Sống sót sau khi bám hông xe gây tai nạn suốt 20 km
Hai thanh niên đi xe máy bị ôtô tải tông, một người tử vong, người còn lại sống sót sau khi bám hông xe gây tai nạn suốt 20 km.
Anh Nguyễn Văn Chiến, 30 tuổi, chạy xe máy chở Lê Quốc Trung (16 tuổi) từ Phan Thiết về nhà ở huyện Tánh Linh, tối 23/5. Khi đến cầu Ông Quý trên quốc lộ 1, thị trấn Thuận Nam, cả hai bị ôtô tải do tài xế Ngô Minh Vỹ, 26 tuổi, quê Quảng Trị, tông từ sau.
Anh Chiến bị hất văng lên khung sắt bên hông xe tải. Ảnh: Đức Huynh.
Trung tử vong tại chỗ, còn anh Chiến bị hất văng lên khung sắt bên hông xe tải và bám chặt vào đó. Xe tải tiếp tục chạy, cho đến khi xe dừng lại đổ xăng ở huyện Hàm Tân, nạn nhân mới bò ra thông báo sự việc trong tình trạng chỉ bị xây xát.
Video đang HOT
Tài xế Vỹ liền chở anh Chiến quay lại hiện trường cách đó khoảng 20 km. Anh khai nhận với cảnh sát xe tải chở hàng của mình chạy từ miền Trung vào đã gây tai nạn, nhưng anh không hề hay biết vì lúc đó mưa lớn.
Hiện trường vụ tai nạn ở khu vực cầu Ông Quý, thị trấn Thuận Nam, tối 23/5. Ảnh: Đức Huynh.
Trước đó, người dân phát hiện một người tử vong. Kề xe máy có hai đôi dép, nghi ngờ nạn nhân thứ hai có thể rơi xuống cầu, nên mọi người rọi pin đi tìm.
"Bệnh viện cứ mổ đi, tôi đảm bảo máu không thiếu!"
Lúc 13h45 phút, ngày 26/4, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận đã tiếp nhận một ca tai nạn giao thông khá đặc biệt mà bệnh nhân là một học sinh Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, huyện Tánh Linh. Người đưa em vào viện cấp cứu lại chính là thầy giáo Võ Văn Cư hiện đang dạy em ở trường.
Thầy Cư kể lại: Trên đường đi dạy, thấy có vụ tai nạn giao thông nên tôi ghé lại xem có ai là người quen hay học sinh của mình để chăm sóc. Bất ngờ thấy một học sinh nằm bên đường, có một số người dân đứng xung quanh lót cặp lên đầu cho em nằm. Nhìn em trên người lại không xây xát, trầy trụa gì nhưng mặt mày tái mét và thở rất mệt.
Mọi người nói chờ người thân xuống nhưng thấy em trong tình trạng nguy kịch, mặc dù đang có tiết dạy nhưng tôi vẫn quyết định nhờ một em học sinh khác ngồi sau để chở em đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa gần đấy.
Bệnh viện nơi đây sơ cứu ban đầu và nói phải chuyển gấp đi Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận cấp cứu nếu không em sẽ chết. Lúc này, người thân cũng không liên lạc được với ai, gấp quá tôi gọi xe cấp cứu chở em lên Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận cách khoảng 50 km.
Các bác sĩ của bệnh viện nhanh chóng cấp cứu. Sau khi siêu âm, chụp X quang, bác sĩ chuyên khoa 2, Phó giám đốc bệnh viện, Hồ Ngọc Sơn chẩn đoán: "Em Hải bị vỡ gan, phải mỗ để sơ cứu và cần có ngay từ 4 - 6 đơn vị máu tươi. Có 2 phương án, một chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy, hai là mổ tại chỗ.
Nhưng, nếu chuyển viện vào Sài Gòn, bệnh nhân có thể tử vong trên đường đi. Nếu mổ tại đây thì hiện tại bệnh viện đang thiếu máu".
Để cứu học trò, thầy Cư đã không ngần ngại ký vào bản cam đoan chịu trách nhiệm thay cho cha mẹ em Hải chưa đến kịp. Thầy bảo: "Bệnh viện cứ mổ cho em. Tôi bảo đảm máu không thiếu".
Lời nói chắc như đinh đóng cột này đã tạo động lực và niềm tin cho bác sĩ Sơn và cả ê kíp mổ hôm ấy. Ngay lúc đó, thầy Cư nhắn thông tin cần máu để cứu giúp em Hải lên group giáo viên và báo cáo sự việc cho thầy Nguyễn Tấn Nha, Hiệu trưởng nhà trường biết.
Ngay lập tức, thông tin được phát đến tất cả thầy cô giáo và học sinh toàn trường. Thầy cô và học sinh có nhóm máu O, B đã tự nguyện lên xe nhà trường thẳng tiến bệnh viện để hiến máu cứu trò, cứu bạn.
Bác sĩ, Hồ Ngọc Sơn và kíp mổ đã hoàn tất ca mổ sau gần 2 giờ đồng hồ. Sáng ngày 27/4, bác sĩ Sơn đã vui mừng thông báo em Hải đã vượt qua cửa tử và hồi tỉnh.
Trò chuyện với chúng tôi, bác sĩ Hồ Ngọc Sơn nói rằng công việc của bác sĩ chỉ là công việc thường quy phải làm, là nhiệm vụ bình thường để cứu sống bệnh nhân. Điều đặc biệt ở đây là người thầy đưa đi cũng là người thầy cho máu. "Hồi hôm tôi đến thăm bệnh có 2 người thầy ngồi cả đêm với em. Sáng nay, vẫn có một cô với một trò đến viện tiếp tục cho máu".
Được biết, gia đình em Nguyễn Thanh Hải khá khó khăn. Ba, mẹ làm thuê nhưng công việc cũng không ổn định. "Sắp tới đây, chúng tôi cũng sẽ vận động những nhà hảo tâm để hỗ trợ thêm tiền viện phí cho em", thầy Cư cho biết.
Tỉnh Bình Thuận nói gì về việc ông Dũng "lò vôi" đòi trả lại giấy khen? Liên quan đến việc ông Dũng "lò vôi" (tức ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ Khu du lịch Đại Nam) livestream trên mạng xã hội đòi trả tất cả giấy khen cho tỉnh Bình Thuận, chiều 19-4, lãnh đạo huyện Tánh Linh (nơi cấp giấy khen) cho biết chưa làm việc trực tiếp với ông Dũng và không có ý kiến nếu ông Dũng...