Sốt cao 10 ngày, người đàn ông suýt chết vì ấu trùng mò đốt ở vùng kín
Bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng ý thức lơ mơ, sốt cao liên tục, huyết áp tụt. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt ở vùng kín.
Mới đây, Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, thông tin đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân sốt mò biến chứng suy đa tạng.
Gần nhất, một bệnh nhân nam 83 tuổi tiền sử tăng huyết áp, khởi phát bệnh 10 ngày trước vào viện với biểu hiện sốt cao, có cơn rét run kèm theo đau đầu và ho. Người bệnh đã được điều trị tại bệnh viện huyện và tỉnh với chẩn đoán viêm phổi – phế quản, suy tim nhưng không đỡ, ngày càng nặng hơn.
Bệnh nhân được chuyển đến khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức trong tình trạng ý thức lơ mơ, kích thích vật vã, sốt cao liên tục, huyết áp tụt thấp, khó thở. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một vết loét điển hình do ấu trùng mò đốt ở vùng bìu với kích thước 1×1,5 cm, hình bầu dục, vẩy thâm.
Bác sĩ Đỗ Văn Đông, Việm Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán bệnh sốt mò biến chứng suy đa tạng (hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu). Người bệnh được áp dụng các biện pháp điều trị hồi sức tích cực với kháng sinh đặc hiệu, thuốc vận mạch nâng huyết áp,…
Sau 7 ngày điều trị, người bệnh hết sốt, bỏ được máy thở và rút ống nội khí quản, ngừng thuốc vận mạch, chức năng gan thận cải thiện. Bệnh nhân khỏi bệnh và ra viện sau 21 ngày trong tình trạng đã hồi phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Sốt mò (scrub typhus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lưu hành ở Việt Nam và nhiều nước vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới. Ảnh: Zeckenstich.
Theo bác sĩ Đông, sốt mò (scrub typhus) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lưu hành ở Việt Nam và nhiều nước vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, da niêm mạc xung huyết và phát ban, vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét.
Tác nhân gây sốt mò là Orientia tsutsugamushi, một loại vi khuẩn gram âm thuộc họ Rickettsiacea. Nguồn bệnh và trung gian truyền bệnh là loài mò Leptotrombidium. Bệnh sốt mò lưu hành ở những nơi có cây cỏ thấp, là sinh cảnh tự nhiên của quần thể mò, chuột, thường ở vùng nông thôn.
Bệnh thường xuất hiện lẻ tẻ, có thể gặp quanh năm, cao điểm là các mùa như xuân, hè, thu. Chẩn đoán sốt do mò đôi khi khá dễ dàng nếu phát hiện người bệnh có vết loét đặc trưng do ấu trùng đốt ngoài da, tuy nhiên lại hay bị bỏ sót vì vết loét thường nằm ở vùng kín đáo của cơ thể và không đau.
Điều trị sốt mò bao gồm kháng sinh đặc hiệu, thường là doxycycline hoặc chloramphenicol và các điều trị hỗ trợ khác tùy theo mức độ tổn thương các cơ quan.
“Nếu không được điều trị kháng sinh sớm và thích hợp, bệnh sốt mò có thể tiến triển nặng dẫn tới biến chứng suy đa tạng trong đó có suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong”, bác sĩ Đông cho hay.
Theo Zing
Bộ Y tế yêu cầu không chủ quan với dịch sốt xuất huyết
Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các địa phương không nên chủ quan, lơ là phòng chống dịch.
Bệnh nhân Vũ Thị Hiền (62 tuổi) ở Hà Nội đã bị sốt 3 ngày nay. Trước đó ở nhà, bà Hiền chỉ dùng hạ sốt. Tuy nhiên, thấy sốt cao liên tục, kèm đau đầu, buồn nôn, bà đã được gia đình đưa vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để khám, xét nghiệm và chỉ định nhập viện để điều trị. "Mẹ tôi bị sốt cao, uống thuốc hạ sốt không thấy hạ. Bà cũng bị đau đầu, cứ ăn vào là nôn hết, người cứ lả đi"- người nhà bà Hiền nói.
Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nằm điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bà Nguyễn Thị Thẩm (59 tuổi, ở Phú Xuyên, Hà Nội) cũng chia sẻ, bà được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã 2 ngày nay. Được biết, trước đó, bà đã nằm điều trị tại trạm y tế xã khoảng 3 ngày nhưng các triệu chứng như: Sốt, đau đầu dữ dội, tăng huyết áp không giảm. "Bây giờ, tôi vẫn còn bị đau đầu, giảm sốt, người bắt đầu nổi mẩn. Bác sĩ cũng dặn tích cực ăn các thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, sữa để giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hoá"- bà Thẩm nói.
Tại Khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, theo thống kê, trong tháng 9/2019, tại 2 cơ sở của Bệnh viện có khoảng 427 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Hiện có khoảng 70 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị tại Khoa Virus-Ký sinh trùng. TS.BS Trần Văn Giang, Phó Trưởng khoa Virus-Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết,theo chu kỳ, từ tháng 8-12 là đỉnh dịch của sốt xuất huyết. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là sốt và mệt mỏi. Trong đó, một số ca biến chứng gây suy đa tạng, tổn thương gan, sốc.
Bệnh nhân Vũ Thị Hiền (62 tuổi, ở Hà Nội) đang được điều trị tại Khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau.
"Đây là giai đoạn đỉnh dịch, nhiều người có thể bị nhiễm virus denge. Vì vậy, trong trường hợp có dấu hiệu bị sốt, người bệnh cần đến các sở y tế để khám và làm xét nghiệm. Các bác sĩ sẽ theo dõi sớm và có các biện pháp điều trị, hạn chế các biến chứng nặng của sốt xuất huyết denge"- TS.BS Trần Văn Giang cho biết.
Theo BS Giang, sốt xuất huyết là bệnh đã tồn tại rất lâu và đều có hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị. Vì vậy, các bệnh viện đều có thể chẩn đoán, điều trị được, chỉ những trường hợp biến chứng nặng, người bệnh mới cần phải chuyển lên tuyến trên, tránh tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép.
Hiện có khoảng 70 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang được điều trị tại Khoa Virus-Ký sinh trùng.
Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết có chiều hướng giảm, đặc biệt là tại những tỉnh, thành được coi là điểm nóng về dịch như Đồng Nai, Bình Dương, TP Đà Nẵng, TP HCM đã cơ bản kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, ông Tấn cũng lưu ý các đơn vị, các địa phương không chủ quan, lơ là, tiếp tục duy trì thường xuyên công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh. Vì vậy, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề nghị các địa phương giám sát chặt chẽ tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết trên địa bàn, đảm bảo phát hiện bệnh nhân sớm để điều trị kịp thời, tránh bệnh chuyển độ nặng. Phối hợp với người dân tổ chức diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi. Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động người dân lật úp các dụng cụ chứa nước đọng không sử dụng, đậy kín dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng./.
Theo VOV
Con gái 14 tuổi mặt sưng húp, sốt cao phải nhập viện, mẹ nhìn vào phòng tắm liền rõ lý do Khăn mặt là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên sử dụng khăn mặt không đúng cách cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bác sĩ cấp cứu Điền Tri Học chia sẻ với Ettoday: Có một nữ sinh cấp 2 tên tên Tiểu Quyên, 14 tuổi học nội trú. Gần đây, mẹ của Tiểu Quyên...