Sông Tranh: Phải đặt an toàn của dân lên trên
Trách nhiệm chính thuộc về EVN. Phải đặt sự an nguy của người dân lên trên sự an toàn của đập bởi nếu động đất xảy ra 5,5 độ Richter thì đập an toàn nhưng nhà dân thì sập.
Ông Đinh Văn Thu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam:
EVN phải chịu trách nhiệm đầu tiên
Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Khi tiến hành xây dựng thủy điện, EVN đều có báo cáo, đánh giá việc xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 tại địa điểm Bắc Trà My là lý tưởng. Tuy nhiên, khi xây dựng xong mới vỡ lẽ mọi chuyện như hiện nay. Động đất liên tục xảy ra khiến người dân và chính quyền Quảng Nam không một ngày nào được bình yên.
Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm thuộc về EVN cần phải có trách nhiệm liên đới của các đơn vị khác. Hơn nữa, cần phải xác định có phải thủy điện Sông Tranh 2 là tác nhân gây nên động đất hay không, hay chỉ là nhân tố tiếp sức để gây nên động đất. Bởi theo nghiên cứu công bố của các nhà khoa học, trước khi xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 thì khu vực này cũng có xảy ra vài trận động đất nhưng rất thưa thớt.
Từ khi thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, hiện tượng động đất liên tục xảy ra, ngày càng mạnh dần, khiến hơn 40.000 hộ dân hoảng loạn, bất an. Vì vậy, điều quan trọng nhất bây giờ là phải đặt sự an nguy của người dân lên trên sự an toàn của đập bởi nếu xảy ra động đất 5,5 độ Richter thì đập an toàn nhưng nhà dân thì sập hết rồi.
Từ trước đến giờ, các nhà khoa học, các ban, ngành cũng chỉ khẳng định hôm nay đập an toàn chứ không một ai khẳng định ngày mai đập vẫn an toàn nên phải xem an toàn tính mạng người dân là số một.
Người dân huyện Bắc Trà My – Quảng Nam đang sống trong cảnh thấp thỏm lo sợ động đất. Ảnh: HOÀNG DŨNG
Ông Đặng Phong , Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My:
Lỗi do chủ đầu tư và đơn vị liên đới
Video đang HOT
Chủ đầu tư EVN phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Bởi trước khi xây dựng thủy điện, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thuê các đơn vị tư vấn thiết kế, đánh giá tác động môi trường. Khi tất cả mọi vấn đề đạt tiêu chí xây dựng, chủ đầu tư mới tiến hành xây dựng. Nên suy cho cùng, chủ đầu tư chịu trách nhiệm đầu tiên. Tuy nhiên, cần xem xét trách nhiệm liên đới của các đơn vị tư vấn thiết kế đơn vị nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là nghiên cứu về động đất.
Do việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường để đi đến kết luận cho xây dựng thủy điện trên đới đứt gãy là sai lầm nên mới khiến động đất liên tục xảy ra. Hơn 40.000 hộ dân Bắc Trà My ngày đêm mất ăn mất ngủ cũng vì cái thủy điện này. Vì vậy, trước mắt, chủ đầu tư phải có trách nhiệm hỗ trợ bồi thường kinh phí để sửa chữa nhà cửa của người dân và các công trình công cộng bị hư hỏng do động đất xảy ra.
Ông Huỳnh Tấn Sâm , nguyên Bí thư huyện ủy Bắc Trà My:
Cần có phương án cụ thể để an dân
Lúc tôi còn làm bí thư huyện cũng là lúc dự án thủy điện Sông Tranh 2 được đầu tư, xây dựng. Lúc đó, tôi đã phản đối quyết liệt vì sợ thủy điện này sẽ mang họa cho nhân dân nhưng sự phản đối của tôi không được các cấp, ngành chấp thuận. Bây giờ, mới nhìn thấy được cái hại nhiều hơn cái lợi trước mắt. Cuối cùng, dân, lãnh đạo ở huyện chịu khổ nhiều cho cái thủy điện này.
Cũng cần nói thêm rằng ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, cũng cần truy cứu trách nhiệm của đơn vị thi công để xảy ra tình trạng thấm nước ào ạt, phải tốn tiền tỉ cho việc khắc phục sự cố. Trước sự việc này, không phải để người dân bất an nữa, cần phải có một phương án cụ thể, thống nhất. Đó là phải tìm mọi phương án xả hết nước trong hồ ra ngoài, để nguyên hiện trạng khô đáy hồ khoảng nửa năm, nếu vẫn còn động đất xảy ra triền miên thì việc này là do thổ nhưỡng, địa chất.
Còn nếu sông cạn, động đất không xuất hiện thì tất cả là do thủy điện tích nước mới gây nên động đất. Làm một ví dụ như thế, nếu đúng là “thủ phạm” thủy điện thì cần phải hy sinh thủy điện Sông Tranh 2 để người dân trong vùng được yên tâm sinh sống, làm ăn, cán bộ chú tâm vào công việc hơn.
Theo 24h
Sông Tranh: 5.100 tỷ và 40.000 sinh mạng
Trước khi có thủy điện Sông Tranh 2, khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Đến khi có thủy điện này, trong vòng 1 năm, từ ngày 3/11/2011 đến 15/11/2012, khu vực này xảy ra hơn 70 trận động đất.
Thủy điện Sông Tranh 2 bắt đầu được dư luận cả nước chú ý vào những ngày cuối tháng 3/2012, khi nơi đây xảy ra sự cố nước tràn qua thân đập, rò rỉ với lưu lượng lớn, sau đó là tình trạng động đất liên tiếp xảy ra ở huyện Bắc Trà My và dư chấn lan ra nhiều vùng lân cận.
Ở vị trí nguy hiểm
Trong khi các chuyên gia bắt đầu lên tiếng về những lỗi thiết kế, thi công thì tại cuộc họp ở Quảng Nam, ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban Quản lý dự án thủy điện 3, tuyên bố: "Hiện tượng rò rỉ nước của đập chính thủy điện Sông Tranh 2 là do có vấn đề về lỗi kỹ thuật "tắc đường ống thoát nước của các khe nhiệt" trong quá trình thi công".
Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My - Quảng Nam: "Việc đập chính thủy điện Sông Tranh 2 an toàn hay không chỉ có Ban Quản lý dự án thủy điện 3 biết rõ nhất nên phải công khai rõ ràng chứ không được giấu giếm nữa". Nhiều chuyên gia cho rằng sai lầm đáng tiếc nhất của dự án thủy điện Sông Tranh 2 là đã đặt đập vào vị trí rất nguy hiểm, nơi giao điểm của nhiều đứt gãy và các họng núi lửa đang tái hoạt động.
Người dân huyện Bắc Trà My - Quảng Nam chạy ra khỏi nhà để tránh động đất. Ảnh: HOÀNG DŨNG
Ngày 27/3, kỹ sư Nguyễn Minh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi kiêm Chánh Văn phòng Ban Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam, khẳng định Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi thông cáo báo chí cho rằng đập chính thủy điện Sông Tranh 2 không có vết nứt, vẫn an toàn là vội vàng, thiếu khách quan và không thuyết phục.
Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ - ngành có thẩm quyền sớm kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý triệt để việc thấm nước qua đập chính thủy điện này, đồng thời kiểm tra tổng thể để đánh giá độ an toàn vận hành đập lắp đặt hệ thống quan sát động đất và nghiên cứu chi tiết về các tai biến địa chất khác liên quan để đưa ra những kiến nghị thích hợp cho việc vận hành Nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2.
Thần kinh thép cũng "chảy nước"
Trong khi việc khắc phục sự cố rò rỉ đang tiến hành thì tình trạng động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại gia tăng. Theo Viện Vật lý địa cầu, trước khi có thủy điện Sông Tranh 2, khu vực này chỉ xảy ra 8 trận động đất. Thế nhưng, sau khi có thủy điện, từ ngày 3/11/2011 đến 22/10/2012, khu vực này xảy ra 66 trận động đất (trong đó có 2 trận mạnh 4 độ Richter và 4,7 độ Richter riêng trận động đất ngày 22/10 có cường độ 4,6 độ Richter). Trong tuần đầu tiên của tháng 11/2012, có 10 trận động đất mức độ nhẹ đến ngày 15/11, xảy ra động đất 4,7 độ Richter, dư chấn lan ra đến Đà Nẵng và Quảng Ngãi.
Thủy điện Sông Tranh 2 có tổng mức đầu tư 5.194 tỉ đồng, xây dựng từ tháng 3/2006, 2 tổ máy với tổng công suất 190 MW, dung tích hồ chứa nước khoảng 730 triệu m3, thiết kế cao hơn vùng hạ lưu 100 m.
Tròn 1 năm, hơn 70 trận động đất xảy ra, làm sao người dân có thể yên tâm? Sợ động đất dẫn đến thủy điện vỡ, nhiều hộ dân xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My nằm phía dưới đập thủy điện Sông Tranh 2 đã dời nhà cửa vào rừng để ở. Tại cuộc tiếp xúc cử tri của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Nam tại huyện Bắc Trà My vào ngày 30-9, vấn đề được bàn luận căng thẳng nhất chính là thảm họa ẩn chứa từ công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, đề nghị: "Không ai học được chữ "ngờ" do thiên tai hết. Không cho thủy điện Sông Tranh 2 tích nước và hủy bỏ thủy điện này".
Nhìn lại diễn biến ở Sông Tranh 2, tại nghị trường QH, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng: "Ở trong vùng luôn có động đất như vậy thì thần kinh thép cũng "chảy nước", không tâm thần thì cũng điên loạn!".
Sinh mạng con người là vô giá
Khi người dân đã giảm lòng tin, không thể không nói đến trách nhiệm vì sao có cớ sự này và cách giải quyết để an dân. Bởi sinh mạng con người là vô giá, những thiệt hại hao tâm tổn trí, sinh hoạt đảo lộn của người dân khó tính ra bằng tiền. 5.100 tỉ đồng không thể so được với 40.000 sinh mạng người dân hạ lưu và các xã xung quanh.
Dư luận cả nước hoan nghênh quan điểm của lãnh đạo chính quyền, ĐBQH tỉnh Quảng Nam cùng nhiều ĐBQH khác khi luôn đặt quyền lợi người dân lên trên hết. Ngay từ những ngày đầu xảy ra sự cố, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã khẳng định: "Chừng nào chưa có kết luận về sự an toàn của đập là còn nợ dân câu trả lời".
ĐB Trần Xuân Vinh, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, nhấn mạnh: "Nhân dân tin tưởng Đảng, QH và Nhà nước sẽ không vì số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống của con người". ĐB Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đưa tình huống động đất kích thích không chấm dứt và phương án xử lý chỉ có thể là phá bỏ đập hoặc di dời toàn bộ người dân trong vùng chịu ảnh hưởng.
Tuy nhiên, việc di dời toàn bộ người dân là điều rất khó thực hiện vì cần diện tích tái định cư lớn, kinh phí khổng lồ... "Đã xác định an toàn là số 1 thì cũng cần đến phương án phá bỏ đập thủy điện Sông Tranh 2, mặc dù sẽ mất trắng 5.100 tỉ đồng" - ông Lĩnh nói.
Bộ trưởng cũng không yên tâm
Trả lời ĐB Ngô Văn Minh tại phiên chất vấn ngày 13/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết căn cứ trên các thông số kỹ thuật thì hoàn toàn yên tâm nhưng nếu có yếu tố đặc biệt, động đất cao hơn 5,5 độ Richter thì nghiên cứu tiếp. ĐB Ngô Văn Minh cho rằng câu trả lời của bộ trưởng là "không thấy yên tâm" Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng kết luận: "Những câu trả lời của bộ trưởng không làm ĐB Ngô Văn Minh yên tâm và tôi cũng chưa yên tâm".
Ngay sau khi trả lời chất vấn trực tiếp trước QH, trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận: "Nếu mình ngồi dưới đó thì mình cũng không yên tâm".
(Còn nữa)
Theo 24h
Sông Tranh: Cán bộ hãy sống cùng bà con! Trận động đất mạnh 4,7 độ richter ngày 15/11 như khiến những nỗ lực "an dân" của cơ quan chức năng trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Bạn đọc cả nước đặc biệt là người dân tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đều đề nghị những nhà chức trách không chỉ tới kiểm tra mà hãy cùng ăn cùng ở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h

27 học sinh tiểu học ở Cao Bằng nhập viện

TP.HCM: Va chạm xe cuốc, cô gái trẻ tử vong thương tâm

Tìm kiếm cụ già 80 tuổi ở Đà Lạt bị lũ cuốn trôi mất tích

Kiểm tra an toàn thực phẩm tại Tiệm Phố Núi, phát hiện vi phạm nghiêm trọng

Lộ trình di chuyển các khối diễu hành và xe nghi trượng lễ 30.4 ở TP.HCM

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Người đàn ông tử vong khi đang chơi pickleball

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Cướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vong
Pháp luật
07:45:59 25/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Ly sảy thai, Nguyên suy sụp vì mất con
Phim việt
07:44:26 25/04/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
Thế giới
07:41:25 25/04/2025
"Xào couple" ở showbiz Việt: Chiêu trò cũ rích, "càng xào càng dai"
Sao việt
07:30:10 25/04/2025
Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"
Sao châu á
07:26:08 25/04/2025
Cách làm trứng vịt muối dễ nhất cho người mới bắt đầu
Ẩm thực
06:07:24 25/04/2025
Tổng tài triệu đô bỏ cả gia sản để vào showbiz: Visual tuyệt đối điện ảnh, đóng phim nào cũng gây bão
Hậu trường phim
05:53:02 25/04/2025
Nửa đêm giật mình tỉnh giấc, thấy cổng nhà mở toang, tôi hốt hoảng chạy đi tìm mẹ chồng, tưởng kiệt quệ thì khi về lại thấy một cảnh động lòng
Góc tâm tình
05:27:35 25/04/2025