Sóng nhiệt có nguy cơ ảnh hưởng nguồn lương thực toàn cầu
Trong một nghiên cứu mới được công bố ngày 9-12 trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên, các nhà khoa học cho thấy các dòng tia đang làm tăng khả năng xảy ra sóng nhiệt trên các khu vực sản xuất thực phẩm chính ở Bắc Mỹ, Tây Âu và châu Á.
Hình ảnh các dòng tia đang luân chuyển ở Bắc Cực. Ảnh; NASA.
Nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng các sóng nhiệt đồng thời này làm giảm đáng kể sản lượng cây trồng trên các khu vực đó, tạo ra nguy cơ mất mùa và các hậu quả xã hội sâu rộng khác, bao gồm cả bất ổn xã hội.
Tác giả chính là Tiến sĩ Kai Kornhuber, Khoa Vật lý Đại học Oxford và Viện Trái đất của Đại học Colombia, cho biết: “Sóng nhiệt xảy ra đồng thời sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong những thập kỷ tới nếu khí nhà kính không được giảm nhẹ. Trong một thế giới kết nối, điều này có thể dẫn đến giá thực phẩm tăng và tác động đến nguồn thức ăn ngay cả ở những vùng xa xôi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sóng nhiệt”.
“Chúng tôi đã tìm thấy sự gia tăng gấp 20 lần nguy cơ sóng nhiệt đồng thời ở các vùng sản xuất cây trồng chính khi tìm hiểu các mô hình gió quy mô toàn cầu. Cho đến bây giờ đây là một lỗ hổng chưa được khám phá trong hệ thống thực phẩm. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng, điều này có thể gây ra sự hỗn loạn trên toàn cầu, là tiếng chuông cảnh báo ở nhiều vùng cùng một lúc, và tác động của nó không thể đoán định được.”
Tây Bắc Mỹ, Tây Âu và khu vực Biển Caspi đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi kiểu khí quyển này vì nhiệt và hạn hán xảy ra cùng một lúc làm giảm năng suất sản xuất cây trồng.
Đồng tác giả, Tiến sĩ Dim Coumou, Viện nghiên cứu môi trường, Đại học Vrije Amsterdam cho biết: “Thông thường thu hoạch thấp ở một khu vực dự kiến sẽ được cân bằng khi thu hoạch tốt ở những nơi khác, nhưng những đợt sóng này có thể làm giảm thu hoạch ở nhiều vùng quan trọng, tạo ra rủi ro cho sản xuất thực phẩm toàn cầu.”
Còn theo một đồng tác giả khác, Tiến sĩ Elisabeth Vogel, Đại học Melbourne: “Trong những năm có hai hoặc nhiều tuần hè xảy ra sóng khuếch đại, sản lượng cây ngũ cốc đã giảm hơn 10% ở từng vùng và giảm 4% khi tính trung bình trên tất cả các vùng trồng trọt bị ảnh hưởng bởi mô hình này.”
Video đang HOT
Đồng tác giả, Tiến sĩ Radley Horton, Đài quan sát trái đất Lamont-Doherty, Đại học Colombia nói: “Nếu các mô hình khí hậu không thể tái tạo các dạng sóng này, các nhà quản lý rủi ro có thể phải đối mặt với điểm mù khi đánh giá sóng nhiệt đồng thời và tác động của chúng có thể thay đổi trong điều kiện khí hậu ấm lên.”
Các nhà khoa học kết luận rằng, sự hiểu biết thấu đáo về những gì thúc đẩy các dòng tia có thể cải thiện dự đoán theo mùa sản xuất nông nghiệp ở quy mô toàn cầu và thông báo đánh giá rủi ro về thất bại thu hoạch trên nhiều vùng sản xuất lương thực.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Biến đổi khí hậu khiến kích thước chim nhỏ dần đi
Nghiên cứu cho thấy kích thước của chim nhỏ dần đi do khí hậu ngày càng ấm lên.
Mới đây, Reuters dẫn một nghiên cứu gần 40 năm trên hàng chục ngàn con chim chết vì bay trúng các tòa nhà cao tầng ở Chicago (Mỹ) đã nhận thấy kích thước của chúng nhỏ dần theo thời gian vì biến đổi khí hậu.
Số chim trong nghiên cứu của ông Brian Weeks. Ảnh: BBC
Tổng cộng có 70.716 con chim được phân vào 52 loài, chết trong giai đoạn từ năm 1978- 2016 trong 2 mùa di trú xuân và đông mỗi năm tại Chicago.
Theo nghiên cứu công bố hôm 4/12, kích thước cơ thể trung bình của những con chim này nhỏ dần theo thời gian còn sải cánh của chúng tăng dần lên.
Trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà sinh học của ĐH Michigan, ông Brian Weeks cho biết, kích thước cơ thể của cả 52 loài chim trong nghiên cứu đều giảm đi.
Trọng lượng cơ thể trung bình của chúng giảm khoảng 2,6%. Chiều dài xương chân cũng nhỏ đi khoảng 2,4%. Sải cánh tăng 1,3% với khả năng để các loài này có thể tiếp tục thực hiện các cuộc di trú đường dài với cơ thể nhỏ hơn.
Chim ngày càng nhỏ đi vì thời tiết ấm lên. Ảnh: BBC
Nhóm nghiên cứu dựa vào hiện tượng được gọi là Quy luật Bergmann cho thấy những con chim có khuynh nhướng nhỏ đi ở các vùng ấm hơn và to lên ở vùng lạnh hơn. Theo quy luật này, qua thời gian, các loài dần trở nên nhỏ đi vì nhiệt độ tăng.
"Biến đổi khí hậu dường như đã làm thay đổi kích thước và hình dạng của những loài chim này" - ông Brian Weeks cho hay.
Brian Weeks và tủ chứa những con chim đã chết trên đường di cư vì đập vào các tòa nhà cao tầng ở Chicago. Ảnh: BBC
Nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về xu hướng đáng lo ngại của các loài chim Bắc Mỹ là chim ở Mỹ đang dần tuyệt chủng. Một nghiên cứu khác công bố hồi tháng 9 cho thấy số lượng con chim tại Mỹ và Canada đã giảm 29% kể từ năm 1970, tức khoảng 2,9 tỉ con.
Chim không những nhỏ đi mà còn có thể tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu. Ảnh: USA Today
Hồi tháng 10, USA Today đăng tải nghiên cứu từ Hiệp hội Audubon quốc gia - một nhóm chủ yếu bảo tồn các loài chim - cho biết khoảng 2/3 số chim của Mỹ sẽ bị đe dọa tuyệt chủng nếu sự nóng lên toàn cầu làm nhiệt độ tăng 15 độ C vào năm 2100.
David Yarnold, CEO và Chủ tịch của Audubon cho biết, khoảng 389 trong số 604 loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu. Một vài trong số các loài đang gặp nguy hiểm bao gồm các loài chim của quốc gia như chim kim oanh của New Jersey và chim cút của California.
Ngoài việc nhiệt độ ấm lên, các nhà khoa học cũng xem xét các tác động liên quan đến khí hậu đối với các loài chim trên 48 tiểu bang, bao gồm mực nước biển dâng, mực nước của Great Lakes thay đổi, tình trạng đô thị hóa, mở rộng đất trồng trọt, hạn hán, nhiệt độ mùa xuân khắc nghiệt và mưa lớn.
Brooke Bateman, nhà khoa học khí hậu cao cấp của Audubon cho biết: "Chim sẻ là loài chỉ thị quan trọng, nếu một hệ sinh thái bị phá vỡ đối với chim thì nó cũng sẽ sớm xảy ra với con người".
Chim Mỹ có thể tuyệt chủng nếu nhiệt độ nền tăng lên 15 độ C vào năm 2100.
Báo cáo cho biết, bằng cách ổn định lượng khí thải carbon và giữ ấm tới 2,7 độ so với mức tiền công nghiệp, 76% các loài chim dễ bị tổn thương sẽ trở nên ổn định hơn và gần 150 loài sẽ không còn dễ bị tuyệt chủng do biến đổi khí hậu".
"Mọi người đều đồng ý rằng khí hậu đang ấm lên nhưng những thí dụ về việc điều này đang ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên như thế nào thì bây giờ mới dần được đưa ra ánh sáng" - ông Dave Willard, một thành viên của nhóm nghiên cứu nhận định.
Quế Chi
Theo baodatviet.vn
Vì sao động vật tiền sử có kích thước khổng lồ? Sự tiến hóa để cạnh tranh, môi trường sống hay sự thay đổi liên tục của Trái Đất đã khiến nhiều động vật tiền sử phát triển cơ thể to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay. Những mẫu hóa thạch khủng long được khai quật nặng hơn 2 tấn ở Drumheller, Alberta hay phần đuôi hóa thạch nguyên vẹn của một...