“Sốt” cau non bán sang Trung Quốc
Tại các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, thương lái đang ồ ạt thu mua cau non với giá cao rồi bán sang Trung Quốc
Ngày nào các thương lái cũng lùng sục vườn cau ở các địa phương miền Trung để mua cau non. Giá cau từ 10.000 đồng/buồng đã tăng lên gấp 3 lần, nhiều người bán cả vườn cau cho thương lái.
Nhà ông Trần Hải (ngụ xã Vĩnh Trung, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) có 2 hàng cau khoảng 20 cây trồng làm cảnh. Mọi năm không thấy ai mua, năm nay, thương lái cứ nườm nượp kéo đến. Giá cau theo đó cũng tăng dần, đến nay, mỗi buồng có giá khoảng 20.000 đồng.
Ngay từ tháng 12-2014, các thương lái đã đến nhà bà Nguyễn Thị Năm (ngụ xã Diên An, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đặt cọc với giá 200.000-300.000 đồng/cây cau/năm. Cau ra buồng nhiều họ lợi, mất mùa thì thương lái chịu. Nghe xuôi tai nên bà Năm bán luôn cả vườn cau cho thương lái.
Video đang HOT
Cau non sau khi sấy sẽ được bán sang Trung Quốc và một bì kẹo cau. Ảnh: KỲ NAM
Tại một điểm thu mua cau non trên Quốc lộ 1 ở xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, cảnh mua bán diễn ra nhộn nhịp. Bà Nguyễn Thị Rọ, chủ điểm thu mua ở xã Diên Thạnh, cho hay từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi ngày thu mua từ 1-2 tấn cau non rồi bán lại cho tư thương, kiếm lời mỗi tháng từ 5-10 triệu đồng. “Cau thu mua phải là cau non, có nước thì mới sấy được để làm kẹo cau” – bà Rọ nói.
Ông Lê Thanh Minh (ngụ xã Diên Điền, huyện Diên Khánh), chủ điểm thu mua, cho biết: “Cau sau khi tập kết sẽ được sấy khô, rồi bán sang Trung Quốc. Chúng tôi chỉ là điểm thu mua và ăn hoa hồng. Nghe họ nói để làm kẹo cau thôi chứ sao biết thực hư là gì”.
Ông Nguyễn Văn Linh – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Lão, tỉnh Bình Định – xác nhận khoảng 1 tháng qua, thương lái khắp nơi đổ về địa phương thu mua cau bán lại cho Trung Quốc nên giá cau tăng vọt. Hiện giá cau ở đây là 18.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 đồng/kg so với những năm trước. Toàn huyện An Lão hiện có 68 ha cây cau đang thời kỳ thu hoạch trái, bình quân 3.000 cây cau/ha, cho thu hoạch khoảng 15 kg trái/cây/năm. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cau lớn nhất tỉnh Bình Định. Không riêng gì An Lão, thương lái còn đến các huyện lân cận như Hoài Ân, Hoài Nhơn để mua cau.
Coi chừng vỡ nợ!
Các thương lái sau khi thu mua sẽ chuyển cau non đến một “lò” chế biến để tách buồng, luộc chín, sấy khô 5 ngày trước khi đóng bao xuất bán sang Trung Quốc. Lò cau lớn nhất ở huyện Diên Khánh nằm tại xã Diên Bình với gần chục người làm. Chủ “lò” này là bà Đồng Thao (quê xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) cho biết: “Cau sấy khô sẽ được chất lên xe tải đưa đến cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) rồi xuất qua Trung Quốc”. Để chứng tỏ Trung Quốc mua cau để làm kẹo, bà Thao cho chúng tôi xem vỏ bì đựng kẹo làm từ cau bằng chữ Trung Quốc.
“Làm ăn với Trung Quốc bấp bênh lắm, phải dè chừng. Năm 2013, tôi bị tồn hơn 50 tấn cau, mất gần 700 triệu vì thương lái Trung Quốc ngừng lấy hàng. Bây giờ, tôi cũng rút kinh nghiệm rồi, thậm chí phải lấy tiền trước mới mua cho họ” – bà Thao nói.
Ông Lại Văn Tài, Phó Phòng Kinh tế huyện Diên Khánh, khuyến cáo dù giá cao sẽ có lợi nhưng người dân cần thận trọng.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Linh, việc thương lái Trung Quốc thu mua cau là rất bất thường, không ổn định. “Cách đây vài năm, thương lái Trung Quốc cũng triển khai một đợt mua cau ồ ạt rồi sau đó dừng luôn, khiến nhiều người trồng cau phát triển thêm diện tích và phải chặt bỏ. Việc này chúng tôi cũng đã từng khuyến cáo bà con nhưng nhiều người không nghe” – ông Linh lo lắng.
Theo Kỳ Nam – Đức Anh
NLĐ
Lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc, giá cao chưa từng có
Sau Quảng Ngãi, gần đây tại Quảng Nam, các đại lý trên địa bàn đổ xô về các khu vực nông thôn, miền núi lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc với giá cao chưa từng có 20.000 đồng/kg.
Ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, ngày nào cũng tấp nập người đi mua cau non. Những trái cau non chỉ to bằng ngón chân cái đã bị người dân bán cho người thu mua cau với giá dao động từ 12.000 - 20.000 đồng/kg.
Ông Hồng - một người dân ở Tiên Phước, nhà có hai hàng cau, cho biết chưa năm nào, giá cau lại đắt như năm nay. Mấy năm trước, cau rẻ như bèo, có cho cũng không ai hái, để già rồi rụng đầy gốc.
"Năm nay, mới tháng 6 đã có người đi mua cau rồi. Họ toàn mua cau non, giá cao gấp 5 lần mọi năm. Hôm qua tôi hái hai cây được 50kg, bán với giá 15.000 đồng/kg. Mừng quá chú ạ!" - ông Hồng nói.
Cau non sau khi được sấy khô, chuẩn bị xuất bán sang Trung Quốc. Ảnh: Trương Hồng
Tại cơ sở thu mua cau của ông L (xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành), hàng chục công nhân hối hả bẻ trái cau từ buồng ra, cho vào lò sấy khô, phân loại. Ông L cho biết, cơ sở ông thu mua cau mấy chục năm nay, đa số mua cau non về sấy sau đó xuất bán sang thị trường Trung Quốc. Đầu tháng 6 vừa rồi, ông mua đến 20.000 đồng/kg, nhưng nay hạ còn 15.000 đồng/kg do số lượng cau hiện quá nhiều. Bình quân mỗi ngày, ông L mua 20 tấn cau non. Cứ 7kg cau non sấy khô còn 1kg, xuất bán sang Trung Quốc giá 115.000 đồng/kg. "Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo" - ông L cho biết.
"Bình quân mỗi tháng tôi xuất bán sang Trung Quốc mấy chục tấn cau non sấy khô. Cứ mỗi tấn họ mua 115 triệu đồng. Đa số cau được Trung Quốc thu mua về chế biến thành kẹo" - Ông L - chủ đại lý ở Tam Xuân
Ông L đưa bịch kẹo làm từ cau ra để chứng minh lời nói của mình. Theo quan sát, có hai loại kẹo làm bằng cau được đóng gói cẩn thận, đẹp mắt. Ông L mở gói kẹo cau ra cho chúng tôi ăn thử, kẹo thơm, có vị the the như kẹo bạc hà. "Họ mua cau của mình về, sau đó sấy và nấu cho tan hết hạt nhân của cau ra ngấm vào xác cau, rồi ngâm với bạc hà để làm kẹo, nên có hương thơm như kẹo bạc hà. Mỗi gói kẹo khoảng chục miếng cau (trái bổ đôi), giá bán 50.000 đồng. Như vậy mỗi miếng kẹo cau 5.000 đồng" - ông L chia sẻ.
Ông Lê Muộn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Nam cho biết: "Cau không phải cây trồng chính nên sở không nắm được số liệu diện tích cụ thể. Việc thu mua cau non xuất hiện trên địa bàn thì sở đã nắm, nhưng chính do biến động về giá cả khó dự báo và cũng không phải cây trồng chi phối lớn trong thu nhập của nông dân, nên cứ để nông dân họ quyết định hái cau non, vì hái cau non cũng không ảnh hưởng hay hại gì đến cây cau".
Theo Trương Hồng
Dân Việt
Ông Nguyễn Sự: Khuyến khích dân Hội An trồng cau Việc thu mua diễn ra ồ ạt khắp địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cau tươi được giá đã đem lại niềm vui lớn cho cả nông hộ lẫn chủ cơ sở chế biến. Mua bán cả cau non Đến các miền quê xứ Quảng vào những ngày này rất dễ chứng kiến cảnh nhộn nhịp thu mua cau tươi. Ở...