Sonos thắng thế trong cuộc chiến pháp lý với Google
Cổ phiếu của Sonos tăng vọt khi công ty âm thanh không dây này tiến một bước gần hơn đến chiến thắng trong cuộc chiến pháp lý toàn cầu, chống lại Google khi cáo buộc công ty này xâm phạm 5 bằng sáng chế của hãng.
Hiện Sonos chiếm ưu thế trong cuộc chiến pháp lý với Google
Theo Bloomberg, quyết định mới nhất của thẩm phán tòa án thương mại Mỹ nghiêng về Sonos có thể khiến một số thiết bị điện thoại, máy tính xách tay, thiết bị nhà thông minh của Google không thể hiện diện bên ngoài thị trường Mỹ.
Thẩm phán Charles Bullock của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đã công bố các phát hiện của mình trong một thông báo dài xuất bản trên trang web của cơ quan này. Các phát hiện phải được xem xét bởi đầy đủ ủy ban, dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 13.12 tới và có thể dẫn đến quá trình chặn việc nhập khẩu một loạt các sản phẩm của Google, bao gồm cả hệ thống Home và Chromecast, điện thoại Pixel và máy tính xách tay.
José Castaeda, phát ngôn viên của Google cho biết, “Chúng tôi không sử dụng công nghệ của Sonos và chúng tôi cạnh tranh dựa trên chất lượng sản phẩm cũng như giá trị từ các ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi không đồng ý với phán quyết sơ bộ này và sẽ tiếp tục vụ kiện trong quá trình xem xét sắp tới”.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư đã theo dõi sát sao vụ kiện và phán quyết sơ bộ của ITC, coi đây là một bài kiểm tra khả năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Sonos bảo vệ thị trường khỏi các đối thủ cạnh tranh và phát triển một nguồn doanh thu mới trong việc cấp phép. Sonos, Google đã có những cáo buộc vi phạm bằng sáng chế ở Mỹ và châu Âu.
Google bị cáo buộc sao chép thiết kế của Sonos kể từ năm 2015 khi cả hai đang làm việc cùng nhau để tìm cách tích hợp Google Play Music vào các sản phẩm của Sonos. Google phủ nhận việc vi phạm các bằng sáng chế.
“Chúng tôi rất vui vì ITC đã xác nhận sự vi phạm trắng trợn của Google đối với các phát minh được cấp bằng sáng chế của Sonos. Quyết định này tái khẳng định sức mạnh và bề rộng danh mục đầu tư của chúng tôi, đánh dấu một cột mốc đầy hứa hẹn trong quá trình theo đuổi lâu dài nhằm bảo vệ sự đổi mới của chúng tôi trước sự chiếm đoạt của các ông lớn công nghệ”, giám đốc pháp lý Eddie Lazarus của Sonos cho biết trong một tuyên bố.
Google cũng nói họ có thể dễ dàng thực hiện các thay đổi phần mềm để tránh các bằng sáng chế và đề nghị thẩm phán Charles Bullock cân nhắc về những thiết kế lại đó. Một chiến thắng trong vấn đề này sẽ làm giảm tác động của bất kỳ lệnh cấm nhập khẩu nào do ủy ban đưa ra. Thông báo của thẩm phán hiện không đưa ra dấu hiệu nào về việc thiết kế lại.
Doanh số thiết bị của Google chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của hãng; đồng thời công ty không tiết lộ doanh thu từ các thiết bị. Nhưng Google đã tiếp tục đầu tư vào điện thoại và loa gia đình như một chiến lược để củng cố các dịch vụ tìm kiếm và truyền thông của mình trước các mối đe dọa từ Apple và Amazon.com.
Trong lời khai trước Quốc hội vào tháng 6, Lazarus cáo buộc Amazon và Google bán loa của họ dưới giá để triệt hạ các công ty nhỏ hơn, sau đó hưởng lợi từ dữ liệu cá nhân mà các sản phẩm thu thập được từ người tiêu dùng.
Sonos muốn việc nhập khẩu bị dừng lại ở biên giới và lệnh ngăn chặn bán các sản phẩm của Google đã được đưa vào Mỹ. Thời gian xem xét kéo dài 60 ngày và sẽ kết thúc vào tháng 2.2022, vì vậy bất kỳ quyết định nào chống lại Google sẽ không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng vào dịp lễ.
9 tỷ USD của Google và cả ngành công nghiệp phần mềm vừa được cứu nhờ một phán quyết của Tòa án Mỹ
Với việc đứng về phía Google trong cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm nay với Oracle, các nhà phát triển phần mềm có thể thở phào nhẹ nhõm về tương lai của mình.
Cuộc chiến pháp lý kéo dài 10 năm nay giữa Google và Oracle đã gần đi đến hồi kết khi Tòa án Tối cao Mỹ đứng về phía Google với tỷ lệ 6 phiếu thuận, 2 phiếu chống. Phán quyết này đã lật ngược lại chiến thắng trước đó của Oracle với khoản tiền mà Google phải trả lên đến 9 tỷ USD.
Phán quyết này cho rằng Google không vi phạm luật bản quyền khi họ kết hợp ngôn ngữ lập trình Java của Oracle vào hệ điều hành Android. Cùng với việc đó, Google sao chép code của Oracle dành cho API Java vào Android và vụ việc này đã khởi đầu cho vụ kiện kéo dài nhiều năm nay về việc sử dụng lại các API và bản quyền đã có từ trước.
Trước đó vào năm 2018, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết rằng Google đã vi phạm luật bản quyền khi sử dụng các API vào và trường hợp của họ không được xem là hành vi "Fair-use" hay sử dụng hợp lý bản quyền đó. Nhưng phán quyết mới của Tòa án Tối cao Mỹ đã lật ngược phát quyết này khi cho rằng việc Google sao chép các API Java được xem như việc "sử dụng hợp lý" và không vi phạm luật bản quyền.
Phán quyết này không chỉ cứu cho Google một khoản tiền phạt khổng lồ lên tới 9 tỷ USD mà còn cứu cả ngành công nghiệp phần mềm trên toàn cầu.
Trước khi phán quyết được đưa ra, Microsoft đã nộp một lá đơn khẩn cấp đề nghị Tòa án Tối cao đứng về phía Google. Lá thư này phần nào cho thấy tầm quan trọng của phán quyết này.
" Các nhà phát triển dựa vào việc chia sẻ, chỉnh sửa và cải thiện các dòng code đã được phát triển trước đó để tạo ra các sản phẩm mới và phát triển các chức năng mới. Cả nguyên nhân và hiệu ứng từ việc cộng tác phát triển này đều làm gia tăng nhu cầu của việc trao đổi thông tin và tương thích một cách liền mạch ..."
Nếu các API trở thành đối tượng bảo hộ bản quyền, thì một nhà phát triển phần mềm ban đầu sẽ dễ dàng khóa chặt người dùng của mình trong một tiêu chuẩn độc quyền. Điều đó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho người tiêu dùng cũng như làm các công ty phần mềm khởi nghiệp khó có thể thâm nhập vào các thị trường phần mềm đã có sẵn. Do vậy, nhiều người lo ngại rằng nếu Oracle giành chiến thắng trong vụ kiện này, họ sẽ mở ra hàng loạt vụ kiện bản quyền API tương tự như các vụ kiện bằng sáng chế dạng patent troll trong suốt 20 năm qua.
Điều này càng nghiêm trọng hơn nữa nếu xét đến sự phổ biến của các API trong thế giới phần mềm hiện nay khi hầu hết các ứng dụng, các dịch vụ phần mềm đều được xây dựng trên một hoặc nhiều mảnh ghép phần mềm từ những người đi trước. Trong trường hợp Oracle giành chiến thắng, các khoản phí bản quyền chồng chất lên nhau sẽ tạo thành một gánh nặng khổng lồ cho những nhà phát triển cũng như người tiêu dùng, và cũng có thể là dấu chấm hết cho ngành phần mềm hiện nay.
Kent Walker, phó chủ tịch cấp cao Google về các vấn đề toàn cầu, đã gọi phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ là "một chiến thắng to lớn cho sự sáng tạo, khả năng tương tác và điện toán."
Sợ hãi trước công cụ hack quá mạnh của Israel, cả loạt tập đoàn công nghệ bất ngờ bắt tay nhau tìm cách chống trả Một loạt các gã khổng lồ công nghệ như Microsoft, Google, Dell và Cisco đã buộc phải tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại công cụ hack NSO của Israel cùng Facebook. Các gã khổng lồ công nghệ bao gồm Microsoft và Google hôm thứ Hai (21/12) vừa qua đã tuyên bố sẽ tham gia cuộc chiến pháp lý của Facebook chống...