Sóng siêu âm giúp loại bỏ sỏi thận không cần phẫu thuật
Các chùm siêu âm có thể được sử dụng để loại bỏ sỏi thận bằng cách đẩy chúng ra khỏi cơ thể. Trong thí nghiệm trên lợn, một nhóm nhà khoa học đã sử dụng phương pháp này di chuyển các hạt thủy tinh dọc theo tuyến được xác định trước.
Những mảnh sỏi thận bị tán nhỏ được phóng đại. Ảnh: WD Auer / Alamy.
Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Chúng có thể bị mắc kẹt bên trong thận hoặc trong niệu quản, ống hẹp dẫn từ thận đến bàng quang, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị hiện nay là tán những viên sỏi thành những mảnh nhỏ hơn, vì vậy chúng có thể dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể được thực hiện bằng cách đẩy một ống dài mỏng lên niệu quản từ bàng quang, hoặc bằng cách bắn sóng xung kích siêu âm từ bên ngoài cơ thể. Nhưng cả hai phương pháp này đều có thể để lại những mảnh vỡ trong cơ thể khiến chúng phát triển thành nhiều sỏi hơn. Trường hợp nặng hơn thì cần phẫu thuật.
Một nhóm nhà khoa học do Phó giáo sư Michael Bailey, Đại học Washington, Mỹ dẫn đầu đã khám phá một cách tiếp cận khác, sử dụng sóng siêu âm nhẹ nhàng hơn để giải phóng sỏi từ nơi chúng bị mắc kẹt.
Ý tưởng đầu tiên mà nhóm thử nghiệm là với những viên sỏi nhỏ, để tăng cơ hội di chuyển tự nhiên. Các thử nghiệm với 15 người đầu tiên cho thấy phương pháp này có thể di chuyển các viên sỏi nhỏ trong cơ thể họ.
Tiếp theo, nhóm của ông Bailey đã tìm ra cách kiểm soát tốt hơn viên sỏi. Họ sử dụng sóng siêu âm nhắm mục tiêu để tạo ra một vòng áp suất cao xung quanh viên sỏi, nhốt nó tại chỗ. Nếu vòng áp suất này được di chuyển, nó sẽ kéo viên sỏi đi cùng. Ngay cả việc di chuyển mới chỉ được một khoảng cách nhỏ, nhưng phương pháp này cho thấy có tác dụng, ông Bailey nói.
Video đang HOT
Sau đó, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp tiếp cận trên ba con lợn bị gây mê, sử dụng các hạt thủy tinh được đặt bên trong bàng quang của chúng để thay thế cho sỏi thận. Các hạt đã được điều khiển thành công dọc theo các tuyến được chọn trước với độ chính xác hơn 90%.
Theo chuyên gia tư vấn phẫu thuật tiết niệu Ben Turney, Đại học Oxford, việc di chuyển các hạt hình cầu trong một không gian rộng như bàng quang có thể dễ dàng hơn việc điều khiển các viên sỏi có hình dạng bất thường thông qua một ống hẹp. Nhưng ông cũng cho rằng, kỹ thuật này có thể giúp đẩy sỏi ra khỏi những nơi chúng có xu hướng trú ngụ trong thận. Sau đó, hy vọng rằng cơ thể sẽ đào thải chúng ra ngoài.
Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận
Mới đây, ông N.V.T., 62 tuổi (trú Sơn Dương - Tuyên Quang) nhập viện vì đau lưng nhiều. Ông T. có tiền sử 20 năm phát hiện sỏi thận.
Nhập viện vì đau lưng, bác sĩ phát hiện hàng trăm viên sỏi trong thận
Cả trăm viên sỏi trong thận
Ông T. nhập viện trong tình trạng đau nhiều thắt lưng phải, kết quả cận lâm sàng cho thấy hình ảnh nhiều sỏi thận phải, đài bể thận giãn độ III. Ngay khi có kết quả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được bác sỹ tư vấn cần phẫu thuật lấy sỏi thận phải càng sớm càng tốt để có thể cứu thận phải của bệnh nhân,báo Infornet cho biết.
Theo người nhà bệnh nhân: bệnh nhân phát hiện sỏi thận cách đây hơn 20 năm, có uống thuốc nam điều trị tại nhà và sau đó không thấy đau hoặc những dấu hiệu bất thường của cơ thể nên cũng chủ quan không đi khám lại. Gần đây bệnh nhân đau bụng và lưng nhiều nên gia đình đưa đến viện khám.
Bác sỹ Hứa Văn Đức - Bác sỹ nội trú chuyên khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương người điều trị cho ông T. cho biết: thận phải của nam bệnh nhân có rất nhiều sỏi, nhiều viên sỏi kích thước lớn nên nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật rất cao, thậm chí xấu hơn là phải cắt thận để cầm máu có thể xảy ra.
Phẫu thuật trên bệnh nhân cao tuổi có tiền sử cao huyết áp có rất nhiều nguy cơ tai biến có thể xảy ra trong ca mổ tuy nhiên với sự phối hợp ăn ý của cả kíp phẫu thuật hơn 100 viên sỏi trong thận phải của bệnh nhân đã được lấy ra, thận phải được bảo tồn và hiện tại bệnh nhân đã hồi mê đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.
Các bác sỹ cho biết sỏi hình thành trong thận do nhiều yếu tố, chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng ảnh hưởng một phần đến quá trình hình thành sỏi. Để ngăn ngừa tái phát sỏi thận bệnh nhân cần phải tái khám sau phẫu thuật, uống nhiều nước (trên 2l/ngày) và thay đổi chế độ ăn uống.
Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ cho biết các dấu hiệu nhận biết sỏi thận.
Dấu hiệu cảnh báo sỏi thận
Theo bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Quang Cừ, Bệnh viện Đa khoa An Việt có nhiều loại sỏi thận nhưng hay gặp nhất là sỏi canxi, ngoài ra còn có sỏi cystin và sỏi acid uric.
Các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu cho biết, sỏi thận có nhiều dấu hiệu để cảnh báo trong đó những người có ba dấu hiệu dưới đây nhất định đừng chủ quan mà phải đi khám bác sĩ để có thể điều trị sớm.
Thứ nhất: đau lưng, bụng hoặc đau một bên
Người bệnh sẽ cảm giác đau đớn quanh thận (ở phần giữa lưng) và cơn đau có thể lan tỏa đến phần bụng dưới hoặc bắp đùi. Nếu cơn đau khiến không thể ngồi được thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ.
Thứ hai: tiểu nhiều, tiểu buốt
Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Tiểu nhiều do sỏi làm cản trở việc đào thải nước tiểu ra ngoài, dẫn đến người bệnh không thể đẩy hết nước tiểu ra trong một lần tiểu, gây nên cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.
Viên sỏi không nằm yên trong thận mà di chuyển theo dòng nước tiểu. Hơn nữa, sỏi thường có nhiều gai sắc, nếu viên sỏi có kích thước lớn không thể trôi ra ngoài theo nước tiểu chúng sẽ cọ xát, tổn thương niêm mạc, gây nên cảm giác đau rát, tiểu buốt, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Cảm giác đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện rõ nhất khi sỏi trôi xuống niệu đạo hay nằm ở đoạn dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống niệu đạo.
Thứ ba: Nước tiểu có máu bất thường
Ở người bình thường, nước tiểu thường có trong, không màu hoặc hơi vàng. Nếu nước tiểu của bạn đục hoặc màu hồng, đi kèm một trong các triệu chứng phía trên, thì khả năng mắc sỏi thận của bạn là rất cao.
Màu đục của nước tiểu là do việc lắng đọng nhiều cặn bã hoặc do viêm nhiễm tạo mủ trong đường niệu. Còn nếu nước tiểu có màu hồng thì có thể đường tiết niệu của bạn đã bị tổn thương do sỏi va chạm, cọ xát vào niêm mạc. Ngoài ra, nước tiểu có màu bất thường xuất hiện kèm mùi hôi cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nếu phát hiện sỏi thận, người bệnh có thể được điều trị bằng một số phương pháp tán sỏi thương dùng hiện nay là tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi niệu quản ngược dòng... Đây là những phương pháp tiên tiến được sử dụng nhiều hiện nay.
Theo bác sĩ Cừ, việc chữa trị sỏi thận hiện giờ không quá khó nhưng người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín, tránh những biến chứng có thể cho sức khỏe.
BVĐK Cửa Đông: Thực hiện các kỹ thuật cao hiệu quả với hệ thống dao mổ siêu âm hiện đại Nhằm cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng cao tới người dân, mới đây Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông đã đầu tư hệ thống dao mổ siêu âm Harmonic Scaple - một trong những thiết bị sử dụng sóng siêu âm hiện đại, với nhiều ưu điểm vượt trội; loại bỏ các vấn đề do phẫu thuật điện đơn cực...