Sóng thoái vốn ở Bình Dương
Từ khi cổ đông lớn Becamex công bố thoái bớt vốn khỏi Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE), giá cổ phiếu của BWE đã tăng từ 18.000 đồng/CP cuối năm 2018 lên gần 30.000 đồng/CP hiện nay.
Becamex giảm tỷ lệ sở hữu tại BWE từ mức chi phối xuống 25% trong quý I/2019, bằng hình thức giao dịch qua sàn. Việc thực hiện chủ trương thoái vốn nhà nước một cách dứt khoát đã làm tăng sức hấp dẫn của BWE và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư.
áng chú ý, một số cổ phiếu khác có tỷ lệ sở hữu của Becamex ở mức cao cũng tăng giá, với kỳ vọng tổng công ty này sẽ sớm thoái vốn. Chẳng hạn, cổ phiếu IJC của Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng kỹ thuật có thời gian dài được giao dịch quanh mức 8.000 đồng/CP đã tăng lên 12.000 đồng/CP trong vòng hơn 1 tháng qua, kèm theo thanh khoản sôi động. Becamex đang sở hữu hơn 78% cổ phần IJC.
Cổ phiếu TDC của Công ty cổ phần Kinh doanh và phát triển Bình Dương (TDC), giá và thanh khoản thời gian gần đây cũng đều tăng. Các cổ đông TDC được xác nhận có chủ trương thoái vốn của Nhà nước.
IJC và TDC là hai công ty sở hữu quỹ đất lớn tại Bình Dương lên niêm yết từ nhiều năm trước, nhưng giá cổ phiếu luôn dưới mệnh giá vì không có hoạt động gì nổi bật. Hoạt động kinh doanh theo chủ trương của công ty mẹ Becamex chỉ đủ để trả cổ tức cho cổ đông. ây giống như hai công cụ giữ đất của Becamex, vì thế việc thoái vốn ở hai công ty này sẽ không đơn giản như thoái vốn ở BWE. Phương thức, tỷ lệ thoái vốn như thế nào vẫn chưa có thông tin cụ thể, mà mới dừng ở chủ trương.
Mặc dù vậy, giá và thanh khoản của các cổ phiếu bật tăng khi có câu chuyện thoái vốn nhà nước cho thấy, dòng vốn trên thị trường luôn tìm kiếm các địa chỉ đầu tư hấp dẫn, các công ty có câu chuyện hay. Cuộc họp ại hội đồng cổ đông BWE vừa qua đã thu hút hàng chục công ty chứng khoán và đại diện quỹ đầu tư đến tham dự để tìm hiểu về tiềm năng tăng trưởng của Công ty. ại hội đồng cổ đông của IJC hay TDC tới đây được dự báo sẽ là điểm nóng thu hút đội ngũ chuyên viên phân tích đầu tư.
Video đang HOT
Tất nhiên, không phải doanh nghiệp bất động sản nào mà Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn cũng hấp dẫn, nếu tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ vẫn còn cao và đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp không đủ mạnh để điều hành doanh nghiệp theo hướng độc lập.
Từ tỷ lệ cổ phần 80 hay 60%, nếu cổ đông nhà nước giảm sở hữu xuống dưới tỷ lệ phủ quyết 35%, thì cổ đông bên ngoài có điều kiện thuận lợi để tham gia quản trị, định hướng chiến lược doanh nghiệp. Nếu không, khoản đầu tư cũng chỉ là đầu tư tài chính đơn thuần, chứ không thể trở thành nhà đầu tư chiến lược.
Việc các quỹ đầu tư nước ngoài thoái vốn khỏi Tổng công ty Idico – “ông lớn” khu công nghiệp, với mức giá xấp xỉ mức giá bình quân trong đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (23.900 đồng/CP), tức thoái vốn ở mức hòa vốn hoặc lỗ nhẹ cho thấy, sau 1 năm tham gia đầu tư vào tổng công ty này, nhà đầu tư đã quyết định không lựa chọn đồng hành cùng Idico, cho dù Nhà nước có chủ trương tiếp tục thoái vốn.
Trong đợt thoái vốn tiếp, Idico có hấp dẫn hay không là dấu hỏi với công chúng đầu tư. Trong khi đó, tại Bình Dương, Quỹ Dragon Capital vẫn đang thực hiện đầu tư thăm dò Becamex, hay công ty con IJC, với mức đầu tư khiêm tốn.
Liệu các công ty bất động sản ở Bình Dương nêu trên có thực sự tiềm năng như vẻ bề ngoài? Thời gian sẽ trả lời. Nhưng trước mắt, dòng tiền đổ vào các cổ phiếu có chủ trương thoái vốn Nhà nước cho thấy, dù trên sàn chứng khoán đang có hàng ngàn mã cổ phiếu nhưng thị trường vẫn “khát” cơ hội đầu tư, nhất là cơ hội mua lớn.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
BSC: VN-Index sẽ vững trên 1.000 điểm vào cuối 2018
Nếu khối ngoại tiếp tục duy trì động thái mua ròng và thị trường thế giới không phản ứng quá mạnh trước tin quốc tế, VN-Index sẽ duy trì trên mức 1.000 điểm.
Theo báo cáo thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 10 vừa công bố của CTCK BIDV (BSC), với sự ổn định vĩ mô, triển vọng tăng trưởng tốt và sự cải thiện lợi nhuận tích cực từ các doanh nghiệp niêm yết, VN-Index có khả năng duy trì trên 1.000 điểm vào cuối năm 2018.
BSC cho rằng, Việt Nam đang hướng tới hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô xây dựng từ đầu năm. GDP quý III ước tăng 6.88%, đóng góp vào mức tăng trưởng 6,98% trong 9 tháng đầu năm 2018 và cũng là mức cao nhất kể từ 2011 trở về đây.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp tăng 23%. Kết quả kinh doanh (KQKD) quý III sẽ được công bố vào nửa cuối tháng 10 với tăng trưởng dự báo trên 20%. Sự ổn định của nhóm cổ phiếu lớn sẽ tạo tiền đề cho sự phục hồi các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang có mức định giá thấp hơn so với mặt bằng thị trường, những cổ phiếu thoái vốn nhà nước và cổ phiếu chuyển sàn trong quý IV.
Ngoài ra, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Fed sẽ có 2 lần họp chính sách và cuộc họp OPEC trong quý IV cũng sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
Vừa qua, Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng thị trường mới nổi sơ cấp của FTSE trong kỳ họp tháng 9, mở ra cơ hội tham gia sân chơi lớn của TTCK toàn cầu. Thông tin này không chỉ tạo tâm lý tích cực và dòng tiền trong ngắn hạn mà còn là động lực giúp các cơ quan quản lý tiếp tục thực hiện cải cách, đưa ra thêm nhiều sản phẩm mới hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức cung cấp chỉ số để có thể sớm nâng hạng trong năm 2020.
Về dài hạn, diễn biến trên đánh dấu bước ngoặt chuyển mình, Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc chơi lớn và hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh dòng vốn ngoại vẫn đang có dấu hiệu rút ròng ở nhiều quốc gia khu vực khi Fed tiếp tục tăng lãi suất và căng thẳng Mỹ-Trung chưa có giải pháp cụ thể thì đây là thông tin rất tích cực để giữ và thu hút thêm dòng vốn ngoại vào thị trường Việt Nam.
Diễn biến TTCK Việt Nam dự báo sẽ tăng điểm trong tháng 10 đạt mức 1.050 - 1.080 điểm nhờ mùa công bố kết quả kinh doanh và sự luân chuyển dòng tiền trước khi điều chỉnh lại vào cuối hoặc đầu tháng 11.
Xu hướng tích tích lũy và phân hóa diễn ra vào tháng 11 tạo nền tảng cho đợt phục hồi vào tháng 12 hoặc đầu năm 2019. Một số cổ phiếu Bluechips vẫn duy trì đà dẫn dắt nhờ KQKD cải thiện, tạo nền giá và sự vận động của dòng tiền tại các phân khúc ngành hoặc nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tăng điểm.
Trường hợp tích cực, khối ngoại duy trì trạng thái hoặc mua ròng từ hiệu ứng xem xét nâng hạng thị trường. Thị trường thế giới vẫn phản ứng không quá mạnh trước các thông tin có tính trọng yếu như trong tháng 9, VN-Index sẽ đóng cửa trên 1.000 điểm với vùng trung tâm 1.080 điểm vào cuối năm. Các nhóm cổ phiếu lớn như ngân hàng, dầu khí, tiêu dùng, bất động sản, sản xuất thay nhau làm trụ cho thị trường. Thanh khoản duy trì tốt, dòng tiền vận động tích cực đẩy dần mặt bằng lên.
Trường hợp tiêu cực, những thông tin tiêu cực từ thế giới lan tỏa, thị trường nhạy cảm với những tác động, VN-Index hình thành những đợt rung lắc, biến động lớn kéo theo sự suy yếu của các cổ phiếu trụ cột và dòng tiền. VN-Index có thể về lại ngưỡng 1.000 điểm vào cuối năm.
Bình An
Theo ndh.vn
Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH): Cổ đông lớn đăng ký bán hơn 29 triệu cổ phiếu Công ty TNHH Perfetto, cổ đông lớn, tổ chức có liên quan đến ông Nguyễn Xuân Quang - Thành viên Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VSH - HOSE) vừa có thông báo đăng ký bán thoái vốn toàn bộ 29.234.900 cổ phiếu VSH, tương ứng tỷ lệ 14,17%. Theo đó, giao dịch...