SOS: Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá tấn công lúa vụ hè thu
Sau 10 năm phát sinh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VLLXL) trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ được kiểm soát, nhưng đến năm 2017 dịch bệnh này lại tái phát và có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại vụ lúa hè thu 2017 cũng như những vụ lúa tiếp theo…
Cảnh báo trên được đưa ra tại diễn đàn: Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: Biện pháp phòng chống rầy nâu và bệnh VLLXL trên lúa tại các tỉnh Nam Bộ, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia, phối hợp Sở NNPTNT TP.Cần Thơ tổ chức ngày 5.7 tại Cần Thơ.
Nguy bùng phát thành dịch
Lãnh đạo Trung tâm, cục, nhà khoa kiểm tra tình hình bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại tại ruộng lúa của nông dân xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: H.C
Ông Trần Văn Khởi nhấn mạnh: Sau diễn đàn này các địa phương cần chỉ đạo nông dân thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, 1 giảm 5 phải”, quản lý dịch hại tổng hợp, giảm mật độ gieo sạ và lượng phân đạm. Các chi cục, trung tâm khuyến nông cử cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, nắm bắt tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu, VLLXL, để có giải pháp kịp thời.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trần Văn Khởi- quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết: Rầy nâu và bệnh VLLXL đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng thành dịch tại các tỉnh, thành phía Nam kể từ năm 2006. Qua hơn 10 năm, dịch rầy nâu và bệnh VLLXL được kiểm soát tốt, liên tục bị đẩy lùi qua các vụ lúa. Tuy nhiên, trong vụ hè thu 2017 rầy nâu và bệnh VLLXL tái phát, mật độ rầy nâu trên đồng tăng, có một số diện tích bị cháy cục bộ, mức độ phân bố bệnh khá rộng từ các tỉnh ĐBSCL đến miền Đông Nam Bộ.
Theo báo cáo của 22 chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, tình hình phát sinh gây hại của rầy nâu và bệnh VLLXL trên lúa đang diễn biến phức tạp. Trong vụ hè thu 2017 này, diện tích lúa nhiễm rầy là 32.790ha (tăng 12.761ha so với cùng kỳ 2016), chiếm 1,85% diện tích gieo sạ, trong đó có 3.234ha nhiễm nặng. Toàn vùng hiện có 8.291ha nhiễm bệnh VLLXL (tăng 8.262ha so với cùng kỳ 2016) chiếm 0,47% diện tích gieo trồng, trong đó diện tích nhiễm nặng 3.039ha, diện tích mất trắng 30ha. Ổ dịch xuất hiện ở các tỉnh Đồng Tháp, Long An, An Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Tây Ninh và Đồng Nai.
Về nguyên nhân rầy nâu và bệnh VLLXL lan rộng, ông Lê Quốc Cường – Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: Do chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ lịch mùa vụ gieo sạ dẫn đến gieo sạ không tập trung; nông dân có tập quán sạ dày, bón nhiều phân đạm, phun thuốc trừ phổ rộng, phun sớm trước 40 ngày sau sạ… Mất cân đối về cơ cấu giống lúa nhiễm rầy, nhiễm bệnh VLLXL, điển hình là giống OM5451 đã gia tăng nhanh diện tích gieo trồng ở nhiều tỉnh ĐBSCL; rầy nâu di trú nhiễm virus với tỷ lệ khá cao…
Biện pháp phòng chống rầy nâu, VLLXL
Video đang HOT
Trước tình hình nguy cơ rầy nâu và bệnh VLLXL có khả năng bùng phát, đặc biệt là trong vụ hè thu 2017, cũng như những vụ tiếp theo, các ý kiến tại diễn đàn đã đưa ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm phòng chống rầy nâu và bệnh VLLXL rất tích cực.
Để phòng trừ rầy nâu, VLLXL trong thời gian qua, Cục Trồng trọt đưa ra giải pháp tích cực, đó là bà con nông dân nên gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng; vệ sinh đồng ruộng và bảo đảm thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa tối thiểu 20 ngày; xử lý hạt giống trước khi gieo bằng các loại thuốc được phép sử dụng; xuống giống sau cao điểm rầy nâu vào đèn 3-5 ngày. Khi cần thiết phải tiến hành trừ rầy nhập cư, bảo vệ cây lúa giai đoạn sau sạ 30 ngày đến khi thu hoạch, quản lý các loại dịch hại khác; quản lý nước và quản lý phân bón.
Bà Nguyễn Thị Phong Lan- Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật Viện Lúa ĐBSCL khuyến cáo: Để phòng chống rầy nâu, VLLXL thì mỗi địa phương phải có lịch thời vụ, ấn định khoảng thời gian gieo sạ thống nhất theo hướng dẫn của Cục Trồng Trọt. Thời gian gieo sạ không kéo dài quá 2 tháng mỗi vụ, tính thời gian giãn cách 3 tuần lễ giữa 2 vụ lúa để cày ải phơi đất. Theo dõi, đo đếm và tính toán mật độ số rầy hàng ngày, sử dụng số liệu bẫy đèn của địa phương làm cơ sở để khuyến cáo thời điểm gieo sạ, tham khảo với các thời điểm dự báo rầy di trú của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam. Giống lúa sử dụng phải có tính chống chịu rầy nâu, bệnh VLLXL và có chất lượng cao. Đồng thời nên áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” trong canh tác thâm canh lúa để giảm chi phí giá thành, giảm áp lực sâu bệnh hại, tăng năng suất và chất lượng, hiệu quả sản xuất.
Thống nhất các giải pháp trên, TS Hồ Văn Chiến- nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đưa ra giải pháp quản lý rầy nâu, VLLXL là ứng dụng “Công nghệ sinh thái”, bằng các loài hoa: xuyến chi, sao nhái, trâm ổi, lạc dại, mè trồng trên bờ ruộng. Theo TS Chiến, thời gian trồng các loại hoa trên tốt nhất là từ 10 – 15 ngày trước khi gieo sạ lúa. Hoa xuyến chi, lạc dại, sao nhái dễ trồng và dễ thích nghi được ở điều kiện đất trồng và khô hạn, có rất nhiều hoa, trồng 1 vụ có thể chăm sóc và phát huy tác dụng nhiều vụ về sau.
“Trồng hoa sớm, có thiên địch cư trú sớm, quần thể một số đối tượng thiên địch quan trọng trong ruộng sinh thái: Nhóm nhện có sự di chuyển qua lại từ bờ ruộng xuống ruộng và ngược lại phong phú nhất, bọ rùa, kiến 3 khoang, bọ xít mù xanh và nhóm ong ký sinh thường xuyên có mật số cao hơn so với đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa của nhóm thiên địch thường xuất hiện vào các giai đoạn sung yếu nhất trong ruộng lúa”- TS Chiến nhấn mạnh.
Theo Danviet
Có gì bất thường khi Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo?
Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch, Philippines tạm dừng nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ sản xuất trong nước... Những yếu tố này đang khiến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam lại rơi vào trầm lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thụ lúa gạo vụ hè thu sắp tới
Thị trường nhập khẩu chính gặp khó
Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), qua các phương tiện truyền thông chính thức của Philippines, Tổng thống nước này mới đây đã thông báo sẽ tạm dừng nhập khẩu gạo, do lo ngại gạo nhập khẩu sẽ cạnh tranh với sản lượng gạo của nông dân nước này đang vào vụ thu hoạch.
Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa đông xuân bằng máy gặt đập liên hợp. Ảnh: Báo GD&TĐ
Việc nước này có nhập khẩu trong năm nay hay không thì hiện vẫn còn có những ý kiến trái chiều, bởi trước đó, Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) khẳng định, nước này cần phải nhập khẩu ngay 250.000 tấn gạo trong tháng 3/2017 để sử dụng cho mùa giáp hạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có động thái gì.
Một số doanh nghiệp thường xuyên xuất khẩu sang thị trường này cho rằng, theo thông lệ hàng năm vào thời điểm tháng 4-5, Philippines sẽ không nhập khẩu gạo, do đây cũng là thời điểm nước này cũng đang vào vụ thu hoạch lúa gạo. Và họ chỉ nhập từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên, việc Philippines thông báo tạm dừng nhập khẩu gạo để bảo vệ sản xuất trong nước là một xu hướng đã được VFA dự báo trước đó.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, không chỉ riêng Philippines, nhiều thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á đang dần thay đổi cơ chế điều hành nhập khẩu gạo, từ việc Chính phủ nhập khẩu chuyển dần sang giao cho doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa hoàn toàn thương mại gạo. Đồng thời, Chính phủ các nước này có những chính sách quyết đoán về an ninh lương thực, từng bước tự cân đối lương thực trong nước, giảm phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.
Dù là xu hướng đã được dự đoán trước, nhưng ít nhiều cũng tác động đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp. Trong 2 tháng đầu năm 2017, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 24,8% thị phần. Phần lớn sản lượng xuất khẩu rơi vào gói hơn 293.000 tấn mà Chính phủ Philippines giao cho thương nhân nước này thu mua.
Nông dân các tỉnh ĐBSCL tất bật thu hoạch lúa đông xuân 2017. Ảnh: TTXVN
Theo bà Đặng Thị Liên, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực, Thực phẩm Long An, kể từ cuối năm 2016 đến nay, do không nằm trong danh sách 22 doanh nghiệp được phép xuất sang Trung Quốc nên công ty này phải tìm kiếm và tập trung các thị trường nhập khẩu gạo khác ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á...; trong đó Philippines là một thị trường quan trọng, giúp doanh nghiệp tiêu thụ gạo nếp khá tốt. Do vậy, với thông tin Philippines tạm dừng nhập khẩu chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Không chỉ gặp khó ở thị trường Philippines, xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc hiện cũng đang trầm lắng. Theo nguồn tin từ các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang chậm lại trong 2 tuần gần đây. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến giá gạo nội địa sụt giảm.
Nguy cơ "ách tắc" vụ lúa hè thu
Sau một thời gian dài giá tăng lên quá cao trong vụ đông xuân 2016-2017, cao hơn cả giá bán xuất khẩu thì giá lúa gạo nội địa đã bắt đầu sụt giảm hơn nửa tháng nay. Điều này đúng với những dự đoán trước đó của nhiều doanh nghiệp.
Theo các doanh nghiệp, giá lúa gạo trong nước hiện đang có xu hướng giảm là do nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới vẫn còn trong giai đoạn suy yếu, còn nguồn cung lại khá dồi dào. Hầu hết các nước sản xuất lúa gạo như Thái Lan, Philippines, Việt Nam... đang vào đợt thu hoạch vụ chính trong năm nên nguồn cung trên thị trường khá dồi dào. Trong khi đó, những thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam như Philippines, Trung Quốc lại đang hạn chế hoặc tạm dừng nhập khẩu.
Nông dân ĐBSCL vận chuyển lúa vừa thu hoạch về nhà. Ảnh: Báo GD&TĐ
Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Gạo Việt (Tp. Hồ Chí Minh) cho rằng, ngành lúa gạo Việt Nam trong những tháng đầu năm đã trải qua một giai đoạn khá đặc biệt. Đó là giá nội địa "bật" lên cao quá khiến giá gạo chào bán xuất khẩu cũng ở mức cao hơn so với các nước, trung bình từ 7-10 USD/tấn. Các đối tác nhập hàng hầu như không chấp nhận mức giá cao này nên trong khoảng nửa cuối tháng 2 đến nay, ít có doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam ký thêm được đơn hàng mới. Và dĩ nhiên, khi đi hết những đơn hàng cũ, thị trường lúa gạo lại rơi vào trầm lắng.
"Hiện giá lúa gạo nội địa đã sụt giảm nhẹ, không còn cao như trước. Tuy nhiên, do phụ phẩm sau khi chế biến sụt giảm khá lớn, kèm theo đồng USD mất giá so với đồng Việt Nam nên lợi nhuận của nhà xuất khẩu khá thấp. Điều này cũng khiến họ không mặn mà để ký kết thêm hợp đồng xuất mới", ông Long nói.
Với tình hình thị trường như hiện nay, một số doanh nghiệp cho rằng sẽ tác động đến việc tiêu thụ lúa gạo đối với những diện tích lúa thu hoạch cuối vụ đông xuân và vụ hè thu sắp tới. Theo ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát (Bến Tre), việc giá lúa gạo nội địa tăng sẽ khuyến khích nông dân sản xuất, tăng thu nhập, tuy nhiên mức giá nội địa phải phù hợp với tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp chứ không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không ký được hợp đồng, xuất khẩu "ì ạch" như hiện nay.
"Cứ đà này, trong vòng 1-2 tháng tới nếu doanh nghiệp không ký được hợp đồng lớn thì nguy cơ tiêu thụ lúa vụ hè thu bị "ách tắc" là rất cao. Không những vậy, chi phí sản xuất trong vụ hè thu cũng thường cao hơn so với vụ đông xuân nên thu nhập của nông dân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn", ông Tuấn nói.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tính đến ngày 6/4, các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch được 1,2 triệu ha trong tổng số hơn 1,53 triệu ha diện tích lúa gieo trồng trong vụ đông xuân 2016-2017, với năng suất trung bình là 6,4-6,5 tấn/ha. Nhiều tỉnh, thành cũng đã bắt đầu gieo sạ lúa vụ hè thu, với diện tích xuống giống là khoảng 450.000 ha/1,6 triệu ha diện tích kế hoạch.
Theo Hứa Chung (TTXVN)
Nhiều diện tích lúa vụ hè thu ở Triệu Phong bị mất trắng Theo thống kê, vụ hè thu năm nay, toàn HTX Bích La (Triệu Đông) gieo cấy gần 150 ha, thì có hơn 30 ha lúa bị hư hại hoàn toàn. Ở khu vựcCồn Bói và Đùng, thuộc HTX Bích La, xã Triệu Đông người dân gieo 32 ha lúa thì có đến 16 ha bị mất trắng. Gia đình ông Dương Đình Dạn...