SOS viêm não mô cầu ở trẻ
Vi khuẩn gây bệnh có thể ngoan ngoãn trên cơ thể bé mãi mãi, đôi lúc “nghịch ngợm” chỉ ở mức viêm họng nhưng cũng có thể ngay lập tức nổi loạn cấp tính khiến trẻ tử vong. Điều đó khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn, đưa con đến viện khi đã muộn.
Ảnh minh họa: Internet
Trẻ nhỏ dễ vào “tầm ngắm”
Bé Nguyễn Thu Phương, 8 tháng tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) được gia đình đưa vào viện với các triệu chứng sốt cao, đi phân lỏng, chán ăn, nôn, xuất hiện mảng tử ban (vết ban có màu đỏ bầm) trên da, hôn mê… Qua xét nghiệm, các bác sĩ đã chẩn đoán bé bị mắc viêm não mô cầu ở thể nặng (xuất huyết lan rộng).
Lúc mới bệnh, thấy bé Phương sốt, ho thì gia đình nghĩ em bị cảm sốt, viêm họng thông thường, không cho uống kháng sinh mà chỉ dùng nước hoa quả. Nhưng tình trạng tiến triển rất nhanh, khi thấy vết bầm tím nổi khắp người bé thì cả gia đình hoảng hốt, đưa con đi viện trong tình trạng nguy kịch. Sau 7 ngày điều trị tích cực, bé mới qua tình trạng sốc.
Theo Ths.BS. Vũ Minh Điền (Khoa Cấp cứu-Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương): Trẻ em trong độ tuổi từ 36 tháng đến 3 tuổi là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì các bé đến lớp tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua đồ vật với các hạt nước bọt và dịch tiết mũi họng của bệnh nhân. Mặt khác 10-20% người lành mang mầm bệnh, trẻ em sức đề kháng kém nên khi gặp điều thuận lợi sẽ dễ phát bệnh hơn người lớn.
Dễ nhầm lẫn với bệnh khác
Vaccine chỉ có giá trị 3 năm Trẻ từ 2 tuổi trở nên có thể tiêm vaccine phòng bệnh viêm não mô cầu. Sau 7 ngày tiêm, kháng thể trong cơ thể nâng lên, bé có thể tránh được tình trạng nhiễm bệnh. Tuy nhiên một liều tiêm chỉ có giá trị bảo vệ 3 năm. Viêm não mô cầu là do nhiễm khuẩn nên uống kháng sinh cũng là cách để phòng tránh bệnh. Nếu gia đình bạn sống ở vùng có bệnh, bạn nên đề nghị bác sĩ kê đơn kháng sinh cho cả gia đình.
Video đang HOT
Bệnh viêm não mô cầu do khuẩn não mô cầu nhóm C (Neisseria meningitidis) gây ra với nhiều bệnh tại các cơ quan khác nhau trên cơ thể như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt…. Có những người lành mang mầm bệnh nhưng không có biểu hiện gì. Khi phát bệnh, viêm não mô cầu trải qua nhiều thể: viêm họng, viêm màng não, sốc nhiễm khuẩn, sốc huyết lan rộng.
Biểu hiện ban đầu ở thể viêm họng thì rất giống bệnh viêm họng thông thường nên dễ nhầm lẫn và chủ quan. Nếu được điều trị kháng sinh ngay thì bệnh chấm dứt, nhưng bệnh có thể tiến triển thành sốt cao, đau cầu cấp tính, nhiễm trùng huyết.
Khi đã diễn tiến sang thể sốc khuẩn hay xuất huyết thì các triệu chứng rất cấp tính như đột ngột sốt cao, đau đầu dữ dội, buồn nôn, cổ cứng, mắt nhạy cảm với ánh sáng và có thể xuất huyết chấm hồng hoặc mụn nước…. một số triệu chứng như sốt cao, rét run, người mệt mỏi, đau đầu có xuất hiện ban đỏ…giống với triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn liên cầu lợn, bệnh sốt xuất huyết…. Khi ở thể tối cấp, bệnh nhân có thể nhanh chóng tử vong trong khoảng 6-12 giờ.
Lây lan mạnh, biến chứng nhiều
Bác sĩ Điền nhấn mạnh sự lây lan nhanh chóng của viêm não mô cầu là do vi khuẩn nhân lên nhiều ở vùng hầu họng, nên khi bệnh nhân ho, hắt hơi, mầm bệnh dễ phát tán ra ngoài. Vì vậy bệnh dễ lan truyền qua đường hô hấp, đặc biệt ở nơi đông người như nhà trẻ, trường học, siêu thị.
Bác sĩ Điền cũng cho biết, nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống còn 5-10%. Nhưng điều trị muộn, bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng về thần kinh, ảnh hưởng các dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương não, giảm thính lực, tổn thương thận và các vấn đề tâm lý; nếu biến chứng nghiêm trọng, có khi phải cắt bỏ các chi.
Vì vậy, bác sĩ khuyên cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh sớm khi thấy trẻ sốt, nhức đầu, ho, đau họng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc có biểu hiện lơ mơ. Khi bé bị viêm họng cần điều trị triệt để bằng kháng sinh.
Bảo vệ con trẻ Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho con trẻ bạn nên: – Hướng dẫn con vệ sinh sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. – Cho trẻ đánh răng, súc miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường… – Khi tiếp xúc nơi đông người, gần người bệnh, ở tại ổ dịch thì cần cho bé đeo khẩu trang. – Khi trời mưa lạnh nên giữ ấm cổ trẻ
Theo SKGD
Top tín hiệu cực nguy trong thai kỳ
Thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trong quá trình thai nghén cơ thể người mẹ thay đổi nên có thể xuất hiện: nôn, phù nặng, tiểu tiện khó khăn... Vì vậy, thai phụ cần theo dõi những bất thường để nhập viện kịp thời tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Nôn nhiều lần
Thông thường ở thời kỳ đầu của thai nghén nhiều thai phụ hay nôn do nghén. Nếu tình trạng nôn ít, thưa thì có thể dần hết khi thai nhi phát triển lớn hơn. Tuy nhiên, nếu nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, cần đi khám và điều trị ngay.
Cảm sốt
Nếu người thai phụ bị cảm sốt như: người nhức mỏi, ngào ngạt, không sốt hoặc sốt nhẹ.. thì cần nghỉ ngơi bổ sung nhiều vitamin C, ăn cháo giải cảm. Nhưng nếu sốt 38oC hoặc sốt sang ngày thứ 3 thì cần đến bệnh viện khám.
Bất thường ở âm đạo
Tháng đầu của thai nghén có thể có chút ít máu, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường nhưng nếu âm đạo chảy máu đỏ tươi (thấm được băng vệ sinh hoặc ra chất như nước) cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi có biểu hiện bất thường thai phụ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn. (Ảnh: DN)
Tiểu tiện khác thường
Trong thời kỳ có thai, những sự thay đổi về sinh lý nội tiết thần kinh và cơ thể tạo thành cơ chế sinh bệnh nhiễm trùng tiết niệu như dưới tác dụng của Progesterone khi mang thai sẽ làm nhu động ruột, nhu động niệu quản giảm nên sản phụ hay bị táo bón và ứ đọng nước tiểu hơn.
Nếu tiểu có cảm giác rát đau hoặc có đau bụng, bị lạnh và sốt, có khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu.
Đau lưng, đau bụng
Trong quá trình mang thai, nhất là những tháng cuối của thai kỳ người mẹ thường bị đau lưng, tức bụng (hơi đau bụng) có thể do quá trình thai nhi phát triển đạp khiến người mẹ khó chịu nhưng nếu thai phụ đau từng cơn, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo... cần nhập viện sớm để được bác sĩ khám và xử trí kịp thời.
Khó thở, thở ngắn
Cuối kỳ mang thai, nếu làm việc nặng, thai phụ thường có cảm giác thở ngắn, hụt hơi. Phần nhiều đó là hiện tượng bình thường, nhưng nếu hoạt động nhẹ hoặc ở trạng thái nghỉ ngơi cũng bị thở ngắn rõ rệt hoặc tim đập mạnh khó thở đến mức không nằm được thì có thể nghĩ đến bệnh tim, cần phải khám và điều trị sớm.
Theo Sức Khỏe và Đời Sống
Cách uống nước để đẩy lùi bệnh ung thư rất hiệu quả Nếu bạn uống nước đúng cách, có thể hỗ trợ được rất nhiều căn bệnh trong đó có khả năng đẩy lùi ung thư hiệu quả. Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 - 2,5 lít nước, nhất là những ngày nắng nóng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho...