Sống với thế giới ảo
Không ai có thể hình dung nổi, chỉ mất có vài chục năm, nhân loại đã tạo ra thêm cho mình một thế giới không thua kém gì thế giới mà Chúa trời tạo ra.
Thế giới ảo có mức độ phức tạp, đa dạng, bí ẩn và hấp dẫn, không có giới hạn địa lý không thua kém gì thế giới thực tại (Ảnh minh họa)
Cứ thử giả định ngay ngày mai cái thế giới ảo, sản phẩm hoàn toàn nhân tạo ấy bị xóa sổ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra với trái đất này? Một sự rối loạn khổng lồ trên toàn cầu là điều có thể thấy trước? Theo đó sản xuất ngừng trệ do thiếu ý tưởng và do hàng hóa ứ đọng, hàng triệu chuyến bay bị hoãn lại, con người bị cắt đứt phần lớn sự giao lưu. Những tai họa không thể kiểm soát được diễn ra khắp các châu lục. Do thông tin bị đình đốn dẫn đến vô số hiểu lầm giữa các quốc gia. Những hiểu lầm ấy có thể chỉ trong vài giây khởi động một cuộc hủy diệt trái đất. Và thế là chấm hết luôn cái thế giới thực phải mất mấy tỉ năm mới có bộ mặt như ngày hôm nay. Liệu những mô tả về ngày tận thế có đáng sợ hơn?
Sự thật thì con người không thể nào thiếu thứ gọi là thế giới ảo được nữa. Thậm chí, họ đang dần chuyển đời sống thực của mình vào thế giới ấy. Ngay cả lịch sử cũng sẽ cư trú ở đó dưới dạng số hóa cho đến khi thế giới thực biến mất. Có thế nói, nó là phiên bản thứ hai của thế giới này. Vì thế, mọi nỗ lực ngăn cản thế giới ảo phát triển sẽ bị coi là phản động. Và, một điều tưởng như nghịch lý đang xảy ra: Không gì thực hơn cuộc sống trong thế giới ảo!
Việt Nam chúng ta còn nhiều thứ lạc hậu so với khu vực, nhưng riêng trong lĩnh vực kiến tạo một quốc gia ảo thì chúng ta đang ở tóp đầu về tốc độ phát triển. Một phần ba dân số thực có sổ hộ tịch ảo. Rất nhiều trong số đó trở thành những lãnh chúa về mặt tài lực và quyền lực, có thể chi phối nhiều đối tượng dân cư, trên cả một diện rộng dư luận. (Những người sở hữu tài sản trên sàn chứng khoán, tài sản thương mại ảo, những cá nhân nổi tiếng…) Cũng không ai quãng chục năm trước hình dung ra điều này, thậm chí ngay cả khái niệm công dân mạng đã rất quen thuộc hiện nay. Vì thế, giống như một xã hội phát triển quá nóng, chúng ta đang có một quốc gia ảo không có quy hoạch về hạ tầng, vô cùng lộn xộn trong sinh hoạt, đặc biệt rất thiếu luật lệ. Cũng có nghĩa là chúng ta đang đối mặt với một vấn đề cực kỳ hệ trọng của quốc gia.
Thực ra tình trạng đó không chỉ xảy ra với riêng Việt Nam. Bằng chứng là những tổ chức ngăn chặn tội phạm từ xã hội ảo trên thế giới cũng ra đời rất muộn, khi hàng trăm hàng ngàn thảm họa đã xảy ra. Khái niệm an ninh mạng chỉ mới trở thành quen thuộc và được luật hóa với rất nhiều quốc gia. An ninh mạng thực chất là thiết lập một trật tự luật pháp trong thế giới ảo. Tức là đưa những tiêu chuẩn văn minh thực áp dụng vào cuộc sống ảo. Nhưng vì nó không hiện hình cho nên kiểm soát cái thế giới ấy, tạo cho nó một nền an ninh trật tự là vô cùng khó.
Video đang HOT
Điều này lẽ dĩ nhiên là càng rất khó với Việt Nam, nơi mà các nguồn lực còn rất hạn hẹp và nhiều sự phát triển thiếu tương xứng. Những vụ tội phạm mạng do người nước ngoài tiến hành ở Việt Nam trong thời gian qua, nói rất rõ một điều là chúng ta đang trở thành địa điểm còn nhiều an toàn cho chúng. Tức là “Việt Nam ảo” còn rất nhiều khoảng trống về an ninh. Nhưng đó là cả một vấn đề lớn chúng tôi không dám lạm bàn. Điều chúng tôi quan tâm mang tính thiết thực với đời sống hàng ngày: Đó là cảnh báo về những tai họa hiện thực một cách trần trụi, có nguồn gốc từ thế giới ảo.
Bất cứ ai chỉ cần mỗi ngày click vài cú chuột, cũng phải đối mặt với những thông tin tội phạm có nguyên nhân từ mạng internet xuất hiện dày đặc. Mà chúng cũng chưa phải là tất cả. Có cả trăm ngàn hình thức gây tội ác đang được thực hiện vô tình hay cố ý. Chỉ cần một tin nhắn vu vơ trên mạng, xuất phát từ một cảm hứng thiếu văn hóa nào đó, đã có thể đã giết chết một hoặc nhiều mạng người. Chỉ cần một lời dèm pha cay độc, gia đình nào đó đã tan nát tất cả những gì gây dựng nhiều chục năm; chỉ cần vài lời tỏ tình vu vơ, cuộc đời cô bé cả tin nào đó bị ném xuống địa ngục; chỉ vì bắt chước hành động diễn ra trong trò chơi, cậu bé nào đó thản nhiên chặt đứt cổ ông nội…cùng hàng trăm vụ việc đau lòng khác đều từ thế giới ảo. Những tên cướp nhà băng ngày nay không cần đến vũ khí đầy mình, xe tốc độ cao để gây án, mà chỉ cần vài cái máy tính, vài bộ thiết bị trong một căn phòng hơn chục mét vuông, có điều hòa, có camera cảnh báo, có tủ đựng rượu và thức ăn ngon, có bồn tắm mát-xa…nghĩa là điều kiện gây tội ác dựa vào thế giới ảo tiện lợi hơn rất nhiều những gì vẫn diễn ra một cách cổ điển. Điều nguy hiểm ở đây là nhiều khi kẻ thủ ác hoàn toàn không biết mình phạm tội, không nhìn thấy nạn nhân do mình gây ra vì thế không bị ám ảnh bởi tội ác, không bị sức ép truy lùng từ phía luật pháp. Điều đó còn có tác dụng kích thích ham muốn thể hiện bản thân, ở những vùng tăm tối của con người. Tức là phương tiện phạm tội thực hiện thông qua thế giới ảo sẵn và khó nhận dạng hơn cả trăm ngàn lần hung khí thật. Trong khi đó nơi ẩn nấp của tội phạm lại có ở khắp nơi và cực kỳ an toàn.
Không thể nào dẫn ra hết một phần những vụ việc đau lòng xuất phát từ thế giới ảo và người viết bài này cũng không định làm cái việc vô công rồi nghề ấy. Điều đáng bàn hơn là làm sao để chúng ta có thể sống an bình trong và bên cạnh cái thế giới ảo mù mịt, vô cùng khó lường nhưng đã là một phần hiện thực của cuộc sống này. Sống được và khai thác, tận dụng tối đa những điều tuyệt vời mà nó tạo ra hoặc đem lại. Quan trọng hơn là không để xảy ra tình trạng bi thảm có những bộ phận dân cư, vì từng là nạn nhân mà nuôi mối thù nghịch thế giới ảo, dùng mọi cách chống lại nó như chống lại cối xay gió.
Theo chúng tôi, khác với xã hội thực, cuộc sống trong thế giới ảo không thể chỉ cần duy trì nghiêm luật pháp là đủ đảm bảo trật tự. Bởi vì trong thế giới ảo không còn khái niệm chủ quyền quốc gia hiểu theo nghĩa về lãnh thổ, không còn biên giới, không còn sở hữu tuyệt đối. Mọi thứ đều nhanh chóng tự ý co dãn theo ý thích của từng cá nhân. Không thể quản lý họ bằng những chế tài thông thường bởi đa số đều ở ngoài tầm với của những công cụ pháp luật hiện thời. Trên thực tế, chống lại tội phạm mạng là chống lại sự xâm nhập của những sản phẩm trí tuệ rác rưởi. Vì thế, an ninh của thế giới ảo cần nhất ở thái độ sống, tinh thần trách nhiệm và khả năng liên kết của những người tử tế lập thành phòng tuyến dư luận. Đơn vị chiến đấu hữu hiệu nhất chính là gia đình. Có một lời khuyên không bao giỡ cũ là mỗi bậc phụ huynh hãy để mắt đến con em mình khi chúng lang thang vào thế giới ảo, nếu còn muốn chúng nguyên lành trong thế giới thực.
Về phương diện quản lý xã hội ảo thì một thứ khế ước văn hóa được sự hậu thuẫn có hiệu quả bởi các luật lệ không khoan nhượng, như kiểu những trang mạng xã hội đang làm rất có hiệu quả, là gợi ý tốt cho chúng ta. Hình thức trừng phạt hữu hiệu nhất với những kẻ vi phạm luật lệ trong thế giới ảo, theo tôi, là từ chối tư cách thành viên, tước quyền có quốc tịch ảo của họ, kiểu như hình phạt cấm bay mà các hãng hàng không vẫn áp dụng. Với công nghệ ngày nay, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được chế tài này.
Những nhiệm vụ nêu ở trên cần phải được coi như những đại sự, nếu Nhà nước và toàn xã hội ý thức được rằng sự tồn tại của thế giới ảo không còn chỉ là nhu cầu về một thứ công cụ tiện dụng ngoại nhập, mà đã ở mức một không gian sinh tồn khác của quốc gia.
Theo Xahoi
Cháy nhà, ra mặt... gì?
Một đám cháy quá lắm chỉ biến toàn bộ một sản nghiệp thành tro tàn. Từ đống tro tàn đó vẫn có thể dễ dàng tạo nên một toà lâu đài tráng lệ.
Với cái tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt của xã hội như vậy đối với các vụ cháy, thì Trung tâm thương mại Hải Dương còn lâu mới là vụ cháy lớn cuối cùng.
Nhưng có những thứ một khi đã thành tro tàn thì chỉ còn dùng được vào đúng một việc là lưu lại nỗi hổ thẹn. Lương tâm, trách nhiệm đạo đức của mỗi con người trước nỗi an nguy của cộng đồng chính là thứ như vậy.
Cháy Trung tâm thương mại Hải Dương, một cái tin còn thua xa mức độ chú ý của dư luận trong những phút đầu tiên, so với chuyện mua bánh trung thu phải xếp hàng. Có vẻ như vẫn là lý do vô cảm, bị nhiễu loạn cảm xúc, hay đơn giản chỉ là chuyện đó vẫn thường xảy ra? Khi những con số thiệt hại được nêu lên, khi những cảnh khóc ngất của đồng bào hiện trên màn hình, tầm mức tang thương của nó mới được định vị. Bấy giờ mới là đau xót, tức giận và kinh hãi.
Mô tả này không hề định bôi nhọ ai, bởi vì nếu thế thì không ai đủ sức. Nó chỉ nhằm tới một hiện thực là, chuyện cháy chợ, cháy khu dân cư, cháy nhà hàng, cháy xe, cháy rừng...những đại thảm hoạ cho cộng đồng, từ lâu lại thành chuyện thường ngày. Lý do là nó không hề hiếm gặp. Vừa mới cháy Khu công nghiệp Puen, vừa mới cháy kinh hoàng ở xưởng xốp Bắc Ninh, vừa mới cháy cây xăng phố Trần Hưng Đạo, vừa mới cháy khu nhà gỗ phố Hồng Hà, vừa mới cháy nhà hàng M.P, nhà hàng C.Q, vừa mới cháy khu vui chơi giải trí Mỹ Đình, vừa mới cháy hàng loạt khu dân cư...tất cả đều vừa mới đây, với thiệt hại cũng không hề nhỏ tí nào.
Có vẻ như chuyện cháy cứ phải xảy ra, như là định mệnh vậy. Không thấy ai bị quy trách nhiệm cụ thể. Rất ít, nếu không muốn nói là chưa thấy phiên toà nào (trong vài năm gần đây) xử những người phải chịu trách nhiệm liên quan đến cháy. Còn lý do của mỗi vụ cháy, chả cần phải chờ kết luận, bởi trước sau đều chỉ là do bất cẩn, do thiếu ý thức...Nếu ai đó muốn quan tâm sâu hơn rằng, tại sao một đám cháy lại không được cảnh báo sớm, khi xảy ra cháy sao không được hệ thống chữa cháy tự động loại trừ nhanh chóng, thì cũng đã có sẵn câu trả lời không bao giờ sợ sai: Do hệ thống vòi nước để lâu "không dùng" (ý là không cháy thường xuyên) nên bị tắc, bị hết nước... Thế còn lực lượng chữa cháy đã làm gì? Cũng luôn có câu trả lời đảm bảo chất lượng ở mức an toàn: Họ đã làm hết khả năng nhưng vì quy mô vụ cháy quá lớn so với năng lực chữa cháy, do vị trí nơi xảy ra cháy bị cản trở, đường tiếp cận đám cháy quá nhỏ, không gần nguồn nước, thậm chí đã có lần lỗi là do người dân...hiếu kỳ gây tắc đường xe cứu hoả, gây vướng chân vướng tay lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp!
Đã đủ thoả mãn người hỏi chưa? Nếu chưa đủ thì cũng vẫn còn nhiều câu trả lời dự trữ, ví dụ như xe cứu hoả "mình đỏ như lửa/ bụng chứa nước đầy/đang chạy như bay..." thì chết máy! Chả ai bắt lỗi được chiếc xe chết máy! Tóm lại, trăm phần trăm vụ cháy gây thiệt hại là do...không may! Không may tức là do số trời rồi! Mà phải cái đoạn số xấu thì giáng mà chịu chứ kêu ai được bây giờ.
Với cái tâm lý thờ ơ, lạnh nhạt của xã hội như vậy đối với các vụ cháy, thì Trung tâm thương mại Hải Dương còn lâu mới là vụ cháy lớn cuối cùng. Lý do của nó đương nhiên vẫn cứ phải giống hệt hàng trăm vụ cháy trước: Do bất cẩn. Vì có muốn tìm ra lý do khác cũng khó. Tất nhiên hệ thống báo cháy và vòi phun nước tự động hỏng từ lâu rồi, có thể hỏng ngay khi Trung tâm được nghiệm thu và ai cũng ngầm biết như vậy. Chuyện quá bình thường! Đến hiện đại như chợ Đồng Xuân những thứ đó cũng còn tịt ngòi nữa là cái Trung tâm thương mại tỉnh lẻ? Chỉ "rủi" cho những người muốn đổ lỗi tại trời, (hay tại quỷ sứ) là lần này "không may" vị trí cháy lại nằm ở một nơi vô cùng quang đãng, ba mặt đều có đường cho ô tô tải vào tận nơi. Nghĩa là rất nhiều hướng tiếp cận thuận lợi.
Trong khi đó bên cạnh, đằng trước đằng sau đều có sẵn hồ nước. Tức là hết bài bao biện. Nhưng nói thẳng ra thế dễ bị quy cho tội vu vạ, thiếu khách quan. Đến đoạn này chúng ta nên nghe trực tiếp từ các nhân chứng (dẫn từ bản tin của báo Dân Trí điện tử ngày 17/9): "Đám cháy phát lửa tại gian hàng bán vải phía đông của trung tâm, lập tức những công nhân quét rác cùng người dân đã hô hoán và gọi PCCC, cảnh sát 113. Nhưng mãi đến hơn 3h đội cứu cháy Hải Dương mới đến. Lúc tôi có mặt quầy hàng đồ điện của tôi vẫn chưa cháy. Phòng Cảnh sát PCCC cách trung tâm thương mại có 1km nhưng phải hơn 2 tiếng đồng hồ mới tới là sao? Các vị ấy không mở cửa, không phá kính để cho nước tiếp cận đám cháy mà chỉ đứng ngoài bê cái vòi nước bé tý phun vào kính một cách tắc trách. Tôi đau lòng quá, thiêu nước quỳ xuống van lạy: Các cháu ơi, các cháu cứu dân với. Đập kính, phá cửa để dân cùng tham gia cứu cháy. Hãy gọi các tỉnh bạn đi, gọi thêm xe, thêm nước đi, làm thế chỉ có tác dụng rửa kính thôi. Đáp lại lời tôi là câu nói đến lạnh lòng: "Bọn tôi chỉ thừa lệnh, chúng tôi không biết".Đây là lời của một nhân chứng khác (cũng dẫn từ nguồn trên): "Lực lượng bảo vệ ăn lương của tiểu thương ở đâu khi có cháy? Khi chúng tôi có mặt thì 4 bề trung tâm vẫn đóng im ỉm, tất cả các van nước tại đó đều không được mở. Đã thế khi cảnh sát PCCC điều hai cái xe chạy è è đến, một cái hết nước, một cái chết máy. Nếu cơ quan chức năng sống có trách nhiệm hơn thì bà con tiểu thương sẽ không đến mức khánh kiệt thế này".
Hơn 2 tiếng là quãng thời gian dài bao nhiêu với một vụ hoả hoạn? Không thể nào ước lượng được với loại công việc tính từng giây. Chỉ biết rằng, với khoảng thời gian đó, với thái độ của những người chữa cháy như chúng ta vừa nghe kể và với rất nhiều hàng hoá, vật liệu có khả năng cháy khủng khiếp như vải, cao su, giấy, chiếu, gỗ, đồ nhựa... thì Trung tâm thương mại Hải Dương đã đủ để báo tử chính thức sau thời gian đó, cần gì phải đợi những 11 tiếng đồng hồ sau là thời điểm ngọn lửa tạm thời được khống chế.
Mà sao cả một tỉnh to lớn, vào loại giầu có như Hải Dương, mà lại chỉ có...2 cái xe cứu hoả? Đúng là có muốn nhắm mắt bịt tai cũng khó.
Dân gian có câu: "Cháy nhà, ra mặt chuột", là dựa vào một thực tế để ám chỉ một vấn đề liên quan đến con người. Thực tế đó là khi cháy nhà, lũ chuột, dù chui rúc ở đâu cũng không còn cách nào khác là phải chạy ra để thoát thân, vì thế mà lộ mặt. Nhưng tôi đảm bảo, với sự khôn ngoan, thận trọng và đa nghi như lũ chuột hiện nay, chúng chẳng dại gì mà chọn những nơi như Trung tâm thương mại Hải Dương-một nơi quá nguy hiểm- để làm nơi trú ẩn qua đêm. Bởi vì chúng biết, nếu chẳng may xảy ra hoả hoạn thì chúng sẽ bị nướng chín ngay lập tức. Chúng biết rõ hơn bất cứ con người nào tại đó là chẳng có bất cứ vòi nước chữa cháy tự động nào được mở, hoặc có mở thì cũng chẳng có giọt nước nào vì chúng "chết" từ đời tám hoánh rồi; chẳng có lối nào thoát thân vì chúng được tận dụng tối đa để cho thuê chứa hàng thủ lợi từ lâu rồi...
Với bà con tiểu thương thì họ còn mải kiếm tiền, mải đối phó với đủ loại móc túi, mải lo hoàn vốn để bù cả số tiền bị ăn chặn, bỏ ra bôi trơn, mua sự yên thân của đám cai chợ nên đừng mong họ để tâm đến cháy nổ. Còn với lực lượng có trách nhiệm phòng chữa cháy thì họ chỉ diễn là chính, diễn cho vui và cho thiên hạ biết là họ không hề ngồi rồi (chả lẽ tiêu tiền dân lại không diễn ầm ĩ cho có vẻ như thật), thời gian còn lại thì họ còn mải trà lá, bài bạc, lo tìm cách tư túi cùng đủ thứ việc linh tinh khác, trừ duy nhất việc chữa cháy. Bằng chứng là chiếc xe cứu hoả không thể phun nước từ đời nào nhưng họ có biết đâu. Bọn chuột biết rõ thực tế đó. Vì vậy, đừng hy vọng thấy mặt chúng khi Trung tâm bị cháy.
Nhưng cứ kiểu quy trách nhiệm hoà cả làng như một thông lệ chỉ thấy ở Việt Nam sau mỗi vụ cháy, cũng đừng ai hy vọng tìm thấy mặt...con gì! Những cái mặt người đau buồn như chết nửa cuộc đời thì chỉ thời gian ngắn sau là khá nhiều số đó sẽ lẫn vào đám cùng khổ nhếch nhác, nhan nhản nơi bến xe, bãi rác, chả cần phải tìm cũng thấy. Còn những cái mặt đáng bị nhận diện thì lại đụng phải chuyện "tế nhị". Những cái mặt khác nữa thì nhà cháy hay cháy bất cứ cái gì! cũng chả làm mất một sợi lông của họ, việc gì phải thò mặt ra cho thiên hạ thấy. Thôi, đừng có mất công vô ích ám ảnh trước một câu tục ngữ đã hết thời. Thay vì tìm thấy gì khi cháy nhà, cháy khu công nghiệp, cháy Trung tâm thương mại (ngoài tro tàn)..., hãy chuẩn bị tinh thần để đón thông tin về vụ cháy khác.
Theo Xahoi
Trời nào im lặng được mãi! Nhà văn Nam Cao đã từng nói, hạnh phúc như tấm chăn hẹp, người này kéo phần hơn thì người khác đành chịu rét. Ngân sách là "bầu sữa" cho tham quan. (Ảnh minh họa) Cũng có thể dùng cách ví von đó để nói về nồi cơm ngân sách của chúng ta hiện nay. Nó quá nhỏ, quá hèo so với số...