“Sống thử 7 năm thì sao hả em?”
Cô chỉ biết thốt lên câu hỏi duy nhất: “Chúng ta đã sống thử với nhau 7 năm đấy, anh biết không?”. Và khi nhận được câu trả lời thì cô biết những điều anh nói chẳng thế bắt bẻ được gì…
ảnh minh họa
Cô và anh đều là những sinh viên tỉnh lẻ lên thành phố học tập rồi ở lại lập nghiệp. Yêu nhau từ khi còn là những sinh viên năm thứ tư đầy hoài bão và ước mơ, tới khi ra trường đi làm, anh thủ thỉ rủ cô về sống thử góp gạo thổi cơm chung cho tiết kiệm chi phí, với lại đằng nào 2 người sau này chẳng lấy nhau, có gì mà còn ngần ngại. Sau khi suy nghĩ, vì yêu anh, cô gật đầu đồng ý.
Cuộc sống cứ thế trôi đi với những nhọc nhằn mưu sinh nơi đô thị phồn hoa, bon chen. Thấm thoắt cô và anh đã sống cùng như như thế được 7 năm. Đó là một khoảng thời gian thực sự đủ dài cho mộtmối tình. Những lúc 2 người vét sạch mới còn nổi 20 nghìn, những ngày mưa nằm ôm nhau và nghĩ về tương lai tươi sáng, những buổi tối cô ngồi đợi cơm khi anh phải tăng ca… rất rất nhiều những kỉ niệm 2 người đã có với nhau, cả đứa con bị cô nghe lời anh bỏ đi khi chưa kịp ra đời ấy nữa, đã khiến cô luôn coi anh là chồng của mình, cho dù 2 người chưa đăng kí kết hôn, cũng chẳng tổ chức đám cưới để bố cáo với mọi người.
Năm nay, cô 29 tuổi, cái tuổi chẳng còn lí do gì để trì hoãn cho việc kết hôn nữa, nhất là khi 2 người đã yêu nhau ngần ấy năm và sống cùng nhau 7 năm như vợ chồng. Khi cô 25 tuổi, anh nói cô vẫn còn trẻ để làm đám cưới. Lúc cô 27 tuổi, anh nói anh muốn phấn đấu sự nghiệp thêm, ngoài ra thì 2 người sống như hiện tại cũng rất tốt, đám cưới hay gì khác chỉ là hình thức mà thôi. Cô nghĩ cũng phải, chỉ cần trái tim anh luôn thuộc về cô thì đám cưới sớm hay muộn hơn 1 vài năm cũng chẳng phải là điều gì to tát.
Vì yêu anh, cô đã chấp nhận sống bên anh như vợ chồng nhưng thực ra lại chẳng có danh phận bao năm qua, chấp nhận chờ đợi anh tới bây giờ, thậm chí còn cắn răng bỏ đi đứa con của 2 người chỉ vì anh không muốn có con vội, anh muốn cuộc sống khấm khá hơn để nuôi dạy con với điều kiện tốt nhất. Nhưng giờ cô đã 29 tuổi rồi mà anh vẫn còn lưỡng lự chuyện trăm năm. Cô đã muối mặt gợi ý anh từ khéo léo tới thẳng thắn nhiều lần, dần cảm thấy chán nản. Giữa lúc tâm trạng đang chán chường và bế tắc như thế thì cô biết tin anh có người mới, là một cô nàng trẻ trung, xinh đẹp, người thành phố, nghe nói gia thế cũng khá giả.
Lồng ngực như bị ai giáng một cú nặng ngàn cân, cô cảm tưởng mình không thể thở nổi nữa. Mãi mới cất lời hỏi được anh thì ai ngờ anh im lặng gật đầu thừa nhận. Anh chưa nói chia tay với cô nhưng trong lòng cô đã có dự cảm rất xấu cho tình yêu của mình và anh. Cô ôm chặt anh khóc cạn nước mắt. Nỗi đau tinh thần quá lớn, cô ngất lịm đi, phải vào viện cấp cứu. Hai ngày cô nằm viện, anh luôn túc trực bên cô. Nhưng nhìn vào ánh mắt trốn tránh cộng với sự im lặng của anh, cô biết, mọi sự thế là hết rồi. Y như rằng, ngày cô ra viện, anh đã nói lời chia tay, lí do: “Anh đã yêu cô ấy mất rồi!”. Có thể, anh yêu con người cô ấy, tuổi trẻ và vẻ đẹp của cô ấy, thêm vào đó là cả gia thế của cô ấy – những thứ mà cả đời này cô cũng chẳng thể cho anh nổi.
Uất ức vì bị bỏ một cách phũ phàng, nghẹn đắng vì tình yêu bao năm của mình bỗng chốc tan vỡ trong tay một cô nàng anh mới quen chẳng bao lâu, cô đã chỉ thẳng mặt anh nhục mạ không thương tiếc bằng những lời lẽ nặng nề nhất. Không phải ư, 7 năm qua cô có tiếc anh điều gì, trao cho anh tất cả trái tim và thân xác, coi anh như máu thịt của mình, quãng thời gian tuổi xuân đẹp nhất của đời người con gái cũng dâng tặng anh, vậy mà giờ anh lại đem lòng yêu người khác, rồi chỉ bằng 1 câu nóichia tay là muốn vứt bỏ tất cả.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Có lẽ anh bị động chạm tự ái khi cô lên án, chỉ trích, nhưng anh vẫn điềm đạm “khai sáng” cho cô: “Anh cho rằng, em đã suy nghĩ hơi lệch lạc vấn đề rồi. Yêu và chia tay vì 1 lí do nào đó là chuyện hết sức bình thường. Vì thế, khi anh hết yêu em và yêu người khác, cũng chẳng phải là vấn đề đạo đức, đó là quyền tự do về mặt tình cảm thôi em ạ. Những thứ tốt đẹp em đã dành cho anh, anh cho rằng tất cả đều là tự nguyện, anh đâu có kề dao vào cổ em ép em làm. Anh cũng đã trao cho em tình yêu chân thành, đối xử tốt với em, bao năm bên nhau anh không có người khác, về kinh tế chúng ta cũng rất độc lập, giờ hết yêu anh đã thẳng thắn nói cho em biết, không nhì nhằng để làm khổ em thêm. Thiết nghĩ, anh không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm mình. Còn chuyện đứa con, anh rất tiếc…”.
Nghe những lời anh nói, cô đờ đẫn cả người, chỉ biết thốt lên câu hỏi duy nhất: “Chúng ta đã sống thử với nhau 7 năm đấy, anh biết không?”. Trái ngược với sự đau đớn từ trong xương tủy của cô, anh lại cười nhạt: “Sống thử 7 năm thì sao hả em? Chúng ta chăm sóc cho nhau, &’lên giường’ với nhau, anh nghĩ đó là những thứ mà một cặp đôi không sống thử cũng làm, vậy thì em quan trọng hóa chuyện sống thử làm gì? Chưa nói tới chuyện, tất cả đều là em tự nguyện”. Đến lúc này thì cô không thể nói gì được nữa rồi. Những điều anh nói, cô chẳng thể bắt bẻ được gì. Trách anh ư? Không, có lẽ cô nên trách bản thân mình. Như anh nói đấy, đều là cô tự nguyện cả, tự nguyện dấn thân quá sâu vào mối tình này, để giờ đây trở ra, cô mang trên mình chằng chịt vết thương thế này…
Theo Afamily
5 điều cần trao đổi với người yêu khi trước khi "sống thử"
Sau một vài chuyện tình đẹp không có ngày mai, một vài cuộc hẹn bị lỡ và bao nhiêu lần chia tay tan vỡ, cuối cùng thì bạn cũng tìm được một người tốt nhất, một nửa kia lý tưởng. Nhưng trước khi ký một "hợp đồng thuê nhà" mới, có một vài vấn đề cần phải được đề cập.
Ảnh minh họa
Sau một vài chuyện tình đẹp không có ngày mai, một vài cuộc hẹn bị lỡ và bao nhiêu lần chia tay tan vỡ, cuối cùng thì bạn cũng tìm được một người tốt nhất, một nửa kia lý tưởng. Nhưng trước khi ký một "hợp đồng thuê nhà" mới, có một vài vấn đề cần phải được đề cập.
Rất nhiều người trong số chúng ta đã ngây ngất trong niềm hạnh phúc khi được gặp một con người mới và được sống với những điều mới mẻ mà quên mất rằng việc ở chung nhà là một điều quan trọng.
Đột nhiên bạn nhận ra rằng bạn không phải là một người"bạn cùng phòng" thật sự tốt. Hoặc thật khủng khiếp trong vấn để quản lý tiền bạc. Hoặc cô ấy muốn gặp gỡ bạn bè năm đêm một tuần, trong khi bạn chỉ muốn trải qua một đêm yên tỉnh với một bộ phim và món sushi. Để tránh những bất ngờ không hay như thế, tốt hơn là bạn nên đề cập một vài vấn đề trước khi mở rộng cửa chào đón người mới đến ở cùng.
Sau đây là năm điều cần xem xét trước khi dọn về ở chung với nửa kia:
1. Những khoảnh khắc đẹp
Một khoảnh khắc đẹp, đó có thể là khi bạn vừa chuẩn bị bữa tối vừa kể lại những chuyện trong ngày, hoặc khi chia sẻ các hoạt động cùng nhau. Đó là lúc mà hai bạn tích cực tương tác qua lại với nhau, khi bạn nói, cười và đùa. Bạn hãy yên tâm rằng nửa kia của bạn sẽ biết vì sao những giây phút đó là quan trọng với bạn. Và ngược lại cũng vậy.
2. Chi phí linh tinh
Ah, tiền bạc! Thật là một vấn đề tế nhị. Dọn về ở chung không phức tạp, nhưng tốt hơn là nên có một cuộc trao đổi về vấn đề tiền thuê nhà và chi phí linh tinh. Các bạn có chia đôi 50-50 không? Bạn sẽ làm gì khi mình kiếm được nhiều tiền hơn người kia? Hay các bạn có thu nhập như nhau, nhưng người kia có khoản vay quá lớn? Hãy nói về vấn đề chia sẻ tiền nhà và các hóa đơn trước khi ký "hợp đồng thuê nhà" nhé!
3. Những khoảnh khắc của riêng mình
Sau một ngày dài, một vài người cần có những lúc ở một mình để nạp lại năng lượng, trong khi người kia lại thích nói chuyện. Hãy hỏi nửa kia của mình rằng họ cần bao nhiêu lâu thời gian để ở một mình và hãy mạnh dạn chia sẻ nhu cầu của chính bạn. Sẽ rất, rất dễ quên trao đổi vấn đề này ngay từ đầu và điều đó sẽ kết thúc bằng việc cả hai cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Hãy lập ra một quy tắc dành cho những khoảnh khắc như thế.
4. Sự sạch sẽ
Theo ước tính, ít nhất 15% những cuộc tranh luận bắt đầu từ những việc ngớ ngẩn chẳng hạn như một cái dĩa ướt trên sàn. Trước khi dọn về ở chung, hãy có một cuộc trao đổi với nửa kia của mình về mức độ sạch sẽ và yêu cầu dọn dẹp mà theo bạn là cần thiết để cả hai cảm thấy dễ chịu, và phân công rõ ràng ai sẽ chịu trách nhiệm việc nhà nào.
Tuy nhiên, hãy luôn nhớ trong đầu rằng trong đa số các cặp đôi, sẽ luôn có một người hơi sạch sẽ hơn và ngăn nắp hơn người kia. Vì vậy cần tránh việc đặt ra những quy định quá khắt khe cho nửa kia của bạn. Tất cả chỉ nên vừa phải.
5. Tiếp đón bạn bè
Bạn thích giao tiếp? Còn nửa kia của bạn thì sao? Các bạn có muốn tiếp đón bạn bè tại nhà không? Thực chất đó là ba vấn đề khác nhau. Một vài người thích tụ tập trong các quán bar, trong khi những người khác thích đón tiếp bạn bè vào những buổi tối trong tuần và tán dóc đến 1h sáng.
Trước khi dọn về ở chung, hãy nói với người ấy bạn muốn tiếp đón bạn của các bạn bao nhiêu lần một tuần. Bạn cứ thử nghĩ xem, tám người bạn tụ tập vào tất cả các đêm thứ 2 để xem đá bóng? Ai sẽ nấu ăn cho những người bạn này? Là những bữa ăn tối nhẹ hay những buổi tiệc lớn?
Dọn về ở chung là một giai đoạn thú vị trong mối quan hệ, nhưng để có một mối quan hệ lâu bền, tốt hơn là nên đặt trước những câu hỏi cần thiết. Đừng tập thói quen lấn lướt cảm xúc.
Theo blogtamsu
Sốc với sự thật chồng thường "canh" nhà tắm cả tiếng đồng hồ Tôi tự hỏi: "Đi tắm mà anh mang điện thoại vào làm gì?", 5 phút trôi qua mà tôi vẫn chưa có câu trả lời. Chỉ đến khi chồng cất tiếng nói chuyện thì tôi sốc hoàn toàn. Vợ chồng tôi đã có với nhau một cậu con trai 2 tuổi rất kháu khỉnh. Nhìn anh hàng ngày yêu thương và chăm sóc...