Sống với chồng mà cô đơn tột cùng
Ngoài việc chung nhau một đứa con, tôi với anh không có gì để chung hết. Thường xuyên chiến tranh lạnh, không ai nói với ai một lời nào.
ảnh minh họa
Tôi cưới anh năm 29 tuổi. Trước đó, tôi đã kết hôn một lần vào năm 24 tuổi và chia tay nhau chỉ sau 6 tháng về ở chung. Khi yêu tôi, chồng cũ – mối tình đầu thời sinh viên sâu sắc của tôi – có đồng thời một người con gái khác. Chúng tôi ở hai thành phố khác nhau nên tôi không phát hiện ra trong quá trình tìm hiểu. Chỉ khi về ở chung (tôi tự xin việc mới, dọn về thành phố của anh) tôi mới biết. Đó là nỗi đau tôi không bao giờ quên.
Năm năm sau tôi kết hôn với người chồng bây giờ. Anh cũng biết chuyện tôi từng kết hôn, chỉ hỏi tôi một lần duy nhất về chuyện đó và không bao giờ nhắc lại. Chúng tôi đã có những quãng thời gian hạnh phúc bên nhau. Sau thất bại trong cuộc hôn nhân thứ nhất, tôi như con chim sợ cành cong, giờ lại có thể bay, bắt đầu tin vào tình yêu. Khi mới cưới, anh ấy rất quan tâm và chăm sóc tôi, đặc biệt khi tôi mang thai con trai đầu lòng và sinh bé. Gia đình anh rất thích trẻ con và con trai tôi là cháu đầu.
Cuộc sống là những thay đổi và không bao giờ phẳng lặng. Các bạn có gia đình, các bạn có hạnh phúc không? Bao nhiêu người sẽ trả lời rằng họ thật sự mãn nguyện về cuộc hôn nhân của mình? 6 năm sau ngày cưới, chồng tôi bây giờ không còn quan tâm đến cảm xúc của tôi. Thấy tôi buồn, tôi khóc, anh mặc kệ. Có những lúc anh bảo: “Em lúc nào chẳng buồn”.
Anh là người gia trưởng và chỉ muốn tôi tuân theo ý kiến của anh. Có lúc vợ chồng hẹn đến thăm người thân họ nhà tôi, đi giữa đường cãi nhau, anh quay lại, bỏ mặc tôi đi một mình và không biết giải thích như nào về việc anh không tới. Có lần, chúng tôi hẹn với bố mẹ tôi về quê ăn Tết, các cụ vui mừng mua sắm đồ đạc chờ ngày con về. Sát ngày về, chúng tôi cãi nhau. Anh nói anh không về Tết thăm bố mẹ nữa cũng không cho con về, tôi tự về quê đi. Bình thường anh đưa đón con đi học, tôi đi chợ nấu cơm và làm việc nhà. Khi cãi nhau anh không làm gì hết, về nhà chỉ ăn rồi đọc báo, xem tivi, mặc kệ hai mẹ con xoay xở. Nói thêm là công việc của tôi rất bận và thường xuyên về trễ. Mỗi lần cãi nhau, anh im lặng hàng tuần, có khi đến hàng tháng không thèm nói năng gì, ôm gối sang phòng khác ngủ riêng. Tôi vốn là người hoạt bát ưa nói chuyện, kiểu chiến tranh lạnh như vậy tôi không chịu nổi.
Video đang HOT
Tôi sợ lạnh, khi đi ngủ anh quay quạt vào mặt vì nóng. Tôi nói thì anh bảo ngủ với anh phải chịu như vậy, không thích thì ra chỗ khác nằm. Tôi mặc sơ mi trắng đi làm, ra đến cửa rồi, anh bảo áo trắng mỏng không cho phép tôi mặc. Tôi không nghe thì anh xé áo tôi rách. Tôi buộc phải thay áo khác đi làm, về thấy vài cái áo trắng của tôi đã bị rách tan nát trong sọt rác. Anh bảo làm vợ anh thì không được ăn mặc như vậy. Anh chở hai mẹ con đi xe máy, con đã 5 tuổi, có thể tự mình đứng phía trước, tôi mặc váy thì anh khó chịu. Anh nói đi xe máy mặc váy nguy hiểm và có lần đang đi, anh lắc xe mạnh khiến tôi suýt ngã chúi xuống đường vì tội mặc váy. Tôi bực quá bảo anh dừng xe cho tôi đi taxi về, anh dừng lại luôn đuổi tôi xuống xe.
Khi cãi nhau, nhiều lần anh sẵn sàng nói câu “em nói ngu như lợn”, dù anh tốt nghiệp đại học và làm việc ở cơ quan nhà nước. Nhiều lần tôi nhắc anh phải ăn nói có văn hóa không được, một lần tôi nói lại “anh cũng ngu như lợn” thì anh đánh tôi trước mặt con trai. Tại sao anh cho phép mình được làm điều tồi tệ với người khác, ngược lại tôi thì giống như nô lệ của anh vậy. Anh không những coi thường tôi mà còn coi thường cả bố mẹ tôi mỗi lần cãi nhau. Hai vợ chồng cãi nhau, bố vợ đến chơi, anh đi qua mặt không thèm chào, không thèm hỏi một câu.
Anh thường xuyên so sánh, so đo xem ai thiệt hơn giữa hai chúng tôi. Làm việc gì cũng vậy, tôi phải nhận phần hơn, còn chia cho anh phần ít trách nhiệm hơn thì anh mới làm. Về chuyện tiền nong, anh ki bo từng đồng với mẹ con tôi. Nhiều lần đi chung, bóp tôi để trong cốp xe mà dừng lại mua sữa chua cho con, anh nhất quyết bắt mẹ con tôi xuống xe để lấy bóp của tôi ra trả tiền, mặc dù anh có tiền trong ví.
Tiền nong trước đây chung nhau, gọi là chung nhưng mỗi tháng anh đưa tôi 3 triệu đồng, còn lương tôi 14 triệu góp cả với 3 triệu của anh, chi trả mọi sinh hoạt trong nhà. Đưa tôi 3 triệu nhưng đi đâu xa, anh đòi đi taxi, mua đồ thì phải xịn, ăn uống cuối tuần ra nhà hàng… sau đó về thắc mắc 3 triệu anh đưa tôi đi đâu hết rồi. Có những thời điểm cực chẳng đã tôi phải ghi sổ những việc chi tiêu, cuối tháng cho anh xem. Anh liếc mắt vào và tỏ ý chê bai tôi không trung thực trong chi tiêu.
Bây giờ thì lương ai người đó tiêu, có việc gì thì chia đôi. Mua sắm đồ đạc trong nhà, tôi mua đồ nếu anh không đồng ý thì tôi tự bỏ tiền ra mua. Với quan hệ họ hàng hai bên, cưới họ nhà tôi thì tôi chi, cưới họ nhà anh thì anh chi. Bố mẹ hai bên cũng vậy, tiền ai người đó quan tâm. Tôi không chịu được cảnh sống như thế này. Ngoài việc chung nhau một đứa con, tôi với anh không có gì để chung hết. Thường xuyên chiến tranh lạnh, không ai nói với ai một lời nào hàng tuần, hàng tháng và chẳng có gì chung để mà nói chuyện.
Tôi là một phụ nữ ngoài 30 tuổi, năng động và sống tình cảm. Tôi khao khát được vỗ về và quan tâm như hàng nghìn người phụ nữ khác. Nhiều lúc tôi chạnh lòng thấy vợ chồng người ta quan tâm nhau. Khi ốm đau, tôi thường tự mình đi mua thuốc và nấu cháo ăn, đồng thời nấu cháo cho con luôn. Tôi vẫn gắng gượng chăm sóc con khi còn cố gắng được. Nhiều lúc tôi thèm biết bao cảm giác được vỗ về, được ân cần và chia sẻ.
Các bạn đã có gia đình, các bạn giải thích giúp tôi tại sao cuộc sống hôn nhân lại như vậy? Tôi phải làm gì với người chồng hiện tại của mình. Tôi đã thử nói chuyện với anh bằng nhiều cách nhưng thường xuyên anh không muốn nghe hoặc luôn tỏ thái độ bất cần. Có phải sống chung với nhau lâu mọi thứ sẽ như vậy không các bạn nhỉ? Tôi nhiều lần nghĩ đến chuyện chia tay để đỡ mệt mỏi, nhưng nhìn con tôi quấn quýt với bố, tôi lại thương con vô cùng.
Theo VNE
Bế tắc tột cùng của một người mẹ
Tôi đã quỳ xuống chân Lễ cầu xin như thế mà không nghĩ gì đến thể diện, sự hèn kém của một người đàn bà. Bởi tôi mang ơn anh từ lâu và đang sống hoàn toàn nhờ vào anh.
ảnh minh họa
Cách đây 18 năm, tôi và Lâm yêu nhau. Đó là mối tình đầu, đẹp như mơ của tôi. Khi ấy tôi vừa học hết phổ thông trung học, vì bố mẹ quá nghèo lại ở một tỉnh lẻ nên tôi không thể thi đại học. Giữa lúc đó Lâm gặp tôi rồi yêu, đưa tôi lên Thủ đô kiếm việc làm. Đi làm chỉ là để cho vui vì lương chẳng bõ bèn. Cuộc sống của tôi do anh chu cấp hoàn toàn. Vì anh hứa sẽ cưới nên tôi đã không lưỡng lự trao cho anh cái quý giá nhất của đời người con gái. Khi đang náo nức chờ đón cuộc hôn nhân thì trong một lần vào Nam công tác, anh đã đến với cô gái khác, bỏ rơi tôi và cái thai trong bụng. Tôi suy sụp mất một thời gian, rồi cũng gắng gượng, tiếp tục cuộc sống. Không giống các bậc sinh thành khác, bố mẹ tôi không hề quở mắng, rày la mà rất thương xót, động viên tôi cứ giữ cái thai. Thế là tôi một mình vượt cạn, sinh cháu gái, đặt tên là Hạnh Nguyên. Ông bà ngoại cưng đứa cháu như cục vàng. Tôi thấy yên tâm, phần nào làm dịu trái tim vừa tan nát.
Đến năm Hạnh Nguyên lên 5 tuổi, tình cờ tôi gặp Lễ trong một lần đi chùa Hương. Mãi mãi tôi không quên kỷ niệm giây phút đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Hôm đó trời lất phất mưa, nhưng cũng đủ khiến cho đường lên chùa Hương trơn, rất khó đi. Không may tôi bị trượt chân, suýt ngã. Đang chới với không biết bấu víu vào đâu thì một bàn tay giơ ra nắm lấy tôi. Người thanh niên có cử chỉ rất tự nhiên đó là Lễ.
Không hiểu sao tôi đã xưng hô ngay là "em" mặc dù Lễ còn rất trẻ. Tôi đoán chắc anh ta kém tuổi mình. Đúng vậy, sau này biết rõ Lễ kém tôi 3 tuổi. Lễ lấy làm lạ khi tôi cho biết đã có một con gái lên 5. Tôi thấy anh không hề "mất hứng" mà vẫn tiếp tục nhiệt tình quan tâm đến tôi trong suốt chặng hành hương ở chùa Hương lần đó. Và chúng tôi đã yêu nhau - một tình yêu không cân xứng giữa trai tân đang ngời ngời tương lai và một người đàn bà đã có một con, lại hơn mình 3 tuổi. Tôi cho anh biết rõ tất cả hoàn cảnh và mọi khó khăn của tôi để anh lường trước. Nếu anh chấp nhận thì không gì may mắn hơn với tôi. Chẳng những Lễ không nao núng mà còn muốn sớm dẫn đến hôn nhân, mặc dù khi ấy anh mới 22 tuổi. Nói là làm, sau đó không lâu, chúng tôi chính thức sống cuộc sống vợ chồng.
Ai cũng khen gia đình tôi hạnh phúc, nói rằng thật hiếm có người đàn ông nào rất yêu thương vợ hơn tuổi mình, đã có con riêng, lại vun vén, coi nó như con mình đẻ ra. Mỗi khi nhìn cháu Hạnh Nguyên quấn quýt bên cha dượng, lòng tôi trào lên niềm hạnh phúc và biết ơn vô hạn đối với anh.
Nhưng, cách đây 2 năm, tôi bị ốm liệt giường, rồi sau đó cơ thể không thể bình phục như cũ. Tôi buộc phải thôi việc, về nghỉ mất sức với khoản tiền chế độ rất ít ỏi. Từ đó, một mình Lễ bươn trải nuôi hai mẹ con tôi, đúng lúc Hạnh Nguyên đang học lớp 12, chuẩn bị thi đại học. Thật may mắn, có lẽ thương mẹ và muốn đáp lại công bao bọc của người cha dượng mà cháu đã cố gắng học giỏi để thi đỗ được đại học.
Gần đây, tôi thấy Hạnh Nguyên có nhiều biểu hiện khác thường. Cháu gầy sọp, da mai mái, luôn tỏ ra uể oải và đặc biệt tính tình trầm lắng hẳn so với trước. Nghĩ cháu đã yêu nên tôi thấy cũng bình thường, nhưng lo cho nó nếu không cẩn thận sẽ "ăn cơm trước kẻng" khi còn mấy năm nữa mới ra trường thì rất rắc rối, phiền hà. Tôi hỏi, cháu chỉ nói do sắp đến kỳ thi, áp lực bài vở nhiều nên căng thẳng, mỏi mệt. Từng đã hai lần sinh nở, tôi vẫn nghi ngờ, quyết gặng hỏi bằng được. Sau rất nhiều lần thuyết phục, cuối cùng Hạnh Nguyên đã kể. Tôi không sao tin ở tai mình và không biết đây là sự thật hay đang trong cơn ác mộng. Phải cố kìm nén, tôi mới không đổ sụp người, vì đã nói với con là có thể chịu đựng được mọi sự thật.
Nó kể là hai năm nay, đã ngã vào vòng tay cha dượng. Lúc đầu, nó vô cùng bàng hoàng và căm giận khi Lễ đẩy nó vào tình huống không thể cưỡng lại. Nhưng rồi dần dần, nó không thấy sợ hãi nữa mà cũng có tình cảm trở lại. Lần gần đây nhất, nó có thai và đã đi phá. Nó kể là Lễ đã nói với nó: "Nguyên phải giấu sự thật này đến cùng, không cho bất cứ ai biết thì tôi mới có thể yên tâm kiếm tiền và lo cho mẹ con em. Nếu không, Nguyên và mẹ sẽ nương tựa vào đâu?".
Lễ xưng hô với nó như vậy. Tôi hiểu mọi chuyện. Tôi vừa thấy ghê tởm, căm thù chồng, lúc bình tĩnh lại, cũng phần nào có thể hiểu được hành vi của Lễ. Nhưng điều tôi suy nghĩ và buồn phiền nhất là Hạnh Nguyên lại có tình cảm luyến ái với cha dượng. Nếu đó là sự chiếm đoạt đơn phương của Lễ thì đã đi một nhẽ. Đằng này con gái tôi lại thổ lộ rằng nó cảm thấy không thể thiếu được Lễ.
Lòng dạ tôi đang rối bời. Đã có lúc tôi nghĩ đến cái chết vì thấy cuộc đời quá ngang trái, cay đắng. Tôi muốn thoát khỏi tình cảnh trớ trêu. Nhưng lại nghĩ đến Nguyên và nhất là đứa con trai chung của tôi và Lễ chưa trưởng thành. Tôi không nuôi được nó, tất cả nhờ ở Lễ, nhưng nó vẫn không thể thiếu tôi, vẫn cần tôi làm chỗ dựa tinh thần.
Tôi biết phải làm sao đây để vượt qua những tháng ngày đau đớn này?
Theo VNE
Nỗi đau tột cùng của hai vợ chồng nghèo có hai con là tử tù Tiếng vịt kêu giúp ngôi nhà của ông Đào Ngọc Kình bớt cô quạnh. Cũng chỉ tiếng vịt kêu mới giúp vợ chồng ông còn biết là mình đang sống. Lầm lũi gần như cả đời làm ăn lương thiện, cái nghèo đeo đẳng mãi và ác nghiệt hơn, nó cướp mất của ông bà hai người con trai. Nỗi đau chồng lên...