Sông Tranh: Cán bộ hãy sống cùng bà con!
Trận động đất mạnh 4,7 độ richter ngày 15/11 như khiến những nỗ lực “an dân” của cơ quan chức năng trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Bạn đọc cả nước đặc biệt là người dân tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đều đề nghị những nhà chức trách không chỉ tới kiểm tra mà hãy cùng ăn cùng ở với nhân dân địa phương để thấy cuộc sống nơi đây phập phồng lo sợ hàng ngày như thế nào.
Lo sợ, hoảng loạng luôn rập rình…
Kể về trận động đất ngày 15/11, độc giả Phạm Hữu Trung với hòm thư: phamhuutrung…@gmail cho biết: “Nhà chị tôi đã bị hư hỏng nặng! Nếu không có sàn trên thì không biêt hâu quả sẽ thế nào khi ngói trên mái nhà rơi xuống. Người dân quê tôi thì hoảng loạn không tập trung làm ăn bởi nhiều người nói không biết sống chết lúc nào!”
Mặc dù nhà cách khu vực thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 80 km nhưng độc giả Vũ Nguyễn Sương: vunguyen..@.gmail.com cũng cảm nhận được cơn động đất mạnh: “Tôi ngồi trên bộ ván ở nhà từ lúc 14 giờ ngày 15/11/2012. Đến 14 giờ 18 phút, tôi thấy người lắc lư, bộ ván tôi ngồi rung lắc mạnh. Tai tôi nghe tấm kính trên bàn thờ Phật va đập phát ra âm thanh lớn. Hoảng quá tôi vội chạy ra trước sân…”
Bạn đọc từ địa chỉ: Nguyenhonghau…@yahoo.com cho biết, động đất ngày càng mạnh, không chỉ ảnh hướng tới Quảng Nam và một số huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi mà còn ảnh hưởng tới những người dân sống ở thành phố Quảng Ngãi. “Động đất ngày càng mạnh hơn, đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu, đừng đùa giỡn với hàng ngàn mạng người dân như thế.”
Bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng “vi hành” thủy điện Sông Tranh 2
Quá bức xúc, độc giả Võ Quyết Thành bày tỏ: “Không hiểu các nhà khoa học nhận định kiểu gì nữa đây, bảo là không sao mà cứ hết trận động đất này qua trận động đất khác, mà cường độ không giảm chút nào. Tôi nghĩ trụ sở của tập đoàn điện lực nên chuyển về gần thủy điện Sông Tranh 2 đi, để xem cảm nhận thế nào…”.
Từ thực tế này, bạn đọc cũng truy lại phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng trước phiên họp Quốc hội hôm 13/11, khi ông khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 sẽ an toàn trong một giới hạn nhất định: “Nếu mức tràn dưới 161m cao trình thì đập gần như tuyệt đối an toàn, bà con không phải đi đâu hết”.
Cho rằng lời nói “an dân” của Bộ trưởng là quá chủ quan, độc giả Nguyễn Trọng địa chỉ nguyentrong…@gmail.com đặt vấn đề: “Chẳng phải bộ trưởng đã nói “dân Sông Tranh không phải đi đâu hết”. Vậy mà bây giờ động đất có nhà cũng không dám về ở!”.
Video đang HOT
Độc giả Võ Minh Tuấn, tuan…@picodanang.com chia sẻ: “Tôi và biết bao nhiêu người dân Quảng Nam phải lo nơm nớp về vấn đề động đất và vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Vấn đề ở đây là tính mạng của con người, liệu khi đập vỡ thì ai là người đứng ra chịu trách nhiệm này và chịu như thế nào đối với biết bao sinh mạng đang bị rình rập…”
5.000 tỷ chứ 10.000 tỷ cũng phải bỏ
Trong chuyến vi hành về Thủy điện sông Tranh 2 ngày 16/11, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng một lần nữa khẳng định Chính phủ luôn đặt an toàn của người dân lên hàng đầu và sẽ theo dõi sát sao diễn biến tại đây để ứng xử kịp thời. “Có thể sẽ cho tích nước ở chừng mực nào đó, nhưng cũng có thể không cho tích nước vĩnh viễn để đảm bảo an toàn cho dân. Việc đập không có cửa xả đáy, sẽ làm đường hầm dẫn nước để rút cạn nước như ban đầu”, Bộ trưởng cho biết.
Cùng thời điểm đó, không khí họp Quốc hội cũng nóng lên với hầu hết ý kiến đại biểu đề nghị nên dừng ngay thủy điện Sông Tranh 2.
Thủy điện Sông Tranh 2 đã được đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng (Ảnh: Dân Việt)
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) phân tích: “Một khi thiên nhiên đã có dấu hiệu bất thường thì con người nên chủ động tránh đi. Khả năng của con người hữu hạn, trong khi thiên nhiên thì vô hạn khó lường. Ngay cả nước Nhật có hệ thống cảnh báo hiện đại thế mà cũng không lường trước được thảm họa sóng thần”. Từ đây, đại biểu Đương nhấn mạnh: “Dừng và bỏ luôn Thủy điện sông Tranh 2! 5.000 tỷ đồng chứ 10.000 tỷ đồng cũng phải bỏ vì an toàn xã tắc, đừng để xảy ra việc đã rồi”.
Đồng quan điểm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCNMT của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cũng nhận định: không chi phí nào hơn mạng người. “Quan điểm của Quốc hội, Chính phủ cũng như chính quyền địa phương là an toàn của người dân là trên hết. Mục tiêu phát điện chỉ đứng thứ hai. Khi chúng ta đã xác định an toàn người dân là số 1 thì phương án nào tốt nhất chúng ta nên lựa chọn, kể cả trong trường hợp phải phá bỏ đập vì không có chi phí nào hơn tính mạng của người dân”, ông Lĩnh nói.
Theo thống kê của lãnh đạo huyện Quảng Nam, 4 huyện Bắc Trà My, Nông Sơn, Tiên Phước, Hiệp Đức với hơn 31.000 dân sẽ bị ảnh hưởng nếu vỡ đập TĐST2, trong đó Trà My 12.000 người, Hiệp Đức 13.000 người, còn lại là các huyện khác.
Theo 24h
Lại động đất: Dân hoảng loạn thế nào?
Trận động đất mạnh 4,7 độ richter xảy ra ở vùng Thủy điện Sông Tranh 2 làm rung chuyển Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng, gây hoang mang, hoảng loạn cho nhân dân. Nhiều người dân bỏ chạy khỏi nhà, đứng ngoài đường, sau đó vẫn không chịu vào nhà do lo sợ động đất nữa sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đến tối nay, dù cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 80 km, nhưng người dân ở xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) vẫn hoảng loạn.
Chị Ngọc (35 tuổi ở tổ 1, thôn Tân Phú, xã Tam Phú) kể lại: "Vào khoảng 2 giờ 25 chiều nay, tôi đang nằm ngủ trên võng, bất ngờ khung gỗ treo chiếc võng rung lắc lư làm tôi hoảng sợ vụt chạy ra ngoài đường. Ngôi nhà vừa mới làm của tôi rung lắc mạnh. Mọi người kêu la í ới "động đất rồi, chạy nhanh bà con ơi". Vậy là mọi người bỏ chạy, chẳng nghĩ gì nữa".
Chị Ngọc nói thêm: "Người dân ở đây, lâu nay chỉ theo dõi, biết động đất thường xuyên xảy ra ở Thủy điện Sông Tranh 2 qua ti vi, báo chí. Thấy cảnh người dân huyện Bắc Trà My hoảng loạn, bỏ chạy mỗi khi động đất xảy ra. Thấy thương, tội nghiệp họ thật. Không ngờ, nay lại chính mình cũng rơi vào hoàn cảnh đó. Hoảng sợ thật sự. Nơi đây cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 80 km vậy mà còn bị động đất hù dọa...".
Vẫn chưa hết hoảng sợ, ông Hải có nhà ở sát sông Bàn Thạch của xã Tam Phú, nói: "Hơn 60 tuổi rồi, đây là lần đầu tiên trong đời, tôi chứng kiến thấy động đất làm rung chuyển nhà cửa, làm cho con người chao đảo đó".
Động đất liên tiếp khiến người dân huyện Bắc Trà My luôn phải sống trong tâm trạng hoang mang
Người dân xã Tam Phú cho biết, trận động đất xảy ra tối 22/10 với cường độ 4,6 độ richter chỉ làm rung lắc ở trung tâm TP.Tam Kỳ, nhưng trận động đất mạnh chiều nay đã gây rung chấn đến xã vùng xa Tam Phú của TP.Tam Kỳ.
Khi được hỏi về độ rung chấn, ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết: Trận động đất xảy ra vào lúc 2 giờ 24 phút chiều nay làm rung lắc dữ dội lắm. Tôi cảm nhận trận động đất sẽ vượt con số 5 độ richter lận đó, nhưng không ngờ Viện Vật lý địa cầu đưa ra con số 4,7 độ richter. Rung chấn mạnh đến nỗi không những làm người dân huyện Bắc Trà My hoảng loạn, mà ngay cả lãnh đạo Quảng Nam đang dự họp ở Bắc Trà My cũng phải chạy đi lánh nạn".
Được biết, trong lúc lãnh đạo huyện Bắc Trà My đang họp với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về kiểm tra triển khai chương trình 135, bỗng xuất hiện một trận động đất mạnh kèm theo những tiếng nổ to trong lòng đất. Rung chấn kéo dài hơn 10 giây làm nhiều vật dụng rung lắc mạnh, nhiều cán bộ đang họp bỏ chạy tán loạn ra ngoài.
"Trận động đất này lớn nhất từ trước đến nay, lớn hơn cả trận 4,6 độ richter vào đêm ngày 22/10 vừa qua. Sau khi động đất xảy ra, huyện đã tạm dừng cuộc họp để tổ chức đoàn đi về các xã kiểm tra ngay tình hình và trấn an người dân vùng ảnh hưởng", ông Đặng Phong nói.
Anh Vương, cán bộ UBND huyện Bắc Trà My sợ hãi nói: "Động đất cứ mạnh dần thế này khiến tâm lý cán bộ, người dân không ổn định. Tôi thấy cứ ngồi làm việc trong phòng, động đất mạnh xảy ra làm sập nhà, không kịp chạy ra đường lánh nạn chỉ có nước chết. Ngồi làm việc mà lúc nào tâm trí cũng lo động đất miết làm ảnh hưởng trong xử lý công việc nhiều lắm".
Tại TP.Tam Kỳ, anh Sơn đang ở nhà trọ, cho biết đang nằm trên giường, bất ngờ chiếc giường run bần bật, tường nhà rung lắc. Mấy chiếc bình uống nước, ly tách rơi xuống đất khiến anh càng hoảng sợ hơn. "Tôi sợ quá bỏ chạy ra ngoài đường, đến 30 phút sau tôi mới dám bước vào phòng lại" - Anh Sơn nói.
Tại huyện Phú Ninh, Quảng Nam cách TP.Tam Kỳ khoảng 3km cũng bị rung lắc mạnh. Người dân hoảng sợ. Ông Phạm Hồng Đức, phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh, đang ngồi làm việc trong phòng thấy rung lắc mạnh, sau khi bình tĩnh lại, ông đã điện thông báo cho phóng viên nắm tình hình. Ông Đức nói: "Tôi đang ngồi làm việc thấy ly tách trên bàn làm việc rung lắc mạnh, trụ sở làm việc cũng rung lắc kéo dài hơn 10 giây và có nghe mấy tiếng nổ rất to. Cách Thủy điện Sông Tranh 2 khoảng gần 80km mà cũng thấy khiếp chứ nói gì sống ở vùng động đất. Đến bây giờ vẫn còn sợ".
Đồ đạc sinh hoạt của người dân TP.Tam Kỳ cách Thủy điện Sông Tranh 2 hơn 80km bị trận động đất mạnh 4,7 độ richter hất văng hết
Người dân huyện Bắc Trà My bức xúc sau trận động đất mạnh 4,7 richter hôm nay: "Các nhà khoa học cứ mỗi lần đến Thủy điện Sông Tranh 2 khảo sát vài ngày rồi đưa ra kết luận là động đất kích thích không sao hết, cường độ động đất sẽ giảm dần, nhưng giảm dần đau chẳng thấy mà thấy mạnh lên làm cho người dân chẳng muốn sống ở đây nữa".
Từ ngày 2 - 5/11, các nhà khoa học đầu ngành về vật lý địa cầu, cơ học đất nền móng, địa chất thủy văn, địa bức xạ do TS Nguyễn Văn Túc, Viện trưởng Viện Công nghệ nước và môi trường dẫn đầu đã về vùng Thủy điện Sông Tranh 2 khảo sát, nghiên cứu. Sau đó, đến ngày 6/11, đưa ra kết luận ban đầu là "hoàn toàn không có đới đứt gãy địa chất kiến tạo chạy qua thân đập chính Thủy điện Sông Tranh 2.
Chưa hết, GS-TS Nguyễn Đình Xuyên, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, còn mạnh miệng tuyên bố "động đất kích thích tại Thủy điện Sông Tranh 2 giai đoạn tiền chấn đến nay đã kết thúc với trận động đất chính, mạnh nhất là 4,6 độ richter vào đêm 22/10. Thời điểm này bắt đầu chuyển sang giai đoạn dư chấn, động đất sẽ tiếp tục còn xảy ra nhưng cường độ sẽ nhỏ hơn trận động đất chính và không đáng lo ngại".
Tuy nhiên, các nhà khoa học này cũng cảnh báo là có một hệ thống đứt gãy đang hoạt động theo phương bắc nam nằm trong lòng hồ chứa phía trước đập chính. Đó là nguyên nhân chính gây nên động đất kích thích tại đây. Theo TS Vũ Văn Bằng, sự cố thấm nước qua thân đập, trượt đất ở bờ trái không đáng lo ngại mà đới đứt gãy ở sát bờ phải này cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để sớm đưa ra giải pháp xử lý thỏa đáng. Đới đứt gãy này đã thấm nước và bên bờ phải đã xuất hiện dòng thấm khá lớn, dòng thấm này đang phát triển lớn dần và đã có dấu hiệu dịch chuyển bê tông. Nếu không sớm xử lý triệt để sẽ rất dễ gây biến dạng bẻ bờ đập theo kiểu vặn ngang rất nguy hiểm.
Bất ngờ, trong lúc các nhà khoa học đang làm việc với chính quyền huyện Bắc Trà My, để công bố kết luận, cũng xảy ra một trận động đất làm người dân hoảng loạn bỏ chạy.
Thông tin mới nhất, hiện nay một đoàn công tác của Bộ Xây dựng đang công tác ở huyện Bắc Trà My để chuyển giao kỹ thuật sửa chữa nhà dân, công trình công cộng bị hư hỏng do động đất gây ra tại khu vực Thủy điện Sông Tranh 2.
Liệu trận động đất mạnh 4,7 richter chiều nay có làm cho các đoàn công tác của Bộ Xây dựng đang công tác ở Thủy điện Sông Tranh 2 lo sợ, hoảng loạn như người dân nơi đây đã rất nhiều lần "sống chung" với động đất?
Theo 24h
"Động đất Sông Tranh không bình thường" Động đất liên tiếp diễn ra với tần suất và cường độ như ở khu vực thủy điện sông Tranh 2 là bất thường, chúng ta cần có thời gian để làm rõ những vấn đề trên. Đây là ý kiến của ông Nghiêm Vũ Khải, Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ. Ông Khải nói: Quan trọng nhất là vấn đề...