Sống tối giản một cách hài hòa
Sống tối giản không đồng nghĩa với việc chỉ dùng vài món đồ gia dụng cơ bản. Hãy giữ lại những thứ hữu ích mà bạn thường xuyên sử dụng, đừng tích trữ những món đồ không dùng tới.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và bỏ đi những món đồ không dùng tới.
Chủ nghĩa tối giản thường gắn liền với sống chậm và chúng bổ sung tuyệt vời cho nhau, đồng thời cá nhân tôi cũng thiên về nguyên tắc thẩm mỹ tối giản nhưng chúng không phải là một.
Về bản chất, chủ nghĩa tối giản là việc lọc bỏ đồ thừa để dành chỗ cho những thứ quan trọng, nhưng nó thường bị biến tấu thành ý tưởng ganh đua về lượng đồ chúng ta nên có, bao nhiêu thứ chúng ta cần, tường nhà nên trống trải ra sao, nhà nhỏ đến mức nào và tủ quần áo được loại bỏ hợp lý ra sao.
Tất cả những thứ đó có thể là một phần của sống chậm, sống tối giản nhưng tôi thấy có rất nhiều người chú trọng quá mức tới ý tưởng làm sao để “sống tối giản theo đúng nghĩa”, chẳng khác nào kiểu bình mới rượu cũ của việc sống theo “nhà người ta”.
Chiếc bình “nhà người ta” mới này có vẻ đã kết hợp nguyên tắc thẩm mỹ tối giản với chủ nghĩa tối giản thành một phong cách sống (thực tế chúng là hai thứ rất khác nhau). Những căn nhà của họ trông giống như vừa bước ra từ tạp chí, và đơn giản là một thương hiệu khác của một đẳng cấp sống không thể với tới.
Bởi thế chúng ta cảm thấy mình đang so sánh cuộc sống của mình với một bộ biểu tượng mới. Chúng ta băn khoăn liệu lượng đồ đạc của mình như thế này đã đủ chưa, hay vẫn còn quá nhiều.
Thay vào đó, hãy coi việc lọc bỏ đồ như một bước đi trong hành trình kiến tạo cuộc sống chậm hơn, đơn giản hơn – chứ không phải là một mục đích. Nó thiên về việc tiếp cận có ý thức ngôi nhà của bạn và những thứ bạn chọn giữ lại trong đó. Nó là việc chủ động lựa chọn giữ lại cái gì, loại bỏ cái gì và cái gì có ý nghĩa với chúng ta. Không có đúng sai, chỉ là chúng ta phải có một lựa chọn.
Video đang HOT
Nhờ có thêm không gian vật lý, chúng tôi đã tổ chức những bữa tiệc đứng cùng không gian thông thoáng để hít thở. Bớt đồ có nghĩa là bớt giữ gìn, bảo trì, bớt bụi bặm, bớt dọn dẹp, bớt quyết định, bớt căng thẳng. Loại bỏ đồ thừa đồng nghĩa với việc có thêm không gian, thời gian, cơ hội cho những thứ khiến chúng ta vui lòng khác.
Tôi chưa bao giờ nhận ra đồ đạc lại đè nặng lên tâm can mình đến thế cho tới tận khi gỡ bỏ được gánh nặng đó. Mọi thứ thừa thãi trên chiếc ô tô đều đi thẳng đến cửa hàng đồ cũ, mọi cuộc thanh lý hàng trong gara, mọi sức nặng của đồ tái chế đều là sức nặng từng đè lên vai mà tôi không nhận ra.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngại, tôi sẽ không trách bạn đâu. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người cũng có cảm giác ấy. Làm sao đồ đạc lại có thể tác động đến chúng ta ghê gớm như vậy?
Sự bừa bộn là những quyết định bị trì hoãn. Đó là sự trì hoãn được vật chất hóa. Đó là sự ôm đồm dưới dạng vật chất. Và nếu nghĩ đến cảm giác khi có một dự án công việc sát sườn hoặc một nhiệm vụ sắp đến hạn chót khiến bạn cảm thấy hoang mang tê liệt – nỗi lo âu tầng thấp, nỗi lo thổn thức trong lòng bạn, thì đó cũng chính là cảm giác mà sự bừa bộn đem lại cho chúng ta.
Người Australia dành xấp xỉ 1,1 tỷ AUD mỗi năm cho việc trữ đồ, nhưng chỉ có dưới 1 triệu hộ gia đình thuê thêm nhà kho mỗi năm với chi phí trung bình khoảng 11.000 AUD. Trong khi thỉnh thoảng người ta sử dụng không gian này để trữ rượu, thiết bị hoặc hàng hóa tồn kho, những tài liệu quan trọng, những tài sản cá nhân trong lúc chuyển nhà hoặc đi du lịch, thì nhiều suất trữ đồ này lại đầy ắp những đồ đạc thừa thãi như đồ gỗ, thiết bị gia đình và những món đồ kỷ niệm không dùng nữa hoặc bị lãng quên.
Năm 2016, hơn 10.000 suất trữ đồ mới được xây dựng ở riêng miền Đông Australia. Tức là có rất nhiều đồ thừa đè nặng lên rất nhiều người.
Thậm chí trong chính ngôi nhà của mình, chúng ta cũng mua các giải pháp trữ những món đồ không nhìn đến. Chúng ta để nó trong gara hoặc lán trại, trong tầng áp mái hay trong tầng hầm và vờ như chúng không có ở đó. Mỗi năm một lần, chúng ta tổng vệ sinh nhà cửa mỗi khi mùa xuân đến và tìm thấy chút không gian để thở rồi cả 12 tháng tiếp theo, chúng ta dần thay thế những thứ đã được bỏ đi bằng đồ đạc mới, chỉ để cảm thấy mình lại lặp lại quá trình này vào mùa xuân tiếp theo.
Chu trình này sẽ không bị phá vỡ chừng nào chúng ta không đặt ra cho mình những câu hỏi khó chịu, không xem lại mối quan hệ của mình với đồ đạc và thừa nhận rằng mình có quyền lựa chọn cảm xúc mà mái nhà của mình mang lại.
Nhà chật mấy cũng không được đặt những thứ này cạnh tivi kẻo hao tài tốn của, nhưng nhiều nhà hay mắc
Tivi là thiết bị gia dụng quen thuộc trong gia đình nhưng nhiều người vẫn không biết cách dùng đúng gây tổn hại thiết bị và phong thủy.
Khi đặt tivi chúng ta thường để chúng ở vị trí trung tâm của phòng khách. Bên cạnh tivi của nhiều gia đình thường có nhiều đồ dùng khác bởi tivi thường đặt trên tủ đồ nên vị trí này có thể đặt nhiều thứ.
Tuy nhiên bạn nên nhớ tránh các đồ vật này cạnh tivi:
Cây cảnh
Trồng cây cảnh làm đẹp không gian và mang lại không khí trong lành. Nhưng cây cảnh không nên đặt cạnh tivi bởi cây cảnh có thể bị nhiệt từ tivi mà bị chết, vàng lá. Cây có thể bị bức xạ điện tử và nhiệt từ tivi làm cho không phát triển được. Đặc biệt nếu bạn trồng cây cảnh phong thủy thì khi đặt cạnh tivi sẽ khiến chúng còi cọc làm hại về phong thủy, tổn hao tài lộc. Còn tivi sẽ bị độ ẩm của cây cảnh làm hỏng các vi mạch và thành phần kim loại, điện tử. Do đó nên tránh đặt các chậu cây cảnh quá gần tivi bởi chúng không phù hợp đứng cạnh nhau.
Cây cảnh đặt cạnh tivi sẽ tăng nguy cơ chết cây, tivi thì dễ hỏng
Ban thờ
Ban thờ là nơi linh thiêng trong gia đình nên cần đặt nơi trang nghiêm và yên tĩnh. Ban thờ là khu vực âm thịnh thể hiện phần âm trong gia đình nên cần yên tĩnh. Đặt ban thờ cạnh tivi thì sẽ gây nhiễu loạn trường sóng, ảnh hưởng tới việc thờ cúng làm phạm phong thủy. Đặt ban thờ cạnh tivi thì sẽ không tụ khí, không khí thờ tự không trang trọng, gây phạm kỵ, làm cho việc thờ cúng không linh nghiệm, khiến gia tiên khó an nghỉ. Rất nhiều nhà treo ban thờ trên tường phía trên tivi nghĩ là cho gọn gàng nhưng điều đó sai về phong thủy, và cũng gây bất tiện khi sử dụng. Khi thờ cúng tiếng tivi ồn ào ảnh hưởng tới cúng kiếng, còn người đứng cúng kiếng che lấp màn hình tivi cản trở người xem...
Bộ phát wifi
Bộ phát wifi và tivi đều có nam châm và liên quan tới sóng. Khi đặt bộ phát cạnh tivi thì chúng sẽ gây nhiễu sóng cho nhau nên tivi thì có tiếng rè rè, wifi thì chậm. Do đó hãy đặt bộ phát wifi ở vị trí xa tivi và các thiết bị điện tử khác, tránh các vật chắn. Nếu thấy wifi nhà bạn bị chậm hãy kiểm tra lại ngay xem có bị đặt gần tivi không nhé.
Khu vực thờ cúng rất trang trọng không nên đặt cạnh tivi
Ấm siêu tốc, nồi cơm điện, bộ đựng nước
Ấm siêu tốc hay nồi cơm điện không nên kê ở cạnh tivi khi nấu ăn. Đó là bởi cả ấm và nồi cơm điện đều bay hơi nước khi nấu. Hơi nước này có thể làm hỏng các vi mạch của tivi. Khi đặt những thiết bị này gần nhau sẽ làm hỏng tivi nhanh hơn. Việc nấu nước còn có thể gây trào ra ngoài làm tăng nguy cơ điện giật bởi khu vực gần tivi thường có nhiều ổ cắm điện. Do đó tốt nhất nên di chuyển nồi cơm điện, siêu nước ra khu vực khác. Tương tự, bộ ấm chén đựng nước không nên để trên mặt bàn tivi vì có thể vô tình làm rớt nước, đổ nước ra tràn vào tivi hoặc ổ điện gây nguy cơ cháy chập hỏng hóc. Tivi cần được đặt nơi khô thoáng, tránh hơi nước để tránh bị oxy hóa.
Bể cá cảnh
Bế cá cảnh cũng là thứ trang trí cho căn phòng sinh động nhưng nên tránh gần tivi. Một số loại cá có thể bơi lội và nhảy lên làm nước bắn ra ngoài bể, có thể bắn vào tivi. Khi dọn bể cá cảnh có thể làm rơi nước vào tivi. Do đó nên lưu ý vị trí bể cá cảnh để đảm bảo chúng không ảnh hưởng tới tivi.
Những đồ vật dễ rơi vỡ, sắc nhọn
Những đồ vật dễ rơi vỡ như tách, ly, đồ trang trí thủy tinh, sứ... không nên để phía trên, bên cạnh tivi bởi khi bạn sơ ý có thể khiến chúng va chạm vào tivi dẫn tới xây xước màn hình, và hỏng vỡ đồ. Điều đó khiến tivi và cả các đồ dùng này đều hỏng làm lãng phí. Đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ.
Sau khi sống theo phong cách tối giản, tôi mới nhận ra: Rất nhiều công việc nhà là do chính mình tự tạo ra! Cuộc sống tối giản, không phải là "trống rỗng", mà là "đơn giản hóa cuộc sống", loại bỏ những gánh nặng không cần thiết trong cuộc sống. Chính tôi cũng đã nhận ra sau khi sống cuộc sống tối giản: Thật ra, rất nhiều công việc nhà là do tự tạo ra cho bản thân! Trong kỳ này, chúng ta sẽ thảo luận...