói.
Thực tế, câu chuyện giá nhà tăng chóng mặt đã có những con số thống kê đầy đủ. Theo số liệu từ Bộ Xây dựng, giá bất động sản năm 2021 tăng mạnh. Đơn cử, vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai tăng 20%, Ba Vì tăng 45%, một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình tăng 46%, Bắc Ninh tăng 20%, Hưng Yên tăng 26%.
Khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy, 70% người dân đô thị có nhu cầu nhà ở với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Thế nhưng, nghịch lý ở chỗ, tại TP.HCM, không còn dự án nhà ở bình dân nào có mức giá như vậy trong suốt 2 năm qua. Tình trạng tại Hà Nội cũng không khả quan hơn. Thay vào đó, mức giá 40-50 triệu đồng/m2 chiếm số lượng áp đảo. Thậm chí, một số thời điểm, phân khúc cao cấp còn chiếm tỷ trọng cao nhất trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra, dòng sản phẩm chung cư, nhà ở giá 2 tỷ đồng sẽ “tuyệt chủng”. Điều đó đồng nghĩa với việc cơ hội sở hữu một căn nhà của rất nhiều người ngày càng trở nên xa vời, hoặc phải mất nhiều năm để tích lũy.
Nhận diện thị trường và vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021 2022
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Tạp chí điện tử Bất động sản (BĐS) Việt Nam và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) ngày 15/3 đã phối hợp tổ chức diễn đàn BĐS Mùa Xuân thường niên lần II và vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022.
Nhận diện thị trường BĐS
Sau hơn 2 dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp BĐS đã nỗ lực vượt khó, chủ động thay đổi, tái cấu trúc, chuyển đổi số, tăng tốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, cung cấp nguồn cung cho xã hội. Trong giai đoạn chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS trong cả nước là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diễn đàn lần này nhận diện đầy đủ, toàn diện về những doanh nghiệp BĐS chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường; bình chọn, xếp hạng các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022, với sự tham gia bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - BĐS hàng đầu của Việt Nam.
Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh - thông minh tốt nhất năm 2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường BĐS Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng. Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013...
Bên cạnh đó, VNREA sẽ tập trung hoạt động và đồng hành cùng thị trường hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển thị trường BĐS và thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn; chú trọng khâu quy hoạch, điều tiết cung - cầu, các cơn sốt đất nền; xây dựng và làm giàu hệ thống thông tin, dữ liệu, làm tiền đề quản lý cũng như tiến trình chuyển đổi số của thị trường BĐS; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới góp phần tạo lập trật tự trong các giao dịch của thị trường BĐS.
Ngoài ra, VNREA sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư BĐS và các cơ quan, các bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp BĐS trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh, để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp BĐS đề xuất nhiều chính sách, giải pháp sớm hồi phục, phát triển bền vững thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường minh bạch, chuyên nghiệp trên cở sở các quy định pháp luật liên quan.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nhận diện, song hành cùng những thuận lợi, thị trường BĐS Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn, như những vướng mắc pháp lý của BĐS đang cản trở nhất định về nguồn cung, tình trạng BĐS phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS... Nhờ sự vào cuộc của các bộ, ngành, những thực trạng này đang dần được giải quyết.
Giải pháp hồi phục nhanh thị trường
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), sự hồi phục và phát triển của thị trường BĐS là chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu cấp thiết hồi phục thị trường BĐS. Về phía doanh nghiệp, cơ hội lớn, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn, nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.
Còn theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc EnCity, cơ hội và thách thức của thị trường BĐS Việt Nam nhìn từ quy hoạch đang đối mặt với 3 thách thức cần tháo gỡ: Về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch; mở cửa du lịch từ ngày 15/3, nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại, trở thành rào cản; nền kinh tế thế giới bất ổn ảnh hưởng đến thị trường trong nước...
Với vấn đề chuyển đổi số, pháp lý chuyển đổi số như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, cơ chế pháp lý để đảm bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của khách hàng ra sao, khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao...? cũng là những vấn đề các doanh nghiệp BĐS đặc biệt quan tâm thời gian tới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh BĐS nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh BĐS phát hành cổ phiếu, trái phiếu BĐS trên thị trường chứng khoán và bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 phù hợp với thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng 'điểm danh' 9 tồn tại của thị trường bất động sản Ngày 25/11, tại hội thảo về "Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã "điểm danh" 9 tồn tại của thị trường bất động sản. Nhiều căn hộ...