Sony VAIO và Apple MacBook: Câu chuyện đằng sau quan hệ của hai ông lớn
Sony vào Apple là hai kỳ phùng địch thủ trên thị trường máy tính cá nhân. Câu chuyện về sự phát triển của hai ông lớn này có gì thú vị.
Sony đã chính thức chuyển giao mảng sản xuất PC mà cụ thể là dòng sản phẩm VAIO cho quỹ đầu tư JIP ( Japan Industrial Partners) để đảm bảo duy trì kinh phí phát triển dòng điện thoại, máy tính bảng và các sản phẩm TV. Sau 18 năm phát triển, VAIO đã định hình trong tâm trí khách hàng một dòng sản phẩm máy tính luôn đứng top đầu trong phân khúc cao cấp.
Máy tính để bàn và laptop VAIO không phải là những chiếc máy chạy Windows tốt nhất, nhưng Sony luôn biết cách “hớp hồn” người dùng bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ và thời trang. Đây cũng là điều mà Apple hướng tới trong dòng sản phẩm MacBook của mình. Trên thương trường, những chiếc Sony VAIO cao cấp và Apple MacBook là hai dòng sản phẩm đối đầu nhau, tranh giành miếng bánh thị phần cao nhất, nhưng ít người biết rằng Apple và Sony từng có “quan hệ riêng” với nhau.
Mối quan hệ giữa Sony và Apple trải dài từ những năm 80 thế kỷ trước. Người đồng sáng lập Sony, ông Akio Morita và Steve Jobs đều có sự ngưỡng mộ và ton trọng lẫn nhau. Năm 1989, với những nỗ lực của mình Apple đã giới thiệu chiếc máy tính xách tay Macintosh Portable. Nếu bạn chưa được nhìn thấy chiếc laptop đầu tiên của Apple thì đừng vội tìm kiếm trên Google ngay khi đọc tới dòng này, tôi đảm bảo bạn sẽ “sốc” vì Macintosh Portable không đúng nghĩa một chiếc máy tính xách tay, nó quá khổ khi đạt… 16kg.
Chiếc Macintosh Portable có sức mạnh xử lý ngang với máy tính để bàn Macintosh SE, nhưng có doanh số bán không tốt vì ở thời điểm đó, giá bán mà Apple đặt ra lên tới 6,500 USD.
Macintosh Portable nặng 16kg của Apple.
Sau khởi đầu không mấy suôn sẻ, Apple vẫn quyết tâm giữ khái niệm “máy tính xách tay” và phát triển nó. Với điểm mạnh là thiết kế, họ đã phác thảo rất nhiều mô hình mới nhỏ gọn và tinh tế hơn, tuy nhiên vấn đề gặp phải lại là phần cứng. Apple không phải công ty sản xuất phần cứng, ở thời điểm những năm 80, họ khó có thể hoàn thiện chiếc laptop như ý muốn khi các nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu linh kiện gọn nhẹ. Để hoàn thiện ý tưởng, Apple đã tìm tới Sony.
Ở thời điểm đó, Sony có rất ít kinh nghiệm để phát triển máy tính cá nhân, nhưng họ là tên tuổi lớn trong ngành điện tử tiêu dùng với các mạch thu nhỏ. Những năm 1980, Sony đã khiến cả thế giới phải trầm trồ khen ngợi khi bán ra chiếc máy nghe nhạc cassette cầm tay thương hiệu Walkman. Cho dù hiện nay Walkman không còn giữ vững ngôi vị nhưng nó đã trở thành một huyền thoại mà người yêu nhạc nào cũng biết tới.
Quay lại chủ đề chính của chúng ta, sau khi Apple tìm tới Sony để hợp tác sản xuất phần cứng, nỗ lực của cả hai công ty đã được đền đáp bằng chiếc PowerBook 100 ra mắt năm 1991. Mang trong mình sức mạnh xử lý ngang với Macintosh Portable nhưng chiếc laptop này đã giảm đi 1/3 trọng lượng, thiết kế thon gọn hơn rất nhiều. Có thể nói PowerBook 100 như một chiếc MacBook Air ở thời điểm ra mắt, lược bỏ ổ đĩa mềm để giúp máy gọn nhẹ hơn.
Video đang HOT
PowerBook 100 – sản phẩm hợp tác giữa Apple và Sony.
Sau khi ra mắt, PowerBook 100 nhanh chóng lọt vào mắt xanh của người dùng vì trọng lượng nhẹ, tính di động và giá không còn quá bất hợp lý như Macintosh Portable. Tuy không phải là chiếc PowerBook bán chạy nhất của Apple, nhưng nó đã mang về 1 tỷ USD doanh thu máy tính xách tay trong năm đầu tiên giới thiệu, giúp Apple thiết lập chỗ đứng vững chắc trong thị trường máy tính cho tới hiện nay.
Sau cuộc “kết hợp” thành công với Apple, Sony với những kinh nghiệm thu được đã giới thiệu dòng máy tính VAIO của riêng mình vào năm 1996. Khởi đầu với những chiếc máy để bàn, Sony đã chăm chút tới kiểu dáng, đánh vào thị hiếu người dùng. Từ những vật liệu cao cấp được sử dụng cho tới webcam tích hợp, thu nhỏ tối đa kích thước máy, cho tới hôm nay, chúng ta vẫn thấy rõ được sự nỗ lực của Sony trong từng mẫu VAIO bán ra thị trường.
Sony VAIO PVC-90: Chiếc máy tính đầu tiên được giới thiệu năm 1996 của Sony.
Cách đây không lâu, GenK đã có bài viết nói về việc năm 2011 Steve Jobs từng muốn laptop VAIO chạy hệ điều hành Mac OS (nay là OS X), đây là thời điểm một năm trước khi Apple chuyển sang sử dụng CPU Intel.
Những báo cáo cho thấy Steve Jobs vẫn luôn là một fan hâm mộ thiết kế của VAIO, ông mong rằng Sony có thể bán ra phiên bản máy tính VAIO có chạy hệ điều hành OS X, nhưng rất tiếc điều đó đã không xảy ra. Và tất nhiên, Apple đã đi theo hướng riêng của mình với chiếc PowerBook G4 sử dụng vỏ nhôm và cuối cùng là sản phẩm ăn khách MacBook Pro.
Apple PowerBook G4 – Chiếc laptop vỏ nhôm đầu tiên của Apple.
Có rất nhiều mối liên hệ giữa Sony và Apple, ngay cả tới huyền thoại VAIO X505 cũng có nét tương đồng với MacBook Air siêu mỏng. Tuy nhiên với đầu óc của thiên tài Steve Jobs, Apple đã chiếm quá nhiều doanh thu máy tính cao cấp của Sony. Cách đi của Sony dần bị Apple lấn lướt, từ chiếc Walkman bị thay thế bởi iPod và hiện tại là VAIO dần được thay thế bằng MacBook.
Huyền thoại Sony VAIO X505 siêu mỏng.
Tuy sử dụng hệ điều hành OS X riêng biệt, chiếm thị phần kh ông lớn nhưng doanh thu mà máy tính Mac mang lại đều là con số đáng mơ ước của bất kỳ hãng sản xuất nào. Báo cáo kinh doanh của Apple luôn vượt ngoài mong đợi. Nhưng sự ra đi của Sony VAIO có ảnh hưởng thế nào tới thị trường máy tính nói chung và Apple nói riêng?
Chúng ta không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của máy tính bảng tới những chiếc laptop truyền thống. Kể từ khi iPad ra đời, doanh số bán máy tính trên toàn thế giới đều bị kéo xuống, Sony xa thải nhân viên, bán thương hiệu VAIO; LG cho biết số lượng máy bán ra giảm sút rõ rệt; Dell cắt giảm 15000 nhân viên, tiến hành chuyển đổi cơ cấu…
Sự ra đi của Sony khiến nhiều fan hâm mộ hụt hẫng. Với cá nhân tôi, một người yêu thích các thiết kế của VAIO cũng như MacBook của Apple và đã từng dùng qua nhiều model của hai thương hiệu này, tôi vẫn luôn hi vọng sẽ sớm có một công ty mang lại “chất riêng” cho thị trường máy tính như Sony đã từng làm được.
Câu hỏi khó có lời giải: Thị trường máy tính truyền thống đang ở thời kỳ khủng hoảng, liệu Apple và các hãng sản xuất sẽ làm gì để vượt qua “cơn bão” này?
Theo VNE
Sony bán mảng sản xuất máy tính VAIO
Dòng máy tính thương hiệu Sony Vaio sẽ ngừng sản xuất sau quyết định bán mảng kinh doanh máy tính cá nhân (PC) để tập trung vào thị trường di động và tivi 4K.
Sony sẽ ngừng sản xuất máy tính thương hiệu Vaio sau khi bán mảng kinh doanh PC cho JIP - Ảnh minh họa: DigitalTrends
Sony dự kiến thua lỗ đến 110 tỷ Yen Nhật (1,1 tỷ USD) khi kết thúc năm tài khóa vào cuối tháng 3 tới đây, theo công bố chính thức từ giám đốc điều hành (CEO) Kazuo Hirai ngày 6-2. Hãng điện tử Nhật Bản quyết định bán mảng kinh doanh máy tính cá nhân (PC) và tách mảng sản xuất tivi ra thành một bộ phận riêng biệt.
Không còn thương hiệu máy tính Sony Vaio
Mảng kinh doanh PC của Sony được bán cho Japan Industrial Partners (JIP) và cắt giảm 5.000 nhân sự (bao gồm cả nhân sự mảng tivi) do JIP chỉ giữ lại từ 250 - 300 nhân sự thuộc mảng này vào cuối năm tài khóa 2014.
Theo quyết định trên, nhóm máy tính (PC) gồm máy tính xách tay thương hiệu Vaio Duo, Vaio Fit, Vaio Flip, Vaio Pro, máy tính bảng "lai" Vaio Tap, máy để bàn tất cả-trong-một (AIO) Vaio L series sẽ ngừng sản xuất và ra mắt model mới trên thị trường khi thỏa thuận giữa Sony và JIP hoàn thành.
Sony ước tính thương vụ bán mảng PC hoàn tất vào tháng 3.
Giới phân tích cho rằng thị trường máy tính cá nhân đang bị "kiệt sức" trước sự bành trướng của thị trường thiết bị di động cụ thể là máy tính bảng. Do đó, bước đi này của Sony là "phải đến". Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner công bố trong tháng Một, thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu Quý 4-2013 sụt giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Sony không còn nằm trong nhóm 5 hàng đầu gồm Lenovo, HP, Dell, Acer Group và ASUS. Không chỉ có Sony mà HP, Acer và Asus đều chịu cảnh tăng trưởng âm trên thị trường PC cuối năm qua.
Kế hoạch của ông Hirai
Trò chơi (game), Di động (mobile), các sản phẩm hình ảnh không phải PC sẽ là mục tiêu trọng tâm kế tiếp theo kế hoạch của CEO Kazuo Hirai. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Sony sẽ gặp nhiều khó khăn từ những đối thủ lớn như Samsung, LG, Apple và cả những đại diện từ Trung Quốc.
Ảnh: Getty Images/CNN
Theo Bloomberg, mảng kinh doanh tivi LCD của Sony dự kiến đạt doanh số 14 triệu đơn vị sau khi cắt giảm từ mức dự kiến 15 triệu đơn vị. Mức thua lỗ dự kiến trong năm nay là 25 tỷ Yen, theo đà tuột dốc kéo dài đến 10 năm nay của nhà sản xuất tivi đứng thứ ba thế giới.
Số liệu từ NPD DisplaySearch cho thấy thị phần nhà sản xuất tivi Bravia sụt giảm từ 8,1% trong Q2-2013 xuống 7,5%, trước sức ép lớn từ Samsung và LG.
Về thiết bị di động, Sony dự kiến đạt doanh số 40 triệu smartphone Xperia bán ra khi kết thúc năm tài khóa. Theo số liệu từ Bloomberg, Sony Mobile đã vươn lên vị trí thứ ba toàn cầu về doanh thu điện thoại thông minh (smartphone) trong tháng 9-2013. Các dòng smartphone Xperia cao cấp giúp doanh số sản phẩm di động Sony tăng đến 45% trong Q3-2013 so với cùng kỳ năm 2012.
PlayStation 4, sản phẩm gặt hái thành công với doanh số bán ra đạt 4,2 triệu máy chỉ trong vòng 6 tuần đầu tiên ra mắt cuối năm 2013, vượt qua hai đối thủ lớn Microsoft (Xbox One) và Nintendo. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng mảng kinh doanh tivi, và nội dung hình ảnh như sản xuất phim, nội dung 4K có khả năng giúp Sony tăng doanh thu nhiều hơn.
Theo VNE
Sony bán bộ phận kinh doanh máy tính Vaio Trong một thông báo vừa được đưa ra, Sony cho biết đã đồng ý bán lại bộ phận kinh doanh máy tính (mang thương hiệu Vaio) cho quỹ đầu tư Japan Industrial Partners (JIP - Nhật Bản). Sony đã đồng ý bán bộ phận kinh doanh máy tính Vaio - Ảnh: Sony Theo CNET ngày 6.2, Sony cho biết trong thời gian tới...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

OpenAI nâng tầm ChatGPT với 3 thay đổi lớn

Windows 11 có thể đóng ứng dụng 'cứng đầu' chỉ trong nháy mắt

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Trung Quốc phát minh bộ nhớ RAM nhanh hơn 10.000 lần hiện tại

Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook

TSMC đối mặt khó khăn trong kiểm soát chip AI đến tay Trung Quốc

Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ

Google có khả năng mất trình duyệt Chrome

Công nghệ chọn luồng hình ảnh có mặt tại Lễ diễu binh 30.4

Australia và Việt Nam thành lập trung tâm công nghệ chiến lược
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố, tạm giam người phụ nữ cho thuê nhà để làm điểm đánh bạc
Pháp luật
06:46:22 24/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 30: Dính như sam, An - Nguyên bị hiểu lầm yêu nhau
Phim việt
06:33:43 24/04/2025
Căng: Duy Mạnh tung loạt clip hiện trường vụ cháy ô tô 5 tỷ đồng, đáp trả 1 thắc mắc của cư dân mạng
Sao việt
06:16:05 24/04/2025
Lỡ lời kể chuyện mại dâm trong showbiz, 1 ngôi sao đối diện nguy cơ bị điều tra
Sao châu á
06:11:47 24/04/2025
Loại củ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh vặt hiệu quả nhà nào cũng nên có
Ẩm thực
06:07:50 24/04/2025
Lãnh đạo Palestine thúc giục Hamas trả tự do cho các con tin
Thế giới
06:06:55 24/04/2025
BXH 20 phim lãng mạn - lịch sử Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Top 1 quá xứng đáng, cặp chính đẹp mê người
Hậu trường phim
05:54:35 24/04/2025
Chị chồng ly hôn về nhà ở, muốn chiếm phòng ngủ của vợ chồng tôi còn phán một câu xanh rờn
Góc tâm tình
05:27:32 24/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025