Sống ở đời chớ nên giành giật, mọi sự đã có trời xanh an bài
Mỗi khi bạn gặp khó khăn, đau khổ, hãy đừng vì vậy mà buông bỏ, hãy đợi thêm chút nữa mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả thôi. Hãy tin rằng mọi chuyện trên đời này đều đã được sắp xếp một cách tốt nhất.
Hãy đợi đã, chớ vội phán xét
Đây là câu chuyện thú vị của Trang Tử, có lẽ chúng ta đã nghe qua rồi:
Mỗi khi có người nói chuyện gì với Trang Tử, ông đều nói: “Tốt, rất tốt!”. Đây là thói quen của ông, do đó đôi khi xảy ra chuyện khó xử. Vì có lúc có tin xấu truyền đến, nhưng ông thậm chí còn chưa nghe rõ đã nói: “Tốt, rất tốt!”.
Có người nói: “Chồng tôi chết rồi”. Trang Tử liền nói: “Tốt, rất tốt!”, dường như là không nghe thấy.
Có người nói: “Nhà tôi tối hôm qua bị mất trộm”. Trang Tử cũng nói: “Tốt, rất tốt!”
Một hôm có người nói với Trang Tử: “Con trai ông ngã từ trên cây xuống, ngã gãy chân rồi”. Trang Tử liền nói: “Tốt, rất tốt!”. Vì vậy mọi người cho rằng ông đã không hiểu ý nghĩa của chữ “Tốt” rồi.
Ảnh minh họa.
Một hôm, người làng tập hợp đến thăm và hỏi ông: “Ông có thể cho chúng tôi biết, cái mà ông nói là “tốt” đó nghĩa là gì không? Vì bất kể chuyện gì chúng tôi nói với ông, thậm chí cả việc bất hạnh hoặc vận hạn, ông đều nói “Tốt”. Sáng hôm nay con trai ông ngã từ trên cây xuống, ngã gãy cả chân, nó là chỗ dựa cho ông khi tuổi già, nhưng giờ thì ngược lại ông phải chăm sóc nó, đó là bất hạnh, mà ông lại nói là “Tốt”.
Video đang HOT
Trang Tử nói: “Hãy đợi đã! Cuộc sống chẳng thể nào dự tính trước được”.
Một năm sau, quốc gia mà Trang Tử sống và quốc gia láng giềng bị cuốn vào cuộc chiến tranh, do đó người trẻ tuổi đều bị ép phải nhập ngũ, chỉ còn lại con trai Trang Tử không phải đi, vì anh ta thọt chân. Thế là dân làng nói: “Ông dường như liệu việc như Thần, khi ông nói “Tốt”, sự tình liền chuyển biến thành tốt”.
Trang Tử nói: “Hãy đợi đã, đừng vội, thế sự khó lường”.
Sau đó không lâu, con trai ông đính hôn với một cô gái, không ngờ ngày hôm sau nhà gái hủy hôn, vì nhà gái phát hiện ra con trai ông không thể đi lại được. Thế là có người lại nói: “Cuối cùng có vẻ vẫn là chuyện bất hạnh”.
Trang Tử nói: “Hãy đợi đã! Chớ vội phán đoán”.
Một tuần sau, cô gái vốn định lấy con trai ông bỗng đột tử. Lúc này người làng lại đến nói với Trang Tử: “ Sao ông lại biết vậy! Có phải ông đã biết trước cô gái ấy sẽ chết?”
Trang Tử nói: “Hãy đợi đã! Đừng vội!”.
Một người đã nhìn thấu triệt cuộc đời sẽ không phán đoán, họ cũng sẽ không cố né tránh bất kỳ việc gì, vì họ biết bất kể xảy ra việc gì đều là việc tốt.
Mọi sự đã có Trời xanh an bài
Vốn thường nghe trời xanh cao đã an bài. Mọi thứ đều có phần, có phúc của mình và do trời sắp đặt. Chuyện gì cũng đều là có ý của trời. Nhiều người cứ không tin, bỏ ra cả cuộc đời mình để đi giành giật những thứ không thuộc về mình. Đến khi thất bại mới nhận ra rằng mình chẳng nào nghịch lại được ý trời. Sống đơn giản là một việc không hề đơn giản. Nó không đơn giản không phải vì nó khó, mà vì vốn trong suy nghĩ của bạn đang chịu nhiều áp lực, dần khiến bản thân con người trở nên phức tạp hơn, dễ thay đổi hơn.
Lòng tham của con người vốn dĩ là không đáy. Chưa khi nào bản thân con người có thể khống chế được lòng tham của mình. Con người có ai mà không vậy, có được rồi thì lại muốn có nhiều hơn. Lòng tham không có điểm dừng đã dẫn lối cho con người ta đến chỗ giành giật. Giành giật cả những thứ không phải là của mình. Nhưng đã có bao gờ bản thân nhận ra rằng giành giật để rồi cuối cùng thứ mình nhận lại được là gì.
Bao lâu nay chúng ta tính toán, gian dối, đố kị, ganh ghét nhau, để được gì cơ chứ?? Bản thân thì cứ tưởng rằng mình đã giành được món đồ tốt nhất nhưng thực chất lại là món đồ tệ nhất. Có chăng đó chỉ là những thứ ta giành giật được từ tay người khác, có chăng đó chỉ là những thứ vật chất, địa vị thấp hèn, và thực chất nó cũng chẳng phải là của bản thân ta. Thậm chí nó còn khiến cho người đi giành giật mất hết tất cả.
Ở đời nên nhớ rằng, người càng toan tính, càng thiệt thân, người vô ưu tưởng như là ngốc mới chính là người hưởng phúc. Đời người càng tranh giành càng mất đi, càng vô ưu, không toan tính càng hưởng đại phúc. Nếu như bớt tranh một chút, xem thấu sự vật thì mọi việc sẽ đơn giản hơn. Người sống càng đơn giản thì lại càng hạnh phúc. Mọi sự ông trời đã an bài.
Và nếu như số kiếp của bản thân mình có không sung sướng được như người khác thì cũng đừng oán hận, bản thân mình chỉ là đang trả kiếp mà thôi. Cứ an nhiên mà sống, quả báo nhãn tiền, trời chẳng phụ lòng người.
Thùy Dương
Theo Khỏe & Đẹp
Tâm sự giáo viên: Những bất cập khi xếp loại thi đua cuối năm
Vào cuối năm học, có những giáo viên (GV) tỏ ra bất mãn khi với công tác xếp loại thi đua trong nhà trường. Nhiều thầy cô cảm thấy buồn cho mình vì công sức phấn đấu cả năm học tự nhiên "đổ sông, đổ bể". Nhiều bất cập trong công tác xếp loại thi đua khiến GV cảm thấy rất ấm ức và buồn rầu.
Ảnh minh họa
Theo như Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT quy định, tỷ lệ Chiến sĩ thi đua (CSTĐ) cơ sở không quá 15% số cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản lý, nếu có số dư thì được làm tròn lên.
Như vậy, nếu như các trường đăng kí CSTĐ vừa đủ số phần trăm quy định thì không nói làm gì. Riêng những trường đăng kí nhiều hơn số 15 % thì buộc phải bình xét để chọn cho công bằng. Từ đây mới có hiện tượng tranh cãi, tị nạnh đố kị nhau cũng vì công tác thi đua.
Để tạo sự công bằng khi xếp loại thi đua thì các trường thường đưa ra bảng điểm thi đua rất chi tiết, rõ ràng. Từ điểm cộng đến điểm trừ rất cụ thể. Ban chấp hành công đoàn và các tổ trưởng công đoàn sẽ làm nhiệm vụ giám sát chấm điểm thi đua. GV vào muộn, ra sớm, không đồng phục... đều bị trừ điểm cả. Rất nhiều thầy cô giận dỗi đồng nghiệp cũng chỉ vì bảng điểm chấm công này.
Ngoài điểm trừ, thì GV còn có điểm cộng. Thầy cô nào tích cực tham gia các phong trào sẽ được cộng điểm vào cuối năm. Tuy nhiên những điểm cộng này chủ yếu là dành cho các GV trẻ. Từ hiến máu nhân đạo đến các phong trào của ngành. Các GV trẻ thường làm rất tốt. Các em xứng đáng được biểu dương, cộng điểm.
Cuối năm nhìn vào bảng điểm thi đua sẽ thấy rất nhiều bất cập. Nhiều thầy cô năng lực rất tốt, đạt hết các tiêu chí rồi mà vẫn rớt danh hiệu thi đua. Thành thử họ cảm thấy buồn vô cùng vì công sức một năm coi như "công cốc".
Một chị bạn rất thân của tôi đã từng buồn vô hạn khi trường xếp loại thi đua cuối năm. Chị đã phấn đấu từ đầu năm không nghỉ buổi nào. Thậm chí có lần bệnh mà chị vẫn cố gắng lên lớp. Mọi thứ chị đều hoàn thành xuất sắc. Từ hai tiết giảng đến sáng kiến kinh nghiệm đều rất tốt. Chị cứ nghĩ năm nay mình sẽ đạt danh hiệu CSTĐ. Vậy mà chẳng ngờ vừa rồi mẹ ruột chị nằm viện phải mổ. Nhà neo người, chỉ phải nhờ đồng nghiệp dạy đổi buổi để có thời gian chăm mẹ. Thế nhưng công đoàn vẫn trừ điểm thi đua của chị. Chị cảm thấy buồn vô cùng vì chuyện này.
Bản thân tôi là một GV cũng nhận thấy rất rõ những bất cập trong công tác thi đua. Cả năm phấn đấu tốt nhưng chưa chắc đạt được danh hiệu. Cả trường tôi chỉ xét CSTĐ có 4 người. Ban giám hiệu một suất rồi thì GV chỉ còn 3 suất. Trong khi đó, điểm cộng phong trào tôi không có. Vì thế năm nào tôi cũng chỉ đạt Lao động Tiên tiến.
Thế mới thấy việc thực hiện xếp loại thi đua theo Thông tư 35 của Bộ GD & ĐT kéo theo rất nhiều hệ lụy. Người phấn đấu tốt cả năm chưa chắc đạt được danh hiệu. Từ đó nhiều người mới có tư tưởng an phận, không muốn phấn đấu. Vì có cố gắng rồi cũng chẳng được gì. Thôi thì cứ tàng tàng làm "phó thường dân" thôi. Mà không thi đua thì GV cũng ngại đổi mới, ngại đầu tư. Phân việc gì họ cũng từ chối. Nhiệt huyết GV cũng vì thế mà thui chột.
Nên chăng, công tác thi đua trong trường học cần thay đổi lại. Khi thi đua cần có các tiêu chí cụ thể. Ai đạt tiêu chí thì sẽ đạt CSTĐ. Xin đừng giới hạn phần trăm nữa. Đôi khi tiêu cực cũng từ đây mà ra.
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Đau đầu vì tiền mừng, người trẻ Hàn Quốc 10 năm không dự đám cưới "Tham gia quá nhiều đám cưới, đám tang chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc. Tôi muốn sống đơn giản trong thế giới phức tạp này", chàng trai Hàn Quốc nói. "Mừng cưới bao nhiêu là hợp lý nhất?" Đó là câu hỏi một người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Hàn Quốc đặt ra trên một diễn đàn văn...