Sony hợp tác TSMC xây dựng nhà máy chip 7 tỉ USD ở Nhật Bản
Taiwan Semiconductor Manufacturing Co ( TSMC) và Sony Group đang xem xét việc hợp tác xây dựng nhà máy bán dẫn ở Nhật Bản trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu.
Theo Nikkei, tổng vốn đầu tư vào dự án ước tính khoảng 800 tỉ yên (tương đương 7 tỉ USD), trong đó chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp tới một nửa số tiền. Những người quen thuộc với vấn đề cho biết, nhà máy mới sẽ sản xuất chất bán dẫn được sử dụng trong cảm biến hình ảnh camera, chip cho ô tô cùng các sản phẩm khác, dự kiến hoạt động vào năm 2024.
Sony sẽ trở thành nhà đầu tư trong dự án nhà máy chip đầu tiên của TSMC tại Nhật Bản
Kế hoạch cho nhà máy được đưa ra khi ngành công nghệ toàn cầu đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chất bán dẫn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng chưa từng có. Tháng 7.2021, TSMC xác nhận đang “tích cực xem xét”các kế hoạch cho dự án. Nikkei trước đó cũng báo cáo TSMC đang hoàn thiện quyết định của mình và sẵn sàng hợp tác với Sony. Đây sẽ là hoạt động sản xuất chip đầu tiên của gã khổng lồ chip Đài Loan tại Nhật Bản. Theo nguồn thạo tin, Sony có thể sẽ nắm cổ phần thiểu số trong một công ty mới có nhiệm vụ quản lý nhà máy đặt tại tỉnh Kumamoto, trên khu đất thuộc sở hữu của Sony và ở khu vực liền kề với nhà máy sản xuất cảm biến hình ảnh của hãng này.
Video đang HOT
Kế hoạch đầu tư cũng được công bố trong bối cảnh các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đang chạy đua để đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn vào trong nước vì lý do an ninh quốc gia. Đầu năm nay, chính quyền Washington đã thông qua dự luật lưỡng đảng trị giá 52 tỉ USD để hỗ trợ nghiên cứu – phát triển và sản xuất chất bán dẫn.
Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản ngày càng lo ngại về việc duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng khi căng thẳng gia tăng xung quanh eo biển Đài Loan. Các nhà sản xuất chip Nhật Bản đã từ bỏ cuộc đua phát triển chip quy mô lớn vào những năm 2010, thay vào đó ký hợp đồng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến cho các công ty như TSMC. Bằng cách chấp nhận đầu tư trực tiếp từ hãng gia công chip hàng đầu thế giới, Nhật Bản hy vọng sẽ hồi sinh khả năng sản xuất các sản phẩm tiên tiến trong nước.
Khoản tài trợ trị giá một nửa chi phí xây dựng nhà máy mới của chính phủ Nhật Bản sẽ được đưa vào ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2021, dự kiến được hoàn tất sau cuộc bầu cử hạ viện vào ngày 31.10. Được biết, để đổi lấy các khoản trợ cấp, chính phủ Nhật Bản muốn bên tham gia cam kết rằng việc cung cấp chip cho thị trường quốc gia Đông Á sẽ được ưu tiên hơn.
Chất bán dẫn ngày càng trở nên quan trọng đối với an ninh kinh tế vì chúng là nền tảng của nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Tháng 6.2021, chính quyền Tokyo đã khởi xướng biện pháp thu hút các công ty bên ngoài nước này khi Trung Quốc leo thang áp lực quân sự đối với Đài Loan, nhà cung cấp chất bán dẫn chính cho Nhật Bản.
TSMC muốn xây dựng nhà máy chip ở Đức
Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới đang xem xét việc xây dựng nhà máy bán dẫn châu Âu đầu tiên tại Đức khi cuộc đua sản xuất chip trên toàn cầu ngày càng nóng lên.
TSMC đang nghiêm túc đánh giá tính khả thi của việc xây dựng nhà máy chip ở Đức
Theo Nikkei, Chủ tịch Mark Liu hôm 26.7 cho biết Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) đang tham gia đàm phán với "nhiều khách hàng" về tính khả thi của việc xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Đức.
"Chúng tôi đang trong giai đoạn xem xét sơ bộ xem có nên đến Đức hay không. Hiện vẫn còn rất sớm, nhưng chúng tôi đang nghiêm túc đánh giá và quyết định sau cùng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng", ông Liu nói với các cổ đông tại cuộc họp đại hội đồng thường niên của TSMC.
Động thái trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy TSMC dần chuyển hướng ra khỏi chiến lược tập trung phần lớn sản lượng chip kéo dài hàng thập niên ở Đài Loan. Hãng gia công chất bán dẫn lớn nhất thế giới đã xây dựng một cơ sở chip trị giá 12 tỉ USD ở Arizona (Mỹ) và đang xem xét xây dựng nhà máy wafer đầu tiên ở Nhật Bản.
Đối với dự án ở Nhật Bản, ông Liu cho biết đang thảo luận với các khách hàng của nước này về cách thức giảm chi phí hoạt động. "Chi phí xây dựng và vận hành một nhà máy chip ở Nhật Bản cao hơn nhiều so với ở Đài Loan. Chúng tôi đang trực tiếp thảo luận với khách hàng về cách thu hẹp khoảng cách chi phí ở đó. Một khi trải qua quá trình thẩm định, mục tiêu của chúng tôi ít nhất là phải hòa vốn về chi phí".
Sự mở rộng toàn cầu của TSMC diễn ra khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đang nỗ lực thu hút thêm hoạt động sản xuất chất bán dẫn đến quốc gia của họ. Nhà máy sản xuất chip tiên tiến ở Arizona sẽ là cơ sở sản xuất chip đầu tiên của TSMC tại Mỹ. Dự kiến hoạt động sản xuất ở đó sẽ bắt đầu vào đầu năm 2024. Theo ông Liu, nhà máy này chủ yếu giải quyết nhu cầu về các chip liên quan đến cơ sở hạ tầng và an ninh quốc gia theo yêu cầu của khách hàng, thay vì chip điện tử tiêu dùng.
Báo cáo đánh giá chuỗi cung ứng mới nhất của Washington đặc biệt chỉ ra việc tập trung sản xuất chip tiên tiến ở Đài Loan đã tạo ra lỗ hổng cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, nhà sáng lập TSMC Morris Chang cảnh báo việc các nền kinh tế lớn vội vàng đưa hoạt động sản xuất chất bán dẫn của công ty bên ngoài vào trong nước sẽ không giúp ích cho mục tiêu tự cung cấp chip mà họ đang theo đuổi.
TSMC cung cấp chip cho hầu hết các nhà phát triển chip quan trọng trên thế giới, từ Apple, Qualcomm, Advanced Microelectronics Devices (AMD) cho đến Intel, Infineon và Sony. Khách hàng Mỹ chiếm 70% doanh thu của TSMC, khách hàng từ Nhật Bản chiếm 4,72% và châu Âu là 5,24%.
TSMC cân nhắc đáp ứng yêu cầu của Mỹ về tiết lộ chuỗi cung ứng Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) đang tìm cách để vừa đáp ứng yêu cầu của Mỹ về việc tiết lộ thông tin chuỗi cung ứng của mình, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến thông tin nhạy cảm của khách hàng. Theo Nikkei, phát biểu của hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan phản ứng mới nhất trước chính quyền Washington về...