Sony cạnh tranh tablet của Microsoft với Vaio Tap 11
Vaio Tap 11 có thiết kế khá giống với Surface Pro. Tại IFA 2013, Sony lần đầu tiên tham gia vào thị trường máy tính bảng chạy Windows 8 của Microsoft.
Đó là chiếc tablet Vaio Tap 11 mà có vẻ như Sony muốn cạnh tranh với Surface Pro của chính Microsoft. Tương tự như Surface Pro, Tap 11 cũng có màn hình 11 inch với chân chống làm giá đỡ, chip Intel Core, màn hình IPS độ phân giải 1920 x 1080, hỗ trợ bút cảm ứng. Máy cũng có bàn phím rời giúp kết nối với phần tablet qua đầu kết nối từ tính.
Điểm khác là bàn phím của Vaio Tap 11 sẽ kết nối với máy ở mặt trước chứ không phải cạnh đáy như Surface Pro. Đây là dạng bàn phím hỗ trợ kết nối không dây và có hành trình phím khá tốt không như dạng phím dẹt như của Surface. Điểm đáng khen ngợi là ở chỗ tuy bàn phím có hành trình khá tốt nhưng khi kết nối, máy vẫn có độ mỏng ngang với tablet của Microsoft. Sony gọi Tap 11 là “tablet PC mỏng nhất thế giới”. Ngoài ra, bàn phím sẽ tự sạc thông qua đầu kết nối trên tablet, giúp tránh tình trạng hết pin giữa chừng.
Tap 11 sử dụng bút N-Trig để nhập liệu. Sony nói rằng họ chọn bộ số hóa N-Trig chứ không dùng bộ số hóa của Wacom là vì N-Trig có cảm biến gần với đầu bút hơn nên nhập liệu chính xác hơn. Sony cũng không quên trang bị cho Tap 11 một lỗ gài để bạn cất bút vào đó, tránh mất mát.
Điều đáng tiếc là bàn phím rời của máy không có thêm thỏi pin hay thêm bất kì cổng kết nối nào. Do đó, toàn bộ thời lượng pin sẽ phải phụ thuộc “tất tay” vào thỏi pin phía sau máy. Tại lễ ra mắt Sony không tiết lộ thông tin gì về thời lượng pin.
Về cổng kết nối trên Tap 11, máy có 1 cổng micro HDMI, 1 cổng USB 3.0 dạng full size, NFC. Máy được trang bị 2 loa, và giống như các tablet Android cao cấp khác như Xperia Tablet Z, Tap 11 được trang bị điều khiển từ xa IR, ứng dụng TV SideView để duyệt các TV show (bạn cần tải ứng dụng về từ Windows Store). Trên thực tế, thiết kế của Tap 11 được Sony vay mượn từ thiết kế “OmniBalance” vốn có trên dòng Xperia trong năm 2013.
Cuối cùng, ở mặt sau máy có camera 8 MP với cảm biến Exmor-RS giúp tăng hiệu năng chụp ảnh thiếu sáng.
Bên trong, Tap 11 được trang bị chip Pentium hoặc Haswell (tùy chọn Core i3, i5 hoặc i7), ổ SSD 128 GB (tùy chọn 512 GB). Máy có 2 màu cơ bản là đen và trắng. Sony chưa công bố giá bán cho tablet Windows 8 của mình.
Ảnh Vaio Tap 11:
Theo VNE
Đánh giá máy tính bảng ATIV Q: Một bộ mặt, hai nhân cách
ATIV Q có thể coi là một sản phẩm mang tính sáng tạo của hãng điện tử Hàn Quốc. Tại sự kiện Samsung Premiere 2013, hãng điện tử Hàn Quốc đã chính thức cho ra mắt chiếc máy tính bảng ATIV Q khá độc đáo với khả năng chạy hai hệ điều hành Windows 8 và Android 4.2.2 Jelly Bean. Đây là chiếc máy tính bảng có thiết kế khá bắt mắt với bộ khung kim loại, máy có trọng lượng 1,29 kg và mỏng 13,9 mm.
ATIV Q là chiếc máy tính bảng đa hệ điều hành được trang bị màn hình 13,3 inch cho độ phân giải 1.800x3.200 pixel (qHD ) cùng mật độ điểm ảnh 275 ppi. Máy sở hữu ổ cứng SSD 128 GB (có hỗ trợ mở rộng bằng thẻ nhớ microSDHC) và camera trước 720p. Theo Samsung, ATIV Q sẽ có thể hoạt động được với 5 chế độ bao gồm: Tablet, Writing, Stand, Floating và Typing đáp ứng tốt với các nhu cầu của người dùng. Chiếc máy tính bảng mới của hãng điện thoại xứ Kim Chi cũng hỗ trợ bút cảm ứng giống như phablet Galaxy Note nhằm tận dụng tối đa ưu điểm màn hình to cũng như đáp ứng tốt hơn trong những thao tác đòi hỏi độ chính xác cao.
Về cấu hình, chiếc tablet này tích hợp vi xử lý Haswell Core i5 của Intel cho hiệu năng cao nhưng vẫn đảm bảo được thời lượng sử dụng ở mức 9 tiếng. Hiện tại, thời điểm lên kệ và mức giá của ATIV Q vẫn chưa được công bố.
Video đang HOT
Có thể thấy ấn tượng ban đầu về ATIV Q là một chiếc tablet màn hình lớn với hình hài giống Ultrabook hoạt động với 2 hệ điều hành tuy độc lập nhưng lại có thể bổ sung những thiếu xót cho nhau.
Thiết kế
Lần đầu tiên được ngắm nhìn ATIV Q, chúng tôi đã thực sự bất ngờ về thiết kế của máy. Nếu như trước đây tablet Surface của Microsoft sử dụng bàn phím gắn kèm theo dạng lật vừa làm tấm bảo vệ màn hình thì Samsung cũng cho thấy mình sáng tạo không kém. Đại gia Hàn Quốc xếp chồng tablet và bàn phím liền của máy, 2 phần này được nối với nhau bằng một khớp nối bản lề theo dạng trượt. Kỹ thuật chuyển đổi này chúng ta đã từng thấy trên Sony Vaio Duo. Với cách thiết kế đặc biệt này, theo Samsung trình diễn thì ATIV Q sẽ có thể "biến hình" tương ứng với 5 chế độ khác nhau.
- Chế độ Tablet: Đây là chế độ mà tablet và bàn phím vật lý được hợp nhất thành một khối thống nhất, phần khớp nối được khéo léo ẩn vào giữa. Tuy nhiên, ở dạng này, chiếc tablet ATIV Q thực sự khá dày (13,9 mm) do phải gánh thêm chiều dày của bộ bàn phím. Kết hợp với cân nặng khoảng 1,3 kg khiến ATIV Q trở thành mẫu tablet cực kỳ "cồng kềnh", cầm lâu trên tay khá mỏi. Trọng lượng và cân nặng của máy thích hợp để gọi là một chiếc Ultrabook hơn. Nhưng dù sao tính cơ động của ATIV Q cũng không quá tệ, bạn vẫn có thể cho thiết bị vào ba lô hay túi để mang theo khi ra ngoài
- Chế độ Typing: Ở trạng thái này, ATIV Q trông cực giống một chiếc máy tính xách tay, phần khớp có bản lề trở thành một chân đế chắc chắn. Tuy nhiên, bàn phím của máy lại không có touchpad cảm ứng, thay vào đó, Samsung bố trí một trackpad nhỏ nằm xen kẽ với các phím bấm hoặc tiện hơn thì bạn có thể thao tác ngay trên màn hình cảm ứng.
- Chế độ Floating: Đây là chế độ khá đặc biệt mà chúng tôi chưa thể hình dung người dùng có cảm thấy tiện dụng khi làm việc với nó hay không. Màn hình nằm ngang có lẽ khá thích hợp để người dùng và bạn bè chơi game hay cùng thảo luận nhóm.
- Chế độ Stand: Tiếp tục nghiêng màn hình một góc về phía trước, ATIV Q đã chuyển sang chế độ Stand. Việc thay đổi góc nhìn của màn hình sẽ có tác dụng khi người dùng đang đứng, có thể là đang thuyết trình chẳng hạn. Hiện tại, phần bản lề của ATIV Q vẫn cho thấy sự chắc chắn của mình, màn hình tablet được cố định dù ở mọi góc độ mà không có tình trạng trượt xuống, hi vọng là sau một thời gian sử dụng, chiếc bản lề này vẫn giữ được "phong độ" tuyệt vời như vậy. Ngoài ra, khi bạn lật màn hình thì khung hình hiển thị cũng sẽ tự đổi ngược lại để phù hợp với từng góc nhìn.
- Chế độ Writing: Thực sự thì chế độ này không khác biệt nhiều với dạng "Tablet" ngoài việc người dùng được sử dụng thêm chiếc bút S Pen. Bút S Pen của ATIV Q khá nhỏ và là loại đã từng xuất hiện trên máy tính bảng Galaxy Note 10.1. Nhược điểm này vẫn chưa được khắc phục khiến cho người dùng cầm có cảm giác không thoải mái cho lắm. Bù lại thì khả năng hoạt động của nó vẫn rất chính xác, dùng để "take note" hay vẽ vời đều được. Chỉ có điều bút S Pen trên 2 hệ điều hành làm việc chưa nhất quán. Chẳng hạn, S Pen không thể thực hiện chức năng swipe trên màn hình Start screen của Windows 8 nhưng lại sử dụng được với Android.
Bàn phím của ATIV Q phải nói là khá chất lượng, mang đến cảm giác gõ phím giống như trên các Ultrabook cao cấp. Nhưng trackpad thì thực sự khá tệ, thử nghiệm trên hệ điều hành Windows 8 cho thấy con trỏ chuột hoạt động có phần chậm chạp và thiếu một chút chính xác.
Xung quanh các cạnh bàn phím và cả khớp nối đều được bố trí nhiều cổng kết nối như USB 3.0, USB 2.0, HDMI, LAN, các cụm phím chỉnh âm lượng và nút nguồn.
Xét về tổng thể, ATIV Q mang một thiết kế giả kim loại chắc chắn và một thiết kế bản lề độc đáo. Tuy nhiên, bộ khung nhựa magiê của máy vẫn chưa đạt được sự sang trọng như trên một số dòng máy dùng vỏ nhôm.
Màn hình
ATIV Q chính là thiết bị 13 inch có màn hình độ phân giải cao nhất hiện nay đạt 1.800x3.200 pixel (qHD ) cùng mật độ điểm ảnh 275 ppi, cao hơn cả iPad 4 (mật độ điểm ảnh 264 ppi). Với lợi thế tuyệt vời này, màn hình của ATIV Q cho độ nét hoàn hảo, màu sắc tươi sáng, đặc biệt khi sử dụng với hệ điều hành Windows 8.
Màn hình máy cũng cho góc nhìn hẹp khá tốt.
Windows 8 và Android: Sự đồng hành của 2 thế lực đối lập
Có thể coi ATIV Q là một giải pháp thỏa hiệp tuyệt vời, dung hòa và bổ sung của 2 nền tảng đang có sự cạnh tranh là Windows 8 và Android. Ngoài ra với phần cứng mạnh mẽ và màn hình lớn chiếc tablet này hoàn toàn có thể được sử dụng để làm việc như một chiếc máy tính xách tay. Bạn có thể dùng Windows 8 khi soạn thảo văn bản, sử dụng các chương trình bình thường của Windows và chuyển sang Android để thư giãn với kho game khổng lồ từ Google Play Store với màn hình cảm ứng cực lớn. Với việc tích hợp đồng bộ 2 hệ điều hành, ATIV Q trở nên hấp dẫn hơn hẳn trong mắt người dùng.
Khác với nhiều hệ thống cho phép chạy song song 2 hệ điều hành, ATIV Q không cần khởi động lại mỗi khi người dùng chuyển từ Windows 8 sang Android hoặc ngược lại. Trên màn hình Windows 8 sẽ có một ô Live Tile với tên gọi Dual OS, nhấn vào đó người dùng sẽ được chuyển sang hệ điều hành Andoird, thời gian chuyển chỉ mất khoảng vài giây. Để chuyển ngược lại, bạn có thể nhấn vào nút Windows phía dưới màn hình.
Mặc dù là 2 nền tảng riêng biệt nhưng Windows 8 và Android trên ATIV Q có thể chia sẻ dữ liệu với nhau thông qua tiện ích SideSync. Trên Windows 8 bạn có các folder nhạc, ảnh hay phim thì ở Android bạn cũng có thể sử dụng chúng. Ngoài ra, người dùng còn có thể đưa các ứng dụng Android pin ra ngoài màn hình Homescreen của Windows 8 như Gmail, Google Maps để sử dụng một cách dễ dàng. ATIV Q thực sự làm rất tốt công việc kết nối 2 "thế giới" độc lập lại gần nhau và đương nhiên người dùng được hưởng rất nhiều lợi ích từ điều này.
Phiên bản Windows 8 trên ATIV Q cũng là bản đầy đủ, hoàn chỉnh chứ không phải phiên bản "nửa nạc nửa mỡ" Windows RT nên bạn có thể yên tâm tận hưởng và sử dụng mọi chương trình quen thuộc của mình. Trong khi đó, phiên bản hệ điều hành Android 4.2.2 của máy là bản cài đặt "sạch sẽ", nguyên gốc từ Google, ở đây chúng ta không thể tìm được các tính năng của TouchWiz Nature.
Hiệu năng
Samsung ATIV Q được trang bị vi xử lý Intel Haswell Core i5 cùng 4 GB RAM DDR3L và chạy card đồ họa tích hợp Intel HD4400. Bộ xử lý mới không chỉ giúp ATIV Q cải thiện nhiều về thời lượng pin (khoảng 9 tiếng theo lý thuyết) mà còn đạt hiệu năng cực tốt trên hệ điều hành Windows 8.
Tuy nhiên, có vẻ như dòng chip Haswell chưa thực sự được tối ưu hoàn toàn cho hệ điều hành Android nên có cảm giác thao tác với hệ điều hành này không mượt mà như đối với các máy tính bảng thuần Android. Dẫu sao điều này có thể sẽ được khắc phục bằng các bản cập nhật phần mềm trong thời gian tới.
Tạm kết
Samsung ATIV Q thực sự là một chiếc tablet lai cực kỳ thú vị, không chỉ ở kiểu dáng phần cứng mà còn ở bộ khung phần mềm với khả năng chuyển đổi linh hoạt. Máy sở hữu cấu hình cũng rất mạnh mẽ và đặc biệt là màn hình độ phân giải siêu cao.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở phía trên, trọng lượng và độ dày của ATIV Q khiến chúng ta liên tưởng tới một mẫu Ultrabook hơn. Trong hình hài tablet, thiết bị này khó có thể sử dụng tốt bằng một tay hay thậm chí cả 2 tay. Ngoài ra, với các thông số kỹ thuật "hầm hố" như vậy thì có lẽ mức giá của tablet ATIV Q sẽ không hề rẻ.
Ưu điểm:
- Cấu hình mạnh mẽ
- Màn hình cực nét
- Thiết kế sáng tạo với nhiều chế độ làm việc
- Bàn phím tốt
- Thời lượng pin cao (theo tuyên bố của Samsung, chúng tôi sẽ kiểm chứng điều này trong thời gian tới).
Nhược điểm:
- Quá dày và nặng với vai trò của một chiếc tablet
- Hệ điều hành Android hoạt động chưa thực sự mượt mà
- Bút S Pen nhỏ nên cầm hơi cấn tay
- Trackpad kém.
Theo GenK
Laptop pin "khủng" của Lenovo đổ bộ thị trường Lenovo vừa giới thiệu laptop ThinkPad T440 sở hữu hai nguồn pin cho phép máy hoạt động liên tục trong 17 tiếng mới phải sạc pin. Ngoài ra, hãng cũng giới thiệu thêm ThinkPad X240 có hai nguồn pin nhưng thời lượng pin chỉ có 10 tiếng. Cả hai mẫu máy này đều có nguồn pin có thể thay thế và một pin...