Sống thấp thỏm trong nhà chờ sập vì xây chung cư
Hàng chục hộ dân phường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang sống trong ngôi nhà chờ sập từng ngày khi dự án chung cư khởi công. Tuy nhiên, sau khi làm sập 5 ngôi nhà và khiến hàng chục ngôi nhà tường nứt toác thì dự án vẫn tiếp tục thi công…
Nhà sập vì thi công ẩu
Từ hơn một năm nay bà Nguyễn Thị Nhở (67 tuổi, ở phòng 88, nhà tập thể B4, ngõ 252 đường Minh Khai) chẳng dám làm gì, chẳng dám đi đâu chỉ ngồi ru rú trong nhà để nhìn và đếm các vết nứt trong các bức tường nhà bà.
Vết nứt trên tường nhà bà Nhở đang rộng ra, các đường rãnh nứt ngày trước chỉ tới ngang tường giờ đã tiến sát đến sàn nhà. Tại một góc nhà khác trong phòng ngủ, đường cả vết nứt há miệng nằm ngay mép của hai bức tường. Chỉ tay vào các vết nứt, đường rạn chằng chịt trên các bức tường, bà Nhở lại thở dài khi phóng tầm mắt qua cửa sổ thấy công trình chung cư Econ- Thaloga (250 Minh Khai) vẫn tiếp tục thi công…
Các vết nứt từ một năm trước giờ đã lan rộng, các rãnh nứt to hơn, đường nứt chạy dọc cả bức tường nhà bà Nhở
Không chỉ riêng nhà một mình bà Nhở, từ gần một năm nay, hàng chục ngôi nhà của hai tổ 48-49 đã xuống cấp nghiêm trọng đến mức cảnh báo phải di dời khẩn cấp. “Nhưng chẳng ai đi cả. Họ thi công ẩu, không tính toán làm nứt nhà chúng tôi. Rồi đùng một cái, họ bảo chúng tôi phải chuyển đi vì nhà có thế sập bất cứ lúc nào”, bà Nhở nói.
Công trình trung tâm thương mại, chung cư cao tầng Econ- Thaloga tại 250 Minh Khai được công ty kiểm định chất lượng công trình CoNinco xác nhận việc thi công dự án này làm nứt, nghiêng hàng loạt ngôi nhà, khiến cho hàng chục hộ dân đang ở trong tình trạng sống trong nguy hiểm và được cảnh báo phải di dời càng nhanh càng tốt. Trước đó, công trình này được xác định đã làm sập 5 ngôi nhà tại khu vực gần đó.
Nói với Dân trí, Giám đốc BQL dự án, ông Nguyễn Minh Tuân xác nhận rằng việc lún nứt là việc không ai muốn xảy ra, nhưng nó đã xảy ra rồi. “Hiện chúng tôi cũng đã có phương án đền bù tới các hộ dân nhưng người dân vẫn chưa chấp nhận”, ông Tuân nói.
Phương án đền bù mà chủ đầu tư đưa ra là cấp cho mỗi hộ dân từ 70 đến 150 triệu đồng để sửa chữa và tiền hỗ trợ di dời thuê nhà trong thời gian sữa chữa.
Video đang HOT
Về phương án này, đại diện các hộ dân nói rằng “sẽ chẳng làm được gì với từng ấy tiền. Căn nhà là tài sản lớn nhất trong đời, họ làm hư hỏng nặng rồi trả với giá rẻ mạt”.
Thi công trái luật
Từ ngày khoan cọc đào móng khiến 80 hộ dân bị nứt, sập nhà đến nay đã được một năm. Có mặt tại công trường công trình chung cư Econ-Thaloga, PV thấy rằng dự án đang thi công tới trần tầng hai. Nói với PV về hiện trạng công trình vẫn tiếp tục thi công sau khi gây sự cố sập, lún, nứt nhà dân, chủ đầu tư nói: “Chúng tôi vẫn vừa thỏa thuận đền bù với người dân và vẫn tiếp tục thi công”.
Trong khi đó, theo khoản 1, điều 15 của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ có quy định rất rõ: Trường hợp công trình xây dựng gây lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ làm sụp đổ các công trình lân cận thì phải ngừng thi công xây dựng để thực hiện bồi thường thiệt hại… Công trình chỉ được phép tiếp tục thi công xây dựng khi các bên đạt được thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại…
Công trình dự án chung cư vẫn tiếp tục thi công bất chấp quy định có hiệu lực pháp luật cao nhất phải dừng dự án khi xảy ra sự cố
Đặt vấn đề công trình chung cư thi công trái luật, ông Tuân cho rằng dự án đang thực hiện Quyết định 55 của UBND TP Hà Nội về việc giải quyết sự cố trong thi công công trình, trong đó cho phép chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết sự cố và vẫn tiếp tục thi công.
Về giải quyết sự cố này, cả sở Xây dựng đã có văn bản chỉ đạo quận Hai Bà Trưng, rồi quận lại có văn bản chỉ đạo đến phường. Tuy nhiên, trong các văn bản chỉ đạo của cấp quận và sở đều không nhắc tới có cho phép chủ đầu tư dừng công trình hay thi công tiếp.
Phó Chủ tịch phường Minh Khai ông Hồ Việt Hùng nói với PV Dân trí rằng về phía phường chỉ có trách nhiệm thúc đẩy hòa giải giữa các bên chứ không có quyền hạn đình chỉ thi công dự án này.
Theo Dantri
Hà Nội khởi công xây cầu vượt tại 2 nút giao lớn
Sáng nay, nút giao thường xuyên ùn tắc là Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh và Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân được khởi công xây cầu vượt vĩnh cửu. Dự kiến, tháng 10/2013 cầu vượt thứ 9 và 10 của thủ đô sẽ đưa vào hoạt động.
Nút giao Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai (chạy qua khách sạn Daewoo) là một trong những nút giao có lưu lượng phương tiện lớn, thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Các trục đường nối với nút giao này như Kim Mã...
... hay Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai thường xuyên ùn ứ kéo dài, phương tiện nối đuôi nhau trong giờ cao điểm.
Có những hôm, 9h sáng nút giao này vẫn tắc dài.
Nguyên nhân là do tuyến đường vốn chật hẹp lại tập trung nhiều nhà hàng, cao ốc văn phòng, trung tâm mua sắm, công trình trung tâm thương mại cao thứ nhì Hà Nội....
Gần đây, một siêu thị điện máy được khai trương ở cách nút giao chừng vài chục mét, hàng hóa, băng rôn quảng cáo lấn chiếm cả vỉa hè khiến giao thông thêm ùn ứ.
Sáng nay, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã khởi công xây dựng cầu vượt vĩnh cửu theo hướng Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh, bắc qua phố Kim Mã. Cầu vượt dài gần 300 m, rộng 16 m với tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Dự kiến, sau 9 tháng thi công, cầu sẽ được đưa vào hoạt động.
Ngoài việc xây dựng cầu vượt tại nút giao này, Sở Giao thông Hà Nội còn xén vườn hoa, thảm cỏ sát hồ Ngọc Khánh để mở rộng mặt đường Nguyễn Chí Thanh, giải quyết ùn tắc và xung đột giao thông tại đây.
Cũng trong sáng nay, cầu vượt tại nút giao Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân (giao phố Huế - Bạch Mai) dài hơn 350 m, rộng 11 m, với tổng đầu tư hơn 180 tỷ đồng được khởi công. Trong tháng 10/2013, cầu này cũng dự kiến hoàn thành.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, trong quá trình xây dựng cầu vượt Đại Cổ Việt - Trần Cát Chân sẽ phải di chuyển cầu vượt bộ hành tại đây đến ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng. Việc di chuyển sẽ thực hiện trước Tết Nguyên đán.
"Sau khi khánh thành cầu vượt, Sở Giao thông sẽ tổ chức lại nút giao, người đi bộ có thể đi qua mặt đường mà không cần đến cầu vượt", ông Tân cho biết thêm.
Trước đó Hà Nội đưa vào khai thác 5 cây cầu vượt tại các ngã tư trọng điểm là Thái Hà - Chùa Bộc, Láng- Lê Văn Lương, Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà - Láng Hạ và Nam Hồng - Mai Dịch - Nội Bài. Cùng với 3 cây cầu vượt vĩnh cửu xây trước đó ở Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng và Mai Dịch, hiện Hà Nội có 8 cầu vượt đang được sử dụng.
Theo VNE
Khởi công cầu vượt thép thứ ba ở TP HCM Sáng 5/2, cầu vượt thép tại vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) đã được khởi công để giảm ùn tắc cho khu vực này. Đây là cầu vượt bằng thép thứ ba được xây dựng tại TP HCM. Phối cảnh cầu vượt Lăng Cha Cả nhìn từ hướng đường Cộng Hòa. Cầu vượt thép Lăng Cha Cả có chiều dài hơn...