Sống ở Nhật đã 12 năm, 8X khoe cơm nhà giản dị ai cũng tưởng ở Việt Nam
Để có thêm nhiều món rau như ở Việt Nam, chị Kim Anh còn trồng thêm vài luống rau tại nhà tươi ngon, tha hồ nấu ăn.
Sang Nhật sinh sống cùng gia đình đã được 12 năm nhưng hương vị dân dã, giản dị của món ăn quê nhà đã in sâu vào tâm trí, vì thế hầu như 70% bữa cơm của chị Kim Anh (37 tuổi) đều là món Việt Nam. Bà mẹ 8X tâm sự, dù làm việc bận bịu với công việc của một phiên dịch viên cộng làm văn phòng nhưng ngày nào chị cũng vào bếp do gia đình gần như không đi ăn ngoài và cũng không mua đồ ăn sẵn.
Hơn thế, nấu ăn là sở thích của chị, nó như một thú vui giúp chị cân bằng những cảm xúc trong cuộc sống. “Ví dụ, có chuyện gì không vui, buồn bực, mình đi vào bếp là tập trung hết tâm trí vào nấu ăn, nấu xong, bê ra, nhìn các con ăn ngon lành vui vẻ, mình quên hết chuyện không vui”, chị Kim Anh nói.
Chị Kim Anh
8X xúc động nhớ lại, ngày nhỏ, mẹ vắng nhà từ khi chị mới 5 tuổi, bản thân ở với bà ngoại. Nhà nghèo, không có nhiều đồ để nấu ăn. Chỉ có ngô, khoai, cơm độn, rau luộc… làm bạn qua ngày. Riêng ngày Rằm, mùng 1 mới có đậu để thưởng thức. Đến khi lớn hơn, khoảng 9-10 tuổi, ở với bố, chị được ông giao nhiệm vụ đi chợ, lúc ấy mới bắt đầu làm quen dần với việc nấu nướng món này món kia.
Chính vì thế, các món ăn dù đơn giản nhất cũng gần như là chị tự học hỏi rồi biến tấu một chút theo khẩu vị riêng của gia đình. Một số món khó như giò, chả, bún, phở… do tính tò mò, hiếu kỳ nên mỗi khi trong họ có cỗ, chị lại nhìn các ông, các chú làm để học theo.
Sau này lớn lên, đi ăn quán nào, có món gì ngon, chị thói quen sẽ quay lại ăn. Lần quay lại này, bà mẹ đảm sẽ ăn thật chậm để nhớ hương vị, tìm chỗ ngồi gần bếp, quan sát cách quán làm, rồi về thực hiện lại. Nhờ có sự tự học hỏi ấy mà dần dần, rất nhiều món ăn chị đều có thể nấu, khiến ai ăn cũng phải khen ngon.
Khi mới sang Nhật, cách đây 12 năm, người Việt sinh sống ở đây ít nên quán bán đồ Việt Nam ở nơi chị Kim Anh ở không có. Chính vì thế, chị quay quắt nhớ hương vị Việt Nam. Phở, bún, chả, canh cua, cà muối… tuy giản dị nhưng khiến chị không thể nào quên được. Chính vì thế, hầu hết các bữa ăn chị đều làm món Việt cho gia đình thưởng thức. Mỗi khi không đủ nguyên liệu, bà mẹ 2 con lại tìm đồ thay thế cho đỡ nhớ vị quê hương.
“Bữa cơm hàng ngày, thì mình nấu theo vị Việt bằng những nguyên liệu mua ở siêu thị Nhật. Tất nhiên, nhiều khi gia vị không đủ, nhưng méo mó có hơn không, mình vẫn nấu. Có khi là tìm nguyên liệu thay thế, để bớt cảm giác nhớ món Việt. Ví dụ, thèm canh cua, không có cua thì mình dùng tôm đỏ, xay với thịt và trứng để nấu giả cua. Không có giấm bỗng, mình mua rượu ngọt của Nhật, pha với dấm gạo và chờ lên men. Thèm cháo lòng, không có tiết, mình xay gan gà với trứng để nhồi. Hoặc chỉ dùng thịt băm với sụn gà , nhồi và nướng…”. Bằng những biến tấu linh hoạt ấy mà mỗi khi thưởng thức bữa ăn, chị Kim Anh lại như được sống ở nhà.
Những năm gần đây, số lượng người Việt ở Nhật rất đông, các quán bán đồ Việt xuất hiện nhiều nên việc mua gia vị đối với chị trở nên rất dễ dàng hơn, chỉ có rau là đắt. Thèm rau Việt, bà mẹ 8X lại tự trồng rau, từ rau ăn tới rau thơm. Hầu như các món rau Việt xuất hiện trong bữa cơm gia đình chị đều do tự tăng gia sản xuất.
Hiện tại, mỗi bữa ăn chị nấu cho 4 người thưởng thức và mất khoảng 30-45 phút để chế biến. Nếu hôm nào làm món cầu kỳ cũng không quá 60 phút. Chị luôn đi chợ, nấu ăn theo sở thích của gia đình và cân bằng chi phí. Chẳng hạn, hôm nay, ăn đồ đắt chút như cua ghẹ, tôm, bít tết, thì hôm sau 8X sẽ cân đối lại bằng cách ăn đậu, trứng…
8X cho biết, khi nấu ăn, bản thân để ý nhất là vấn đề vệ sinh, an toàn và thực phẩm phải tươi mới. Các món ăn chị luôn nấu theo ngày, không nấu sẵn để ăn lại vào bữa sau. Trừ những món giò, chả, chị thường làm vào cuối tuần sau đó chia nhỏ ra, đem hút chân không và để tủ lạnh hoặc tủ đông, phòng khi đi làm về muộn, hoặc muộn thì sẽ có đồ ăn luôn.
Bà mẹ đảm cũng luôn cố gắng cân bằng dinh dưỡng để bữa cơm đủ chất vì thế trên bàn ăn lúc nào cũng thường có 2 món rau, 1 món đạm… Để tiết kiệm thời gian vào bếp, chị tận dụng nồi ủ cho những món ninh, hầm, lò nướng hoặc nồi chiên không dầu cho những món nướng.
Video đang HOT
Ngoài nấu cơm gia đình hàng ngày, khi rảnh chị Kim Anh còn làm các món bánh dân dã của Việt Nam như bánh nếp, bánh bao, bánh giò, bánh mì, bún phở… Ngoài đồ Việt, thỉnh thoảng 8X cũng nấu đồ Nhật, đồ Hàn, đồ Trung Quốc để thay đổi khẩu vị cho gia đình. Nói chung 70% các bữa cơm nhà chị Kim Anh là cơm Việt, 30% còn lại là đồ Nhật, Hàn, Trung Quốc.
Có lẽ vì đảm đang, nấu ăn ngon nên mỗi khi bạn bè, đồng nghiệp người Nhật tới nhà chơi, thưởng thức cơm chị nấu đều khen ngợi hết lời. “Thực ra, mình hay đứng bếp từ khi đi học ở Việt Nam. Liên hoan lớp, sinh nhật bạn bè, mình đều xông vào nấu, và bạn bè ở Việt Nam cũng thích ăn đồ mình nấu”, chị vui vẻ cho biết.
Với chị Kim Anh, bữa cơm gia đình là thời gian giúp các thành viên gắn kết với nhau. Sau một ngày đi làm, đi học, buối tối, cả nhà quây quần bên nhau bên mâm cơm, vừa ăn những món hợp khẩu vị của mình, trò chuyện về những việc trong ngày.
Theo bà mẹ đảm, món ăn cũng truyền năng lượng và tình cảm tới người thân trong gia đình. “Mỗi người bà, người mẹ khi nấu ăn, đều dồn tình yêu thương của mình vào trong đó, nó tạo nên “hương vị” riêng của mỗi nhà. Sau này, con cái lớn lên, có đi ăn chỗ khác, thì vẫn không quên được hương vị cơm của bà của mẹ nấu”, 8X tâm sự.
2 cách làm rau bí xào tỏi và rau bí xào tôm thơm ngon hấp dẫn cực đơn giản
Rau bí là một món rau được rất nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là các món xào. 2 cách xào rau bí với tôm và tỏi thơm ngon mà vô cùng đơn giản trong bài viết dưới đây để bạn vào bếp trổ tài cho cả gia đình thưởng thức nhé!
1. Rau bí xào tỏi
Nguyên liệu làm Rau bí xào tỏi
Rau bí 800 g
Tỏi 2 củ
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Rau bí xào tỏi
1
Nhặt rau bí
Rau bí mua về bạn nhặt sạch, lưu ý lột bỏ hết lớp màng trắng bên ngoài và các gân lá để khi xào rau bí không bị dai. Sau khi rửa sạch thì bạn vò nhẹ rau bí để khi xào dễ thấm gia vị hơn.
2
Chần sơ rau bí
Bắt một nồi nước cho thêm một ít muối vào, đến khi nước sôi thì bạn cho rau vào. Dùng đũa đảo để rau chín đều trong 2 - 3 phút, xong vớt ra ngay vào thau nước lạnh (hoặc nước đá) ngâm khoảng 2 phút giúp rau giữ màu xanh và giòn hơn.
3
Xào rau bí
Bạn lấy 2 củ tỏi băm nhỏ hoặc nhuyễn tùy theo sở thích.
Sau đó bắt chảo cho dầu ăn vào bật lửa lớn. Khi dầu ăn sôi thì cho tỏi vào phi thơm, đến khi tỏi chuyển hơi vàng thì cho rau bí vào xào.
Bạn nêm 3 muỗng hạt nêm (có thể tăng giảm tùy theo khẩu vị) và thêm 1/2 chén nước nhỏ vào và xào khoảng 5 phút thì tắt bếp.
4
Thành phẩm
Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có đĩa rau bí xào tỏi thơm ngon, rau xanh giòn ngon không bị nát, rau vừa ăn lại thơm mùi tỏi, thật tuyệt đúng không nào!
2. Rau bí xào tôm
Nguyên liệu làm Rau bí xào tôm
Rau bí 1 bó
Tôm 150 g
Tỏi băm nhỏ 2 củ
Cách chọn mua tôm tươi ngon
Nếu mua tôm đông lạnh thì bạn phải chọn mua tôm còn nguyên các bộ phận, sờ vào có cảm giác căng, mềm dẻo tự nhiên (để tránh mua phải tôm bị bơm thạch làm tăng trọng lượng) và nhất là không có mùi tanh, ươn.Chọn những con tôm còn sống để đảm bảo được độ tươi, phần vỏ bóng, nhìn tôm chắc khỏe, khi bóp vào tôm thì thấy có độ đàn hồi, vỏ tôm không quá mềm là được.
Cách chế biến Rau bí xào tôm
1
Sơ chế tôm
Cắt bỏ đầu tôm, bóc vỏ rồi dùng dao nhỏ khía một đường dọc sống lưng để lấy chỉ tôm, bạn dùng tay bóp nhẹ vào thân tôm để chỉ tôm chìa ra ngoài một chút rồi dùng tay rút bỏ.
Sau đó rửa sạch tôm, để ráo.
Mẹo rút chỉ đen trên lưng tôm nhanh
Bạn đếm ngược từ đuôi tôm lên rãnh thứ 2 nối giữa 2 đốt vỏ tôm, xuyên tăm qua vị trí này và kéo nhẹ phần chỉ đen để rút chỉ tôm ra ngoài.Không cần dùng dao cắt lưng tôm bạn cũng có thể dùng tăm để moi ngay phần đầu của thân tôm ra sẽ thấy cọng chỉ màu đen. Dùng tay nhẹ nhàng rút sợi chỉ đen này ra thế là tôm đã sạch rồi.
2
Sơ chế rau bí
Rau bí mua về bạn nhặt sạch, lưu ý lột bỏ hết lớp màng trắng bên ngoài và các gân lá để khi xào rau bí không bị dai. Sau khi rửa sạch thì bạn vò nhẹ rau bí để khi xào dễ thấm gia vị hơn.
3
Ướp tôm
Cho vào tôm 1/2 muỗng cà phê rượu trắng, 1 muỗng cà phê hạt nêm tùy theo khẩu vị ướp trong 10 phút.
4
Chần sơ rau bí
Bắt một nồi nước cho thêm một ít muối vào, đến khi nước sôi thì bạn cho rau vào. Dùng đũa đảo để rau chín đều trong 2 - 3 phút, xong vớt ra ngay vào thau nước lạnh (hoặc nước đá) ngâm khoảng 2 phút giúp rau giữ màu xanh và giòn hơn.
5
Xào rau bí với tôm
Bạn cho 1 muỗng dầu ăn vào chảo, khi dầu sôi cho 1/2 số tỏi vào phi thơm vừa vàng thì cho tôm vào xào chín trong 1 phút rồi vớt tôm ra chén.
Sau đó cho thêm 1 muỗng dầu ăn vào chảo và phi thơm số tỏi còn lại, cho rau bí vào xào chín và nêm nếm tùy khẩu vị. Sau khoảng 4 phút thì cho phần tôm đã chín vào đảo đều sau đó tắt bếp, cho ra đĩa.
6
Thành phẩm
Đĩa rau bí xào tôm vừa có màu xanh của rau và đỏ của tôm thật đẹp mắt, khi ăn vào rau bí vừa thấm gia vị lại vừa thơm mùi tỏi cùng thịt tôm dai ngon đậm đà, thật tuyệt vời!
Cách làm bánh tai yến giòn rụm, ngọt ngào hương vị miền Tây Bánh tai yến là một món bánh dân dã, một trong những đặc sản miền Tây sông nước. Bánh khi ăn sẽ cảm nhận được sự giòn ở vàng bánh, dai mềm bên trong và vị thơm béo cực kì hấp dẫn, hơn nữa để làm ra món bánh này lại rất đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện. Nguyên liệu...