Sóng thần Covid-19 kéo theo “ác mộng” mới với Ấn Độ
Thoát lưỡi hái tử thần trong làn sóng Covid-19 nghiêm trọng chưa từng có, hàng chục nghìn bệnh nhân ở Ấn Độ tiếp tục vật lộn với bệnh nấm đen – căn bệnh có thể khiến họ phải khoét mắt hoặc tử vong.
Một bệnh nhân ở Ấn Độ phải khoét mắt vì mắc nấm đen (Ảnh: Washington Post)
Srinivas S. nằm trên giường phẫu thuật của bệnh viện St Johns ở Bengaluru khi các bác sĩ đang tỉ mỉ loại bỏ các mô đen và những chỗ hoại tử trên khuôn mặt anh. Tài xế 41 tuổi này là một trong hơn 45.000 bệnh nhân nấm đen ở Ấn Độ được ghi nhận kể từ khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát hồi cuối tháng 3.
Giống Srinivas, đa số bệnh nhân nấm đen (khoảng 85%) là bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết. Tính đến tháng 7, hơn 4.300 người ở Ấn Độ đã tử vong vì căn bệnh quái ác này.
Srinivas từng nghĩ rằng, anh đã may mắn vượt qua giai đoạn khủng khiếp nhất của Covid-19, song mắt trái của anh bắt đầu sưng lên đến mức anh gần như không mở được mắt và đau đớn tột cùng. Anh chưa từng nghe đến bệnh nấm đen nhưng thực sự lo ngại khi mắt và mũi của anh bắt đầu chảy máu hồi tháng 5. “Máu chảy rất nhiều, tôi cũng không hiểu tại sao”, Srinivas cho biết trước khi trải qua đợt phẫu thuật thứ ba.
Anh cho biết, anh đã khám ở 4 bệnh viện, cuối cùng bác sĩ mới phát hiện anh mắc bệnh nấm đen và chuyển anh đến một bệnh viện khác để điều trị.
Video đang HOT
“Ác mộng” nấm đen
Các bác sĩ Ấn Độ phẫu thuật cho một bệnh nhân nhiễm nấm đen (Ảnh: AFP).
Dịch bệnh nấm đen đang gieo rắc nỗi kinh hoàng cho Ấn Độ sau khi làn sóng Covid-19 thứ hai dần lắng xuống. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với các triệu chứng như nghẹt mũi và chảy máu mũi, sưng và đau mắt, sụp mí mắt; mắt mờ và cuối cùng là mất thị lực.
Điều đáng nói là, bệnh nhân nấm đen thường chỉ đi khám khi bệnh đã quá nặng khiến họ mất thị lực. Một số bệnh nhân phải phẫu thuật bỏ hai mắt và thậm chí là mũi và xương hàm để ngăn nấm lây lan trong cơ thể. Nếu không điều trị nhanh, tỷ lệ tử vong của bệnh này là hơn 50%.
Bệnh do nấm mucormycetes gây ra, đây là loại nấm mà con người có thể tiếp xúc hàng ngày, nhưng khi hệ miễn dịch của con người suy giảm do mắc Covid-19, chúng sẽ tấn công. Những người bị tiểu đường thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Trước kia, mỗi năm, Ấn Độ chỉ ghi nhận trung bình 3.000 đến 4.000 ca bệnh nấm đen/năm. Tuy nhiên, số ca bệnh nấm đen đã tăng đột biến ở Ấn Độ kể từ khi làn sóng Covid-19 thứ hai bùng phát. Chính quyền địa phương trước kia không phải báo cáo các ca bệnh nấm đen, nhưng điều này đã thay đổi từ tháng 5 khi số ca tăng vọt.
Hiện tại, theo phác đồ, đầu tiên các bệnh nhân nấm đen sẽ được phẫu thuật loại bỏ những phần bị nhiễm bệnh, sau đó được điều trị bằng thuốc trị nấm để ngăn nấm lây lan.
Khi các trường hợp nhiễm nấm đen tăng vọt hồi tháng 5, một số bang của Ấn Độ chứng kiến tình trạng khan hiếm thuốc trị nấm. Ấn Độ buộc phải tăng cường sản xuất thuốc trong nước, đồng thời nhập khẩu từ các nước.
Một phần do khan hiếm, giá loại thuốc trị nấm đen ở Ấn Độ hiện khá đắt đỏ, khoảng 95 USD/liều. Gia đình của Srinivas đã phải chạy vạy khắp nơi để có thể trang trải tiền điều trị và mua thuốc. Các bác sĩ cho biết, các bệnh nhân nấm đen phải sử dụng 3 liều mỗi ngày trong vòng ít nhất 28 ngày, nghĩa là chi phí điều trị có thể lên đến 8.000 USD – một con số ngoài tầm với nhiều người nghèo ở Ấn Độ.
Srinivas đã may mắn khỏi Covid-19, nhưng sẽ còn mất một thời gian nữa anh mới có thể làm việc trở lại. Sau phẫu thuật, anh đã không thể nói chuyện trong nhiều tuần. Anh vừa được xuất hiện cuối tuần trước sau hai tháng điều trị mặc dù mắt trái của anh vẫn còn sưng. Hiện tại, mỗi tuần anh sẽ phải đến viện khám lại một lần.
Nước cờ của Trung Quốc khi ủng hộ Ấn Độ tổ chức họp cấp cao BRICS
Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vào nửa cuối năm 2021.
Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS vào nửa cuối năm nay. Ảnh: Global Times
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 22/2 tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ Trung Quốc tổ chức cuộc họp năm nay của BRICS và sẵn sàng hợp tác cùng New Delhi và các thành viên khác để tăng cường hợp tác, liên lạc trên nhiều phương diện".
Tờ Global Times đánh giá phát biểu trên đã thu hút chú ý của truyền thông Ấn Độ. Điều khiến truyền thông Ấn Độ chú ý là mặc dù tồn tại tranh chấp biên giới và nhiều thách thức khác trong quan hệ Bắc Kinh-New Delhi, ông Uông Văn Bân vẫn đưa ra phát biểu trên. Global Times nhận định diễn biến này cho thấy Trung Quốc không muốn để tranh chấp song phương ảnh hưởng tới cơ chế hợp tác giữa các quốc gia BRICS. Đây là lựa chọn chiến lược của Bắc Kinh.
Ông Qian Feng tại Viện Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Thanh Hoa phân tích: "Với thay đổi trên toàn thế giới và dịch COVID-19, Trung Quốc sẽ tìm kiếm và mở rộng lợi ích chung với các quốc gia thành viên khác. Trung Quốc vẫn sẵn sàng hợp tác phát triển với các quốc gia BRICS, bao gồm Ấn Độ".
Ông Qian nói thêm: "Trung Quốc vẫn coi trọng quan hệ Bắc Kinh-New Delhi và vai trò của Ấn Độ với quốc tế, khu vực".
Các quốc gia thuộc BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là nhóm những thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Việc tăng cường hợp tác trong nội bộ BRICS không chỉ đem lại động lực phát triển thêm đối với 5 quốc gia mà còn nâng cao sáng kiến chiến lược của những nước này.
Trung Quốc và Ấn Độ đã tổ chức họp đàm phán cấp tư lệnh quân đoàn lần thứ 10 vào ngày 20/2 và cam kết tuân thủ nhất trí chung của lãnh đạo hai quốc gia. Trung Quốc và Ấn Độ đã rút quân khỏi khu vực hồ Pangong Tso ở biên giới.
Ngày 15/6/2020, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đụng độ tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Đến ngày 19/2 vừa qua, Trung Quốc mới thừa nhận có 4 quân nhân thiệt mạng trong vụ việc tháng 6/2020. Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km.
Mỹ 'chọn mặt gửi vàng' Ấn Độ để đối trọng với Trung Quốc Khung chiến lược của Mỹ về Ấn Độ-Thái Bình Dương được tiết lộ gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách an ninh quốc gia Mỹ, ít nhất là dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, coi Ấn Độ là đối tác để đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ với dân số trên 1 tỷ người là...